Chút thể ngộ về vấn đề “không sát không dưỡng”
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại hải ngoại
[ChanhKien.org] Về vấn đề “không sát không dưỡng” (không giết, không nuôi dưỡng) này, gần đây tôi mới có được thể ngộ đúng đắn.
Nhiều năm trước, tôi đã từng tìm ba, bốn bài Pháp liên quan đến phương diện này, mỗi lần đọc xong, nhận thức đều không có gì khác. Mặc dù vấn đề “không sát, không dưỡng” đơn giản như vậy, lẽ ra không có gì lấy làm khó hiểu, nhưng tôi luôn cảm thấy có chút mơ hồ.
Lý giải và ví dụ thực tế về “không sát”
“Không sát” còn dễ lý giải, chính là không sát sinh. Tại điểm luyện công của chúng tôi có vấn đề như thế này, trong công viên bị muỗi đốt, kiến cắn, thì có nên xịt thuốc diệt côn trùng rồi luyện công hay không? Không xịt, nếu như ảnh hưởng tới người luyện công nhập tĩnh thì làm thế nào?
Cũng chính là nói, kiến và côn trùng cắn bạn, bạn là người luyện công, không sợ bệnh truyền nhiễm; chịu khổ là việc tốt, động vật cũng có linh tính, chúng không dễ làm bừa. Một việc nào đó nếu không có chỗ tốt đối với người luyện công chúng ta thì Sư phụ sẽ không để cho việc đó xảy ra. Cho nên chút việc nhỏ như hướng nội tìm, buông bỏ nhân tâm này mà không vượt qua thì không được.
Thật ra, xịt thuốc diệt côn trùng giết chết muỗi và kiến rồi, thì người không thể nhập tĩnh vẫn không thể nhập tĩnh. Luyện công không thể nhập tĩnh có liên hệ với chấp trước vào bản thân sợ bị cắn đốt, sợ khó chịu, sợ bệnh truyền nhiễm, v.v. và có liên quan đến định lực. Bản thân tôi cũng thường dùng tư duy của con người để đối đãi với các vấn đề gặp phải trong tu luyện, đến nỗi chậm trễ mãi tại một cảnh giới, không thể từ trong Pháp lý mà thăng hoa lên. Rắc rối nhất chính là khi rất minh bạch Pháp lý, nhận thức rõ ràng mà vẫn cố phạm, mà không dám mang chấp trước của bản thân ra đối chiếu với yêu cầu của Pháp lý. Do đó cần phải thanh lý độc tố trong “khối u” của văn hóa đảng.
Nếu như chủ trương tuyệt đối không sát sinh, có người ăn thịt thì cần phải có người sát sinh, dù sao ăn thịt và sát sinh cũng chèo chống cho nhau cùng tồn tại.
Sư phụ giảng:
“người ta nếu không sát sinh, thì người ta sẽ không ăn thịt. Con người cần ăn thịt; do đó để có đồ ăn con người ta đã tạo nghiệp; nhưng ăn thịt chỉ là một phương diện tạo nghiệp.”(Đại Pháp viên dung, Tinh Tấn Yếu Chỉ 2)
Lý giải về “không dưỡng”
“Không dưỡng” là chỉ về không trồng cây cối, không nuôi động vật. Nhưng chăm sóc người già, nuôi vợ con, có được tính là “dưỡng” hay không? Phụng dưỡng cha mẹ, dưỡng dục con cái thì sao? Nhiều người có chấp trước về con cái hoặc cha mẹ còn lớn hơn so với chấp trước về thú cưng. Phụng dưỡng cha mẹ và nuôi dưỡng con cái là lẽ đương nhiên, nhưng để nó phát triển thành tâm chấp trước là điều không nên. Nếu như “không dưỡng” là nguyên tắc tu luyện của chúng ta, vậy thì chiểu theo lý giải của tôi, nói tuyệt đối một chút, e rằng vấn đề này cũng bao gồm không phụng dưỡng và không nuôi dạy.
