Một vài thể ngộ về bài giảng Pháp của Sư phụ tại Pháp hội San Francisco 2014



Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp Trung Quốc

[ChanhKien.org] Sau khi bài “Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014” của Sư phụ được công bố, tôi ngay lập tức đọc bài giảng hai lần liên tiếp và có một số thể ngộ cá nhân. Tôi nhận ra rằng Sư phụ không chỉ đang giảng Pháp cho những đệ tử có mặt tại Pháp hội hôm đó mà Người còn đang giảng bao quát cho tất cả các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc Đại Lục. Tôi đã nhận ra tính nghiêm túc của việc phải thay đổi cách suy nghĩ của mình và loại bỏ những ảnh hưởng từ hệ thống giáo dục tà ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Chúng ta phải tiến về phía trước để bắt kịp với tiến trình Chính Pháp của Sư phụ. Chúng ta sẽ không thể trở về ngôi nhà ban đầu của mình nếu vẫn còn ôm giữ những nhân tố văn hóa đảng mà ĐCSTQ đã nhồi nhét vào chúng ta.

Ngay từ đầu bài giảng Pháp Sư phụ đã giảng:

Văn hoá đảng tà ác của tà đảng Trung Cộng, hàng mấy chục năm nhồi nhét âm thầm nhuộm đen, đã khiến người Trung Quốc ở Đại Lục, gồm cả một số đệ tử Đại Pháp, bị méo mó tính cách, suy nghĩ vấn đề đều cực đoan, thậm chí hoàn toàn khác hẳn so với người ở xã hội quốc tế và Trung Quốc truyền thống. Hơn tỷ người ở Đại Lục, đã biến dị khi bị nhồi nhét dần dần mà không nhận ra; mọi người cảm thấy, rằng cũng như nhau, không có gì không ổn, rằng con người chính là thế mà. Không phải đâu! Nhiều lúc kênh truyền thông dùng chư vị, hoặc có lúc mà hạng mục dùng chư vị, thì lối nghĩ của chư vị, kiểu văn hóa đảng với cách làm cực đoan, giả dối, và tác phong công tác hời hợt bề mặt, quả thực khiến họ không chịu nổi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)

Đoạn Pháp trên khiến tôi nhớ đến một số sự việc xảy đến gần đây giữa tôi và một số bạn đồng tu. Tôi thấy rằng không dễ mà nhận ra những nhân tố văn hóa đảng biến dị trong tư tưởng. Tuy nhiên miễn là chúng ta có thể luôn đối chiếu với Pháp trong các hành động hàng ngày, miễn là chúng ta có thể đạt được các tiêu chuẩn của người tu luyện ở các tầng thứ khác nhau, những thứ văn hóa đảng đó có thể bị giải thể.

Khoảng hai hoặc ba năm trước đây, một học viên đã gửi cho tôi một bản báo cáo phơi bày một vụ bức hại trong đó một đồng tu đã bị tà ác địa phương bắt cóc. Tôi đọc bài viết và hỏi về tuổi của đồng tu bị bắt cóc. Học viên ấy đã trả lời rằng nạn nhân bị bắt cóc khoảng 60 tuổi, nhưng nói thêm rằng tôi nên đề cập trong báo cáo rằng người học viên bị bắt cóc đã ở tuổi 70 để gây tiếng vang mạnh mẽ hơn tới công chúng. Tôi đã nói với đồng tu ấy rằng đưa tin không đúng về độ tuổi là hành động không ngay chính và chúng ta phải thực hiện theo các nguyên tắc của Chân-Thiện-Nhẫn, vì vậy chúng ta phải báo cáo đúng tuổi thật. Sau đó, tôi đã ghi tuổi thật của học viên bị bắt cóc vào bản tin. Bây giờ tôi nhận ra rằng những gì tôi đã làm đơn giản là cố gắng thực hiện theo các nguyên lý của Chân-Thiện-Nhẫn. Bằng cách nào đó, văn hóa đảng biến dị đã bị giải thể mà tôi không biết. Tuy nhiên, cả người đồng tu và tôi đã không phát hiện ra đó là hành vi dối trá, hành vi phóng đại sự thật là biểu hiện của ảnh hưởng văn hóa đảng lên chúng ta. Nó chính là điều mà Sư phụ đã nhắc tới trong bài giảng Pháp:

Hơn tỷ người ở Đại Lục, đã biến dị khi bị nhồi nhét dần dần mà không nhận ra; mọi người cảm thấy, rằng cũng như nhau, không có gì không ổn, rằng con người chính là thế mà. Không phải đâu! Nhiều lúc kênh truyền thông dùng chư vị, hoặc có lúc mà hạng mục dùng chư vị, thì lối nghĩ của chư vị, kiểu văn hoá đảng với cách làm cực đoan, giả dối, và tác phong công tác hời hợt bề mặt, quả thực khiến họ không chịu nổi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)

Tôi đã gặp một tình huống tương tự vào một hoặc hai năm trước đây. Một đồng tu đã mang đến một bản viết tay cho tôi và nhờ tôi đánh máy bài viết rồi gửi cho trang Minh Huệ. Tôi đã xem bài viết và thấy câu đầu tiên là: “Cùng với chính sách mở cửa của ác Đảng…” Tôi không thể nhịn cười và nói: “Nhìn này, mặc dù bài viết đề cập đến Đảng như một thực thể tà ác, câu đầu tiên trong bài lại chính xác là một cụm từ trong văn hóa đảng”. Người học viên cũng nhận ra điều ấy, do đó ông đã lấy lại bài viết. Tại thời điểm đó, cả bạn đồng tu và tôi đều đã minh bạch giải thể ảnh hưởng của văn hóa đảng.

