Nền văn minh phương Đông bất hủ (4): Dấu chân người tu Đạo trên núi



Tác giả: Lý Đông Thăng

[ChanhKien.org]

Quý Châu nằm trên cao nguyên Vân Quý (Vân Nam – Quý Châu), phong cảnh vô cùng tú lệ, bốn mùa đều như mùa xuân, có địa hình núi đá vôi điển hình. Những dãy núi cao trải dài vô tận nhìn không thấy điểm cuối. Trong nhiều ngọn núi lớn đều có những hang động lớn nhỏ khác nhau. Có lẽ chính là những ngọn núi cao này đã ngăn cản bước chân của thế tục, môi trường tự nhiên ở đây có thể nói là được bảo tồn tốt nhất trên toàn quốc. Nghe nói có rất nhiều người tu Đạo trong núi ẩn cư nơi núi non trùng điệp này.

Sự kiện “Quái xế trên không” ở Trúc Thành

Vào khoảng 3 giờ sáng ngày 1 tháng 12 năm 1994, trong lâm trường Đô Khê, quận Bạch Vân, Trúc Thành đột nhiên phát ra âm thanh vang động, chỉ sau một đêm, hơn 400 mẫu rừng thông bị chặt đứt ngang. Người chứng kiến sự việc cho biết: có nhìn thấy hai quả cầu lửa bay ở tầng trời thấp, lại còn nghe rầm một tiếng rất lớn khi tàu hỏa hơi nước từ từ bò lên dốc.

Nhà máy xe lửa Đô Lạp Doanh cách đó 5km cũng bị hư hại nghiêm trọng, tường rào của nhà máy bị sập đổ, cột ống thép của trạm cân chìm (1) bị hư hỏng. Toa tàu khách có trọng lượng 50 tấn đỗ dưới dốc đã bị dịch chuyển lên dốc hơn 20m nhưng rất may là không có nhân viên nào bị thương vong.

Trên tỉnh đã cử chuyên gia đến điều tra hiện tượng siêu tự nhiên này. Sau một cuộc tranh luận gay gắt, các bên vẫn bảo lưu ý kiến của mình. Bởi vì đầu năm 1995, ở khu vực gần đó lại xuất hiện vật thể bay không xác định (UFO), cuối cùng, các chuyên gia như Hồ Kỳ Quốc, phó chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu UFO cho rằng đây là chuyến viếng thăm của người ngoài hành tinh tới lâm trường Đô Khê. Chính vì vậy, sự kiện này đã trở thành “sự kiện UFO” thần bí nhất Trung Quốc, và có cái tên vui tai là “quái xế trên không”.

Đến lâm trường để xem

Lão Trần là một người biết tất cả mọi việc trong “Vùng”, về cơ bản không có việc gì mà ông ấy không biết, ông thường dẫn một nhóm tiểu huynh đệ chúng tôi đi dạo khắp nơi. Nơi nào có chuyện kỳ lạ, người tu luyện nào đã xuất được một chút công năng, người mê khí công nào có bản sự gì, nơi nào có thứ gì đắc được linh khí, ông đều biết hết. Chủ yếu là, ông đã nhìn thấy người đó hoặc đã đi đến những nơi đó.

Một ngày nọ, Lão Trần dẫn một vài người bạn đến để tìm hiểu, ông mời họ đến lâm trường để hỏi xem “quái xế trên không” là chuyện gì.

Lâm trường cách khu đô thị không xa, nhưng bởi vì là ở trên núi nên thường không có người qua lại, trong khu rừng cũng không có người ở. Từ sau khi xảy ra sự kiện này, để thuận tiện cho các chuyên gia khảo sát, chính quyền ở đây đã cho xây dựng con đường nhựa chạy qua khu vực lâm trường bị phá.

Phần lớn diện tích rừng bị phá đã được trồng lại bằng cây con, chỉ còn lại một mảnh nhỏ được giữ lại nguyên trạng sự kiện năm đó. Có lẽ làm như thế là để cho các thế hệ mai sau nhìn thấy. Xung quanh có hàng rào thép gai bao chắc chắn, bên đường có một tấm áp phích bọc ni lông với lời giới thiệu về “quái xế trên không”.

Trong khu lâm trường được bảo tồn có một số cây bị gãy ngang thân, có một số cây bị gãy đứt từ trên ngọn, có một số cây bị gãy ngang cách mặt đất hơn một mét. Vỏ của nhiều cây có dấu vết bị ma sát và mài mòn nghiêm trọng. Có một số cây, vỏ ở bên trái và bên phải đã bị trầy xước hết sạch, có cây chỉ bong ra một phần nhỏ. Nhưng trong khu rừng không có dấu vết bị cháy.

Sau khi đi vòng quanh khu vực này một hồi lâu, trong lòng tôi rất khó hiểu khi nhìn thấy những vết sây sát trên thân cây này. Rốt cuộc là cái gì đã lượn vòng, xoay tròn khiến cho cây bị chặt đứt và để lại nhiều vết cọ xước nhiều như thế.

Chiều rộng của khu rừng bị phá từ hơn 100 mét đến 300 mét, trải dài khoảng 3km. Nhưng diện tích khu vực rừng bị phá hủy này không liền đoạn với nhau thành một dải mà bị ngắt quãng thành bốn mảnh rừng nhỏ. Nó giống như một cái gì đó phá hủy một vùng cây xong lại lao vào một vùng cây khác, phá hủy bốn vùng cây liên tiếp như vậy, chủ yếu là cây thông…

Xem đi xem lại một hồi lâu, mọi người cũng không làm rõ được việc này liệu có phải do người ngoài hành tinh gây ra hay không. Nhưng đều cảm thấy không giống một trận bão bất ngờ xảy ra như lời một số chuyên gia nhận định, bởi vì trên thân cây không có những vết trầy xước giống như một trận bão lớn quét qua.