Sư phụ khi giải đáp thắc mắc, có nhắc đến “không sát không dưỡng”
Gần đây, tôi lại một lần nữa mở sách Đại Pháp, tìm thấy phần có liên quan đến “không sát không dưỡng”, phát hiện ra ba chỗ được Sư phụ nhắc đến khi giải đáp thắc mắc, mà trong giảng Pháp, Sư phụ lại không trực tiếp giảng “không sát không dưỡng”.
“Sư phụ: Những thứ này rất dễ đắc linh khí. Đắc được linh khí rồi chúng sẽ hại người. Quá khứ Phật giáo có câu, gọi là không sát không dưỡng. Việc này cũng đừng xem quá tuyệt đối, chính là chúng ta có thể làm thế nào xử lý nó cho tốt là được rồi.” (Tạm dịch) (Chuyển Pháp Luân Pháp Giải – Giảng Pháp và giải đáp thắc mắc tại Quảng Châu)
“Đệ tử: Học Pháp Luân Đại Pháp rồi con có thể nuôi động vật nhỏ được không?
Sư phụ: Phật gia giảng không sát không dưỡng, có thể Đạo gia cũng giảng như vậy. Nhưng Đạo gia cũng có một bộ phận có linh vật, như là nuôi rùa, nhưng mà, tại tầng cực cao cũng thu nhận một con, hai con làm hộ pháp, đó là phải chọn thứ cực kỳ tốt. Bởi vì những thứ này cùng theo sự luyện công của chư vị, khi tầng thứ đề cao, nó dễ dàng đắc linh khí, một khi đắc linh khí, nó lại không giảng tâm tính, nếu làm việc xấu, thì sẽ thành ma.” (Tạm dịch)(Chuyển Pháp Luân Pháp Giải – Giảng Pháp và giải đáp thắc mắc tại Trịnh Châu)
“Đệ tử: Nếu như con thu nhận và nuôi động vật nhỏ bị vứt đi thì có tạo nghiệp hay không?
Sư phụ: Điều này sẽ không tạo nghiệp. Đối với người thường mà giảng thì là đang làm việc tốt, nhưng quá khứ Phật giáo có giảng không sát không dưỡng. Việc không sát không dưỡng này nó có một nguyên nhân. “Không sát” thì người tu luyện đều đã hiểu, “không dưỡng” ở đây có hai đạo lý, một là khi tu luyện những động vật này dễ đắc linh khí. Nếu như trong chốc lát nó đắc được linh khí, nói không chừng nó có thể sẽ làm rất nhiều việc xấu. Trung Quốc có câu nói cổ đó là“thành tinh”. Bản thân động vật không được phép tu luyện. Một vấn đề nữa chính là nuôi những thứ này cũng rất bận tâm, có thể làm người tu luyện phân tâm, nhớ nó cũng là chấp trước, thì sẽ ảnh hưởng tới tu luyện. Đương nhiên đối với người tu luyện mà nói, rất thích động vật cũng là một loại chấp trước.”(Tạm dịch)(Giảng Pháp tại Pháp hội Houston)
Lý giải đối với “không sát không dưỡng” và ngẫm lại
Thì ra, “không sát không dưỡng” là trong quá khứ Phật gia giảng, là một câu nói trong Phật giáo quá khứ giảng. Học Pháp bao năm nay, sách Đại Pháp giấy trắng mực đen đã học bao nhiêu lần rồi, thế mà lần đầu tiên tôi nhìn thấy trong câu này viết mấy chữ “Phật gia và Phật giáo”, trước đây đọc nhiều lần như vậy, mấy chữ này sao tôi lại nhìn không thấy cơ chứ?
