Cảnh giác với chấp trước vào ăn, ngủ và sắc dục
Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp Trung Quốc
[ChanhKien.org] Vào một buổi tối, tôi cảm thấy hơi đói và đã không câu thúc bản thân được tốt nên đã ăn khá nhiều đồ ăn. Tôi rất no nê, và khi đến giờ phát chính niệm lúc 6, 7 và 8 giờ tối hôm đó, tôi cảm thấy rất buồn ngủ. Tôi cũng buồn ngủ khi bắt đầu học Pháp và không tài nào tập trung được. Tôi quyết định sẽ chợp mắt một lát rồi sẽ học Pháp sau. Khi tôi tỉnh dậy, đã quá 10 giờ đêm, sau đó tôi đã tiếp tục học Pháp. Khi đến giờ phát chính niệm lần nữa vào lúc 12 giờ đêm, tôi lại bắt đầu buồn ngủ nữa. Tôi phải chật vật lắm mới hoàn thành việc phát chính niệm và lập tức lên giường đi ngủ ngay sau đó. Tuy vậy trong giấc ngủ tôi lại bị quỷ sắc dục can nhiễu, tôi thậm chí còn tận hưởng cảm giác được ngưỡng mộ và quan tâm bởi một người khác giới trong giấc mộng ấy. Chỉ sau khi bị đánh thức bởi tiếng chuông đồng hồ vào sáng hôm sau tôi mới cảm thấy xấu hổ vì trạng thái của mình trong buổi tối hôm trước. Làm sao mà tôi có thể bị rơi vào tình huống như vậy? Chấp trước vào ăn uống, ngủ và dục vọng, tôi đã cư xử y hệt như nhân vật Trư Bát Giới trong chuyện Tây Du Ký.
Người thường hay nói “ăn no rồi lại nằm ỳ”, “ba bữa no ngủ một lần” để miêu tả người lười biếng. Hơn nữa “ăn no” với “ngủ” cũng thật sự có mối quan hệ khăng khít. Từ quan điểm sinh học của con người, có thể hiểu rằng người ta sẽ dễ buồn ngủ sau một bữa ăn no nê, vì các cơ quan nội tạng sẽ bắt đầu làm việc nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn. Đối với một người tu luyện, sẽ là một chấp trước nếu người đó luôn đói, cho dù họ không kén chọn đồ ăn. Là một học viên Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp đặc biệt hiện nay, thời gian của mỗi người là vô giá. Trong nhiều bài giảng Pháp, Sư phụ thường chào các đệ tử rằng: “Mọi người vất vả quá!”. Trong kinh văn Thế nào là đệ tử Đại Pháp, Sư phụ giảng:
“Đệ tử Đại Pháp mà, khẳng định là vất vả, bởi vì trách nhiệm lịch sử đã giao phó cho chư vị một gánh nặng lớn như vậy, sứ mệnh lịch sử khiến chư vị vào thời khắc then chốt ắt phải gánh nổi trách nhiệm lịch sử này.”
Và trong Giảng Pháp tại Pháp Hội San Francisco 2014, Sư phụ giảng:
“…chư vị muốn đợi đến bao giờ nữa? Chư vị còn muốn đợi đến khi nào?! Không có thời gian nữa đâu.”
Với một trách nhiệm lớn lao như vậy trên vai chúng ta, và với một tiến trình chặt chẽ như vậy, không có lý do gì để chúng ta buông lơi; không có lý do cho việc chúng ta không làm việc chăm chỉ. Chúng ta cần phải toàn tâm toàn ý làm “ba việc” mỗi ngày. Nếu chúng ta cảm thấy buồn ngủ trong khi phát chính niệm, điều này tương đương với bỏ bê phát chính niệm. Nếu chúng ta cảm thấy buồn ngủ khi học Pháp, nó là thiếu trân trọng Pháp cũng như Sư phụ. Đó là một tội lỗi!
Trư Bát Giới luôn chạy theo các chấp trước ăn, ngủ và dục vọng. Còn Tôn Ngộ Không lại đầy nhiệt huyết, luôn dũng mãnh chiến đấu và tiêu diệt ma quỷ. (Nguồn: Shen Yun)
Sự buồn ngủ vào đêm hôm đó của tôi chính là vì ham muốn của tôi vào đồ ăn. Chấp trước vào thực phẩm thật ra không phải là một vấn đề tầm thường. Người tu luyện cổ đại thường nói rằng không nên ăn vào lúc quá trưa. Tại sao tôi không chú ý đến khía cạnh này? Tôi tự nói với mình: “Tôi phải loại bỏ chấp trước vào ăn uốngkể từ bây giờ.”
Ở tầng thứ hiện tại của bản thân, tôi vẫn chưa ngộ ra được mối liên hệ giữa việc ngủ và sắc dục. Đối với tôi có vẻ như bất cứ khi nào tôi ngủ lâu hơn một chút, tôi sẽ bị quỷ sắc dục can nhiễu trong mộng. Ví dụ, mỗi khi tôi ngủ quá giờ luyện công buổi sáng (3 giờ 50 phút sáng), hoặc khi nào tôi quyết định ngủ trưa trong khi đang định làm vài việc gì đó, hay tôi quyết định đi ngủ trước 10 giờ tối, tôi sẽ bị quỷ sắc dục can nhiễu. Tôi luôn nghĩ rằng mình đã hoàn toàn thoát khỏi chấp trước vào sắc dục. Vậy vì sao tôi vẫn bị cám dỗ trong mơ? Một vài bạn đồng tu đã chia sẻ rằng họ cũng gặp vấn đề này. Nếu một người có chấp trước vào việc ngủ, điều đó có thể chiêu mời quỷ dâm dục, vậy thì chấp trước này không phải là một vấn đề tầm thường. Trong một tiết mục của chương trình Thần Vận kể về hai người tu Đạo trẻ tuổi, khi họ đang thiền định, một người nhập tĩnh và không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động bên ngoài, trong khi người kia ngủ gật và bị hủy hoại bởi quỷ dâm dục.
Trong chương trình Thần Vận, chúng ta thường thấy nhân vật Trư Bát Giới trong tác phẩm Tây Du Ký, và tiết mục nào cũng vậy, Trư Bát Giới được thể hiện là người luôn luôn chạy theo các chấp trước ăn, ngủ và ham muốn của bản thân. Đồng thời, Tôn Ngộ Không được thể hiện đầy nhiệt huyết, luôn luôn dũng mãnh chiến đấu và tiêu diệt ma quỷ. Tôi bất ngờ ngộ ra rằng hàm chứa bên trong tiết mục đó là sự quan tâm của Sư Tôn và điểm hóa của Ngài cho các đệ tử chúng ta.
Tôi viết bài chia sẻ này là để cảnh tỉnh bản thân! Đồng thời cũng muốn cảnh tỉnh các bạn đồng tu nào mà cũng gặp phải vấn đề tương tự. Chúng ta cần cảnh giác với sự ràng buộc vào ăn và ngủ. Chúng ta cần làm được như Tôn Ngộ Không, chứ không nên học theo nhân vật Trư Bát Giới!
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/142989
Ngày đăng: 15-05-2015
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.