Dù chưa làm rõ chân tướng của sự kiện, nhưng món lẩu “gà cay” đặc sắc của người nông dân nơi đây đã khiến chuyến đi của chúng tôi không uổng phí…

“Người nghiêm thủ” trong vùng

“Khương Lão Thái Thái” được coi là “người nghiêm thủ” (2) trong vùng, mọi người đều khâm phục bà.

Bà bắt đầu tu luyện từ năm hơn 60 tuổi. Do tuổi tác đã cao nên khi bắt đầu luyện không ngồi “song bàn” được, bà rất hâm mộ đôi chân mềm mại của người trẻ tuổi, vừa mới luyện đã có thể “song bàn”. Sau khi học Pháp Luân Công được một năm, cuối cùng một ngày bà đã ngồi được “song bàn” trên giường. Vì quá đỗi vui mừng nên bà đã không muốn thả chân xuống cho đến khi cơn đau khiến bà bất tỉnh…

Chính vì sự nghiêm thủ của bà ấy nên bà ấy tiến triển rất nhanh trong tu luyện. Sau vài năm công phu liên tục, thời gian ngồi đả tọa “song bàn” thường là từ ba đến bốn tiếng, thời gian dài nhất là bảy hoặc tám tiếng. Cơ thể cũng thay đổi rất lớn, lão thái thái đã ngoài 60 nhưng bề ngoài nhìn chỉ như ngoài 40 tuổi. Bạn chỉ biết bà ấy không còn trẻ, nhưng không biết được cụ thể bao nhiêu tuổi. Nước da cả người mềm mại, trắng trẻo, hồng hào, nước da người trẻ tuổi cũng không thể bằng nước da bà ấy.

Cũng bởi vì vậy mà một nhóm “những người có năng lực” đã tụ tập xung quanh bà.

Sau khi hay tin về sự kiện “quái xế trên không”, bà đã tìm một người có công năngThiên mục” tương đối mạnh đến để xem là chuyện gì.

Hóa ra là do “cao nhân” so chiêu gây ra.

Người bạn đã khai mở “Thiên mục” này nói: đó là dấu vết để lại sau cuộc tranh đấu giữa hai vị tu Đạo trên núi…

Sau khi nghe lời “giải thuyết” của ông ta, tôi bỗng nhiên tỉnh ngộ. Hèn chi trên cây có nhiều dấu vết hằn như vậy, hóa ra hai người tu Đạo đã đọ tài chiêu thuật ở đây. Sức mạnh của những cú đánh xuất ra của họ đã gây ra va chạm và khuấy động trong rừng. Do lực đánh ra quá lớn khiến nhiều cây cối bị quật gãy tới tấp, để lại những vết hằn…

Khi tôi tham dự một số lớp khí công cách đây vài năm, tôi đã tự mình nghiệm thấy những siêu năng lực của các khí công sư. Công mạnh mẽ có thể đả xuất ra từ xa mà không cần chạm vào bạn. Hơn nữa khi các khí công sư truyền công ở Trúc Thành, cũng có những người đang tu Đạo trên núi đến tìm nơi để tỉ thí xem ai công cao thấp…

Người tu Đạo trên núi khác với người tu luyện ở thế tục. Họ là người không thể hiển thị siêu năng lực và công năng đặc dị nơi thế tục, nên thường ẩn cư ở trong núi sâu, hiếm khi tiếp xúc với người trong thế tục, không chấp trước vào danh lợi tình trong thế tục. Một khi triển hiện khả năng của mình trong thế tục, thì công năng của họ sẽ bị khóa, tầng thứ của nó sẽ bị giáng hạ xuống, thậm chí một đời tu luyện cũng sẽ về không. Tất nhiên họ cũng có niềm vui riêng của họ, công năng tu xuất lai được không bị khóa, có thể sử dụng bên ngoài thế tục…

Những người tu luyện ở thế tục lại có yêu cầu khác với những người tu Đạo trên núi. Miễn là công pháp chính thống của hai gia phái Phật và Đạo, thì các đệ tử và học viên đều yêu cầu phải làm người tốt trong thế tục, phải trọng đức tu luyện. Chỉ bằng cách này, mới có thể trừ bệnh khỏe thân, mới có thể tu luyện lên cao công. Các công năng tu xuất lai thông thường đều bị khóa, chỉ có rất ít người có tâm tính cực tốt, có thể giữ mình được vững mới có thể mang theo công năng mà tu.

Quý Châu dân cư thưa thớt, ở đây núi cao trải dài vô tận, trên núi có nhiều hang động có giá trị thưởng thức rất cao. Ở một số nơi có phong thủy tuyệt vời, thường có một số người tu Đạo trên núi ẩn cư trong đó.

Lão Trần sau đó đã đưa tôi đến một nơi ở Hoa Khê, Trúc Thành. Ở đây có một hang động, trong đó có một nhóm người tu Đạo đang tu hành ở đó, nghe nói họ đã tu hàng trăm năm…

Chú thích:

(1) Trạm cân chìm: là cầu cân xe tải được đặt cố định; mục đích chính của nó là dùng cho việc cân xác định khối lượng các loại xe tải chở hàng.

(2) Người nghiêm thủ là người tuân thủ, giữ gìn gắt gao.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/274325



Ngày đăng: 22-09-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.