Trong vô ý, đã sai lầm xem những gì Sư phụ đề cập đến trong Pháp, cứ coi như là Đại Pháp mà Sư phụ truyền, coi những lý hoặc học thuyết của Phật gia Đạo gia, Phật giáo Đạo giáo mà Sư phụ trích dẫn ra, nhất loạt coi như Pháp lý của Đại Pháp, nguyên tắc tu luyện Đại Pháp, nội hàm của Đại Pháp, yêu cầu của Đại Pháp. Đại Pháp bao hàm hết tất cả lý của Phật gia và Đạo gia, nhưng lý của Phật gia và Đạo gia không phải là Đại Pháp vô hạn, mà chỉ là phạm trù hữu hạn tại một tầng thứ nhất định, khó có thể tiếp tục chỉ đạo đệ tử Đại Pháp lên đến cảnh giới cao nhất. Huống hồ “không sát không dưỡng” là Sư phụ nhắc tới trong khi trả lời vấn đề cụ thể, Sư phụ nói rất rõ ràng về xuất xứ của câu nói này, tôi sao lại có thể lấy đó làm thành nguyên tắc tu luyện Đại Pháp cần phải tuân thủ mà đối đãi chứ?
Chả trách Phật giáo tu luyện, không ăn thịt, cần phải xuất gia, vứt bỏ tên họ, rời xa cha mẹ, không kết hôn, không sinh con, không thân thích, nhất loạt không dưỡng, dù là động vật lớn nhỏ, hết thảy không sát sinh, cũng không có giảng phải viên dung công việc và xã hội. Những điều này đều vô cùng tuyệt đối.
“Không sát không dưỡng” chỉ là một cách nói của Phật giáo xưa, Đạo gia khi đến tầng thứ cao, đều không giảng thế này nữa. Vậy chúng ta nên đối đãi thế nào? Sư phụ giảng:
“Việc này cũng đừng xem quá tuyệt đối, chính là chúng ta có thể làm thế nào xử lý nó cho tốt là được rồi.”(Tạm dịch)(Chuyển Pháp Luân Pháp Giải – Giảng Pháp và giải đáp thắc mắc tại Quảng Châu)
Sư phụ nói hai lý do về “không sát không dưỡng”, cá nhân tôi hiểu đơn giản khát quát là: “động vật dễ dàng đắc linh khí, dễ thành tinh, nó không chú trọng tâm tính, khi nó làm việc xấu thì có thể thành ma”; “Nuôi những thứ này cũng rất bận tâm, có thể làm người ta khuây khỏa, nhớ nghĩ đến nó cũng là chấp trước, thì sẽ ảnh hưởng tới tu luyện. Rất thích động vật cũng là một loại chấp trước”.
Lấy kinh nghiệm cá nhân tôi mà nói, trong nhà có động vật, bạn phải cho nó ăn uống, tiêm thuốc khám thú y. Bạn phải chịu trách nhiệm cả cuộc đời của nó cho đến khi nó già và bệnh chết. Còn phải định kỳ dọn vệ sinh cho nó, rất tốn thời gian và công sức, lâu ngày tình cảm càng sâu, càng dễ mềm lòng, cưng chiều, rất dễ khởi chấp trước. Không dưỡng, không mất thời gian vào đó, không kết loại duyên một đời ước định với động vật, không chiêu mời những phiền toái đó, đây là lựa chọn sáng suốt.
“Không dưỡng” không đồng nghĩa với không từ bi với động vật, không đồng nghĩa với dùng tâm phòng bị với động vật, sợ động vật gắn lên thân, sợ động vật đắc linh khí, sợ động vật đắc linh khí rồi sẽ hại bản thân, không đồng nghĩa với xử lý một cách tuyệt đối, từ đó lại đi sang một cực đoan khác.
