Chính lại bản thân theo Pháp và thay đổi tận trong tâm



Tác giả: Một học viên ở Trung Quốc Đại Lục

[Chanhkien.org] Tôi là học viên đắc Pháp từ năm 1997. Trong hơn 10 năm tu luyện, từ khi là một sinh viên cho tới khi đi làm và sau đó trở thành một người nội trợ trong gia đình, tôi đã trải qua nhiều khó khăn khổ nạn và đã vượt qua với sự bảo hộ từ bi của Sư phụ—Ngài đã không bỏ rơi tôi mà còn gia trì và chịu đựng thay cho tôi. Không thể dùng ngôn ngữ con người để diễn tả lòng biết ơn của tôi đối với Sư phụ tôn kính. Ngoại trừ việc cố gắng tu luyện vững bước tinh tấn hơn, tôi không có cách nào khác để đền đáp sự từ bi cứu độ của Sư phụ.

Tôi là con một trong gia đình. Sau khi bố mẹ tôi ly hôn, tôi và mẹ sống dựa vào nhau. Năm 2010, mẹ tôi (cũng là một học viên) đột ngột qua đời do nghiệp bệnh. Điều này vượt quá sức chịu đựng của tôi lúc bấy giờ. Khi đắc Pháp, tôi đã sợ rằng mẹ tôi có thể qua đời nên tôi kiên trì luyện công cùng bà. Trải qua 10 năm với bao thăng trầm trong tu luyện, mẹ là trụ cột và lá chắn che chở tôi. Khi mẹ mất, tôi cảm thấy dường như trời đất sụp đổ. Trong tu luyện, tôi đã luôn là dạng trung sỹ nghe Đạo; tôi có hiểu biết hạn chế và nông cạn về Pháp của Sư phụ. Bởi vậy khi phải đối mặt với khảo nghiệm lớn này, tôi đã không biết phải làm gì. Bởi vì tôi chưa buông bỏ các chấp trước cơ bản, tôi thậm chí đã nghĩ đến việc từ bỏ tu luyện sau khi mẹ qua đời. Nếu quan đầu tiên không qua, những quan khác sẽ đến ngay sau đó. Không lâu sau, họ hàng tôi đến và họ lấy đi mọi thứ trong nhà ngay trước đám tang của mẹ tôi. Họ đã lấy đi tất cả mọi thứ, kể cả kem đánh răng, và nhà tôi trở nên trống trơn. Tôi cảm nhận rất mạnh mẽ sự thờ ơ của những người thân xung quanh tôi và sự nghiệt ngã của cuộc sống. Khi tôi về nhà chồng, tất cả sự thù hận đã bộc lộ ra. Tôi nghĩ rằng mẹ tôi đã phải chịu đựng đủ loại thống khổ trong cuộc đời cho đến khi ra đi, và tôi đã thành trẻ mồ côi trước khi bà 60 tuổi. Tôi nghĩ đó là lỗi của những người họ hàng này, nên tận sâu trong tâm tôi luôn hướng lòng hận thù của mình về họ—những người đã khiến mẹ con tôi đau khổ. Tôi đã khóc rất nhiều. Ngoài ra tôi đã cãi nhau với chồng tôi, nguyền rủa bố mẹ chồng, và thậm chí nguyền rủa cả bố đẻ và dì ruột của tôi trên điện thoại. Sau hơn nửa năm căm hận tất cả mọi người như thế này, tôi vẫn không thể vượt qua nó. Đột nhiên một ngày, tôi ném mình lên giường và hầu như không thể thở vì một cơn đau tim khủng khiếp. Nó như một con dao nhọn đâm thấu tim tôi. Chồng tôi đã đưa tôi đến bệnh viện khám nhưng các bác sĩ không thể tìm thấy bất cứ thứ gì bất thường. Tất cả những gì tôi cảm thấy là cực kỳ đau đớn đến nỗi tôi phải ngồi khi ngủ.

