Trân quý



Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc

[Chanhkien.org] Hai năm trước, học viên A là người có tầm ảnh hưởng nhất nơi tôi sinh sống đã qua đời. Điều này đã gây ra một cú sốc và ảnh hưởng tiêu cực với Đại Pháp. Trong buổi chia sẻ, chúng tôi đã quyết định ghi lại kinh nghiệm để các học viên khác có thể học được bài học này và tiếp tục bước đi ngay chính trên con đường của mình. Sau đây là một vài ý kiến được đưa ra trong buổi chia sẻ của chúng tôi.

1. Chấp trước vào an nhàn

Nhiều học viên đã chỉ ra rằng: Khi còn ở nhà trọ, học viên A rất tinh tấn, nhưng khi mua nhà mới, anh lắp đặt dây cáp và internet nên thỉnh thoảng lại xem những chương trình của người thường. Chấp trước vào tâm an nhàn nảy sinh và anh không còn tinh tấn tu luyện như trước đây.

2. Tài chính

Năm ngoái, một đồng tu khác trong khu vực chúng tôi là học viên B đã trải qua nghiệp bệnh, nên các học viên tới tập trung để phát chính niệm. Nhà học viên B không xa lắm, nên mọi người có thể đi bộ tới đó. Nhiều người quyết định đi xe hơi thay vì đi bộ và học viên A đã dùng xe hơi của mình vào dịp đó. Nhiều học viên không muốn A chịu tổn thất nên đã quyết định lấy 500 nhân dân tệ từ kinh phí làm tài liệu đưa cho anh ấy. Theo lý của người thường, người ta sẽ không muốn lấy quà từ người bệnh vì điều đó không may mắn. Chúng ta là người tu luyện phải dùng Pháp để cân nhắc mọi việc: Liệu chúng ta có thể động đến số tiền từ quỹ làm tài liệu không? Giảng chân tướng thực sự cần một số tiền lớn! Chẳng phải quyết định này đã làm hại học viên A sao? Học viên A cũng không nhận ra sự nghiêm trọng của việc nhận số tiền này. Trong những năm gần đây, học viên A đã không sử dụng hợp lý khoản tiền mà các học viên khác đóng góp. Mặc dù anh không tiêu xài phung phí số tiền đó và vẫn dùng nó để làm các tài liệu giảng chân tướng nhưng anh vẫn luôn có chấp trước về tiền bạc. Cũng những năm đó, anh chịu nhiều tổn thất nghiêm trọng về tài chính: xe hơi bị đánh cắp, anh phải đền bù vì gây tai nạn xe, và anh bị tống tiền nhiều lần. Mọi người đều đồng cảm cho anh và nghĩ rằng anh đang trong giai đoạn khó khăn của tu luyện vì đã gánh chịu quá nhiều việc. Không ai nhận ra rằng việc này có liên quan tới chấp trước vào lợi ích của anh.

3. Ngủ gật trong khi phát chính niệm

Một vài học viên chỉ ra một tình huống: Học viên A nhắc mọi người đã tới giờ phát chính niệm. Tuy nhiên, trong khi phát chính niệm, tay của anh thường rũ xuống và cụp lại. Thỉnh thoảng, anh thở một cách nặng nhọc lúc ngủ. Khi có ai đó chỉ ra điều này, anh sẽ nói rằng mình đã quá bận hôm qua nên không thể ngủ đủ giấc hay những ngày gần đây anh bận quá. Và không ai nghi ngờ gì về điều này. Trong các học viên chúng ta, nếu có ai đó tay bị rũ xuống khi phát chính niệm, mọi người phải ngay lập tức chỉ ra môt cách từ bi. Phải nói với học viên đó lập tức hướng nội và nhanh chóng bít kẽ hở để tà ác không có cơ hội dùi vào.

4. Vấn đề “bất nhị pháp môn”

Năm ngoái, người thân của học viên A qua đời và gia đình muốn mời các nhà sư tụng kinh (một hình thức nghi lễ cầu siêu tại địa phương chúng tôi) nhưng không có sẵn ai để làm. Một người họ hàng đã mời học viên A giúp đỡ việc tụng kinh. Các học viên khác đều thấy rằng điều này không phù hợp. Chẳng phải việc này là trái với Pháp vì nó liên quan tới vấn đề “bất nhị pháp môn” sao? Các đồng tu khuyên anh đừng đi. Nhưng học viên A nói rằng đây là việc tu luyện phù hợp với người thường nên đã đi. Khi anh trở về, bệnh tình của anh ngày càng trầm trọng.

5. Thoả hiệp với tà ác

Một người bạn thân của học viên A (cũng là học viên) bị bắt trong khi cố gắng giảng thanh chân tướng. Trong tù, học viên đó không bao giờ thoả hiệp với tà ác. Vậy mà học viên A lại đưa tiền và ký tên anh để cố gắng bảo lãnh học viên đó.

6. Chỉnh thể có sơ hở

Đại Pháp đệ tử thị chỉnh thể, Trợ Sư Chính Pháp trở tà phong” (“Trợ Sư,” Hồng Ngâm III). Trong thời khắc quan trọng của thời kỳ Chính Pháp này, mỗi đệ tử đều có tầm ảnh hưởng to lớn. Sự bức hại của tà ác lên đồng tu cũng là sự bức hại Đại Pháp. Những năm qua, có rất nhiều biến cố xảy ra trong khu vực chúng tôi. Có bảy học viên qua đời! Khi có một đồng tu chịu nghiệp bệnh hay gặp nạn lớn, tất cả mọi người phải tập hợp phát chính niệm, điều này không hề sai. Tuy nhiên, nếu việc này không có tác dụng như mong muốn, chỉnh thể cần phải hướng nội. Vì sao việc này lại xảy ra? Do nhiều người truy cầu kết quả, nhiều người hùa theo đám đông, nhiều người thậm chí thờ ơ và không trợ giúp. Có ít sự chia sẻ dựa trên Pháp và sự thiếu tinh tấn trong làm tốt ba việc. Có rào cản giữa các học viên. Đó là tất cả những ví dụ của việc không trân quý cơ hội tu luyện. “Thiên địa nan trở Chính Pháp lộ, Chỉ thị đệ tử nhân tâm lan” (“Ma phiền”, Hồng Ngâm III). Nếu chúng ta không loại bỏ chấp trước người thường, chẳng phải Sư phụ sẽ rất lo lắng cho chúng ta sao?

Hỡi các bạn đồng tu, xin hãy trân quý cơ hội thần thánh hiếm có này vì nó sẽ không bao giờ có lại nữa. Tôi xin kết thúc bài viết bằng một đoạn Pháp của Sư phụ trích trong kinh văn “Thế nào là đệ tử Đại Pháp?” để khích lệ mọi người: “Hy vọng mọi người trân quý chính mình, trân quý người khác, trân quý hoàn cảnh này của chư vị. Trân quý con đường mà chư vị đi, đó chính là trân quý bản thân chư vị.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/116988
http://pureinsight.org/node/6425



Ngày đăng: 02-08-2013

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.