Nói về lai lịch của một số động vật, một số là do duyên phận, một số là do mong nguyện, còn có một vài tình huống chúng ta không nhất định nhìn được rõ. Những việc gặp phải trong tu luyện đều không phải là ngẫu nhiên. Không thể để một câu nói trong Phật giáo quá khứ làm ảnh hưởng tới thái độ của bản thân đối với giới động vật trong thời kỳ Chính Pháp, một khi nhắc tới động vật, mặt liền lạnh lùng và khó coi, hoặc là “chỉ sợ tránh không kịp”, sinh ra sợ hãi sợ rước họa vào thân. Thời kỳ Chính Pháp, những sinh mệnh có thể đến làm động vật là do họ liều mình nhảy xuống Tam Giới, vả lại không phải sinh mệnh nào cũng muốn làm động vật thực vật. Chúng ta đối đãi như vậy há không phải là bị con mắt của người thường mê mờ rồi ư? Trên con đường tu luyện của chúng ta, những gì chúng ta gặp phải đều là có duyên với chúng ta, lấy kinh nghiệm cá nhân tôi mà nói, thì đó đều là sinh mệnh đến từ cao tầng, chẳng qua là khoác lên lớp quần áo bên ngoài là thực vật, động vật, thậm chí là vật chất mà thôi, không thể trông mặt mà bắt hình dong được, mà phải xem chủ nguyên thần.
Không nói đâu xa, nhà tôi có một khúc gỗ hóa thạch, trước đây từng là nữ thần mỹ lệ cai quản một vùng trời, rồi bị cựu thế lực hãm hại, và bị nhốt trong hóa thạch vạn năm không ra được. Có một con thỏ trắng đến nhà tôi, chính là con thỏ trong Nguyệt cung (cung trăng), trước khi chuyển sinh nó đến để kết duyên trước. Chú chó trong nhà đã từng là thần mã ở cao tầng, từng khóc rơi bao nước mắt vì tôi và từng lập chiến công lẫy lừng.
Tôi hiểu được từ trong Pháp rằng, người tu luyện giảng từ bi, từ bi với chúng sinh cũng bao gồm động thực vật, bởi vạn vật đều có linh. Nếu như trong tâm có thiện niệm, gặp một hòn đá trên mặt đất, bạn cũng không muốn đá nó; hoa cỏ bên đường, bạn sẽ không dẫm đạp lên nó; nhìn thấy động vật nhỏ ngoài trời đầy tuyết, bạn sẽ không nói không nỡ cho nó miếng bánh mì trong tay mình; nhìn thấy những động vật bị lưu lạc không có chỗ ở, trong tâm bạn sẽ sinh lòng thương hại. Ít nhất thì chúng ta có thể chân thành nói với chúng chín chữ chân ngôn (Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo), để không bỏ lỡ duyên phận về phương diện nào đó, không cô phụ thệ ước mà chúng ta mang theo hàng vạn năm. Chấp trước và sợ chấp trước, đều không thể có tâm từ bi. Mà tâm từ bi của chúng ta, vốn cần phải lớn hơn nữa, khoan hồng hơn, thiện hơn, bao dung hơn.
Sư phụ giảng:
“Những sinh mệnh tới thế [gian] này, không làm người, mà làm động vật, làm thực vật, cũng đều đang đợi đệ tử Đại Pháp cứu độ. Chư vị thực thi không tốt, thì không chỉ bản thân chư vị làm không tốt, những sinh mệnh mà chư vị phát nguyện cứu độ ấy, tương lai sẽ mất đi cơ hội.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)
“Chiểu theo Pháp” mà trích dẫn Pháp của Sư phụ giảng
Còn một ví dụ nữa, Sư phụ mỗi lần nhắc đến “thượng sỹ văn đạo”, Ngài đều nói rất minh bạch rằng:
“Lão Tử từng giảng câu: ‘Thượng sỹ văn đạo, cần nhi hành chi’.” (Chuyển Pháp Luân)
“Chính như điều mà Lão Tử từng thuyết: “Thượng sỹ văn Đạo, cần nhi hành chi””(Pháp Luân Công)
Mỗi lần Sư phụ đều nói rõ, những điều trích dẫn là câu nói của ai, sau đó thêm vào nguyên văn. Trong băng ghi hình giảng Pháp lại càng như vậy.