Tôi đã luôn luôn cố gắng hết sức để tách bản thân mình khỏi những nhân tố của văn hóa đảng và loại bỏ những ảnh hưởng này bất cứ khi nào tôi phát hiện ra chúng. Trong hơn hai năm qua, tôi đã phát chính niệm nửa giờ đồng hồ mỗi ngày để loại bỏ những nhân tố văn hóa đảng trong tôi.

Định kỳ, tôi sẽ nghe lại các băng ghi âm “Cửu Bình” và “Giải thể văn hóa đảng”. Tôi đã nghĩ rằng không còn nhiều ảnh hưởng của văn hóa đảng trong trường không gian bản thân nữa. Tuy nhiên vài ngày trước đây, nhiều nghiệp tư tưởng cứ nảy lên trong tâm trí tôi. Tôi có thể cảm thấy rằng mình đang phát triển tâm thù hận. Tâm tranh đấu cũng bắt đầu hình thành trong tư tưởng của tôi. Tôi ngay lập tức nhận ra rằng tâm thù hận và tranh đấu của mình vẫn còn rất mạnh mẽ, vì vậy tôi đã quyết định loại bỏ hoàn toàn những tâm này. Đào sâu hơn, tôi nhận ra rằng những tâm tranh đấu và thù hận này không phải là quan niệm hình thành hậu thiên, cũng không phải là kinh nghiệm tích lũy trong cuộc sống, hay là những nghiệp lực tư tưởng không thể loại bỏ. Thực ra, những thứ đó được tà đảng rót vào đầu tôi thông qua những học thuyết tuyên bố rằng: “Đợi mọi việc đã xong rồi mới xử lý những kẻ chống mình và nếu người phạm ta tất ta phạm người”. Sau đó tôi đã nhổ tận gốc rễ tâm thù hận và tranh đấu ra khỏi mình: chính nó là văn hóa đảng. Tôi đã dùng chính niệm của mình để loại bỏ nó. Trong quá trình loại bỏ những ảnh hưởng văn hóa đảng ra khỏi bản thân mình, tôi cũng có nhận thức rằng chỉ cần chúng ta luôn đối chiếu những ý niệm và hành động của mình với Pháp, chúng ta có thể nhận ra những nhân tố văn hóa đảng trong những suy nghĩ thông thường, loại bỏ chúng và quy chính những tư tưởng biến dị trở lại bình thường.

Sư phụ cũng đã giảng:

Pháp hội lần này, không ít người tới từ các nơi, một số đến từ [Trung Quốc] Đại Lục, nhưng rất nhiều là xuất [ngoại] từ mấy năm thời đầu, cũng có [người] lần lượt [xuất ngoại] trong vài năm qua, đệ tử Đại Pháp đến từ [Trung Quốc] Đại Lục. Sư phụ mong rằng chư vị chuyển biến tư tưởng nhanh chóng hơn, có thể đồng dạng như tư tưởng người ở xã hội quốc tế.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)

Tôi ngộ ra rằng đệ tử Đại Pháp ở Đại Lục chúng ta mặc dù không tiếp xúc được với xã hội quốc tế, không được tiếp xúc với tư tưởng bình thường của những người ở xã hội quốc tế và hiểu về họ, nhưng chúng ta đã có Pháp và Sư phụ, miễn là chúng ta luôn đối chiểu bản thân mình với Pháp, chúng ta có thể sớm thay đổi cách suy nghĩ của mình và bắt kịp với tiến trình chính Pháp.

Ngay bây giờ đối với chúng ta, những học viên tại Trung Quốc đại lục, chúng ta nên chú ý đến việc tu luyện cá nhân của bản thân để giải thể những ảnh hưởng của văn hóa đảng mà ĐCSTQ tà ác đã nhồi nhét vào đầu chúng ta. Chúng ta cần phải xem xét mỗi suy nghĩ và đánh giá chúng có đáp ứng các tiêu chuẩn của Pháp ở các tầng thứ khác nhau chưa. Nếu một ý nghĩ không đạt tiêu chuẩn, chúng ta cần phải cố gắng để loại bỏ nó. Nếu một tư tưởng là một sản phẩm của văn hóa đảng, chúng ta phải loại bỏ nó. Một khi chúng ta quy chính những suy nghĩ của mình theo Pháp, những ảnh hưởng của văn hóa đảng sẽ bị tự động giải thể, và cách chúng ta suy nghĩ sẽ được thay đổi. Đối với một người tu luyện, ngay sau khi suy nghĩ của một người đồng hóa với các yêu cầu của Pháp ở các tầng thứ khác nhau, người ta sẽ hành động đúng, và tâm tính của một người sẽ được cải thiện.

Sư Phụ đã giảng trong bài giảng trên rằng:

Vấn đề Sư phụ giảng ra này, chính là đã ắt phải như thế rồi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)

Chúng ta phải thay đổi cách suy nghĩ của mình và tu luyện tinh tấn hơn, giống như điều Sư Phụ đã căn dặn ở phần cuối bài giảng Pháp:

Tu luyện như thuở đầu, sẽ tất thành!” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/137592



Ngày đăng: 06-02-2015

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.