Sư phụ nói thế nào thì chúng ta phải làm thế ấy! Khi chúng ta trích dẫn Pháp của Sư phụ, phải chăng cũng cần thêm câu “Sư phụ thuyết”, “Sư phụ giảng”, “Sư phụ tại đâu đó giảng Pháp đã nhắc tới”, v.v. tiếp theo chú thích đó nếu trích dẫn những lời nói của Sư phụ, thì cần thêm nguyên văn nguyên lời. Trong bài giảng thứ ba của Chuyển Pháp Luân, Sư phụ có giảng:
“Chư vị chỉ có thể dùng lời nguyên gốc của tôi mà giảng, [nói] thêm rằng Sư phụ đã giảng như vậy, rằng trong sách đã viết như vậy; chỉ có thể nói như thế. Tại sao? Bởi vì một khi chư vị nói như thế, thì có mang theo lực lượng của Đại Pháp.”
Khi có nhiều cách làm, thì nên chọn cách làm nghiêm khắc không sơ hở nào, lựa chọn cách làm có căn cứ có thể tìm thấy trong Pháp, nghiêm khắc dĩ Pháp vi Sư, lấy nguyên chữ nguyên câu trong Pháp làm chỉ đạo, vì hậu thế mà lưu lại tham chiếu chính xác nhất.
Lời kết
Hai tháng trước, tôi thường nghe thấy các đồng tu coi “không sát không dưỡng” như nguyên tắc tu luyện mà đệ tử Đại Pháp cần tuân thủ, coi như Pháp để thảo luận. Nghĩ cũng không phải ngẫu nhiên, cho nên điều đó làm tôi viết ra bài thể ngộ này. Tôi còn gặp học viên, vì thuyết phục đồng tu khác đưa động vật trong nhà cho người khác, cho dù là một con vật đã trông nhà mười mấy năm cho bạn, chú chó già rồi cũng không cần nữa, cũng khuyên người khác đưa ra khỏi nhà, tuyệt đối không thể lưu giữ. Loài chó có thể trung thành với người, ngàn vạn năm trôi qua nhưng nó không rời không xa bạn, kiếp trước làm trâu làm ngựa cho bạn, kiếp này lại coi nhà cho bạn, tại sao lại không thể đối đãi có nghĩa với sinh mệnh cao tầng đến để kết duyên chứ? Chó, ngựa vất vả thấp kém chẳng qua cũng chỉ là quan niệm thôi sao? Một nguyên thủ quốc gia khuất phục trước Trung Cộng, không bằng một sinh mệnh cao quý chim trời cá nước tin vào “Pháp Luân Đại pháp hảo”, hiện nay không bằng, tương lai càng không bằng được.
Tiêu chuẩn đo lường của Đại Pháp là “Chân-Thiện-Nhẫn”, nếu như không phù hợp với “Chân-Thiện-Nhẫn”, nói một đằng làm một nẻo tức là sai, tức là tạo nghiệp .
Ngộ chuẩn xác Đại Pháp, không ngừng học, không ngừng ngộ, không ngừng chép và học thuộc, không dừng lại ở một loại trạng thái nhận thức, và nhận thức nhất thời. Bởi vì góc độ và nhân tố cá nhân khác nhau nên lý giải về Pháp lý tất sẽ có nghiêng lệch về vấn đề nào đó, bao nhiêu loại tư tưởng không cần phải giống nhau như đúc, chỉ cần trong Đại Pháp ngộ được đúng đắn là tốt rồi.
Cá nhân tôi vẫn đang trong quá trình không ngừng học Pháp, đối với nhận thức ở hiện tại, tương lai quay đầu nhìn lại có lẽ là không đủ toàn diện và chính xác, vội vã viết thành văn, chỉ là chút nhận thức cá nhân mà thôi.
Việc học Pháp vĩnh viễn không có chỗ tận cùng.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2015/01/02/140656.对“不杀不养”的一点体悟.html
Ngày đăng: 27-02-2015
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.