Khi tôi về quê trong kỳ nghỉ, một đồng tu đã tìm đến tôi và giúp tôi đề cao bằng cách học Pháp cùng tôi. Pháp của Sư phụ tôn kính đã khắc sâu trong tâm tôi: “Đều là đang nghĩ như vậy, niệm đầu tiên nghĩ chính mình, nghĩ vấn đề, ai không như vậy thì chư vị không phải là một người tu luyện Đại Pháp chân chính.” (“Thế nào là đệ tử Đại Pháp”). Đột nhiên tôi nhân ra tôi đã không phải là một đệ tử chân tu trong suốt những năm qua, vì tôi chưa bao giờ hướng nội. Khi mọi việc xảy đến, thay vì dùng Pháp để đo lường chính mình, tôi lại đo lường những người khác. Tôi nghĩ tôi là tốt và so sánh bản thân tôi với những người khác chứ không so với Pháp. Thêm đó tôi đã làm căng thẳng các mối quan hệ với hầu hết họ hàng của tôi. Sau khi kinh văn “Thế nào gọi là ‘trợ Sư Chính Pháp’” được công bố, tôi hiểu được thêm rằng có 3 loại người trong tu luyện: đệ tử Đại Pháp, học viên, và con người. Sau khi đối chiếu, tôi thấy rằng mình luôn đóng vai trò là con người trong Pháp. Kể cả như vậy, Sư phụ cũng chưa bao giờ bỏ rơi tôi mà đã liên tục điểm hóa cho tôi. Tôi đã thành tâm xuất ra một niệm rằng tôi muốn trở thành một đệ tử Đại Pháp chân chính. Liên tục hướng nội, tôi đã phát hiện rất nhiều chấp trước của mình. Buổi sáng hôm sau khi luyện công, tôi không thể đứng vững; lúc tôi ngồi xuống, thì đột nhiên ba luồng năng lượng ấm áp thông thấu cơ thể tôi. Tôi biết rằng Sư phụ đang làm quán đỉnh cho mình, chỗ mà năng lượng đi xuyên qua trái tim tôi như một vòng tròn lan tỏa ra xung quanh. Tôi đã cảm nhận sâu sắc hơn sự từ bi vô hạn của Sư phụ. Đột nhiên tôi tự hỏi không biết có phải liệu Sư phụ đã uống một bát thuốc độc để chịu đựng giúp tôi hay không. Khi nghĩ về điều này, tôi cảm thấy xấu hổ khi đối diện với Sư phụ; tôi cảm thấy mình không xứng để được Sư phụ cứu độ. Trên con đường tu luyện, Sư phụ không yêu cầu học viên bất kể thứ gì trừ một cái tâm tu luyện và ý chí đó sẽ thay đổi chúng ta! Trong khi đó, tôi cũng hiểu rằng hận thù của tôi đã hình thành một vật chất trong các không gian khác, và chính Sư phụ đã chịu đựng và thanh lý nó cho tôi.

Với sự giúp đỡ vô ngã của đồng tu, tôi học Pháp liên tục. Sư phụ có giảng trong kinh văn “Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp”: “Chớ quên rằng, cựu thế lực khiến con người thế gian đang sống ở xã hội này, nhất là người Trung Quốc, trở nên hỏng cả, miệng [chúng] nói rằng đó là cung cấp hoàn cảnh tu luyện cho chư vị, nhưng chư vị tu xong [theo an bài của chúng] thì thấy vũ trụ không còn gì, chỉ có chư vị một thân một mình ở các nơi. Do đó cần cứu họ, trong ma nạn cũng cần cứu họ, ấy chính là uy đức của đệ tử Đại Pháp, là điều mà người thường làm không nổi, trong lịch sử chưa ai từng làm!” Trong đoạn này tôi ngộ ra rằng: Tất cả những người xung quanh chúng ta đều bị cố ý làm bại hoại theo an bài của cựu thế lực lấy cớ là để giúp chúng ta tu luyện. Nhưng những an bài này của họ là thiếu sót. Trong các an bài của cựu thế lực, những chúng sinh này được coi là sẽ bị hủy diệt, nhưng vũ trụ tồn tại là để cho tất cả chúng sinh. Nếu tất cả chúng sinh bị hủy diệt, vũ trụ sẽ trống trơn. Đệ tử Đại Pháp là xuất sắc vì chúng ta vẫn suy nghĩ cho chúng sinh ngay cả khi họ gây ra khó khăn và khổ nạn cho chúng ta. Chúng ta tịnh hóa bản thân với các nguyên lý chân chính của Pháp trong khi cứu độ chúng sinh. Chúng ta chính lại chúng sinh với các nguyên tắc chân chính của Pháp, và dần dần làm cho họ trở nên tốt hơn để đạt được mục tiêu được cứu. Đây mới là tu luyện thật sự, đây mới chính là uy đức của học viên với chính ngộ và chính Pháp.

Khi nghĩ về điều này, một cơn rùng mình quét qua tôi; tôi đã hiểu ra sự nghiêm túc của tu luyện và những khó khăn lớn gặp phải khi cứu độ chúng sinh. Sư phụ đã giảng : “tôi từng nói rằng con người thật đáng thương, con người ở thế gian này họ chỉ là hưởng thụ những cảm thụ được mang đến cho con người trong quá trình sinh sống.” (“Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp”). Điều này khiến tôi hiểu rằng chúng sinh thật đáng thương. Các học viên có nhiệm vụ cứu người, làm sao tôi có thể thù ghét họ? Sau khi tôi buông bỏ sự thù hận đối với họ, sự cảm thông và xót thương vô hạn đối với chúng sinh nảy sinh trong tôi. Tuy nhiên, thế vẫn chưa đủ; nếu không có lòng từ bi bao la, một người tu luyện không thể thiện giải oán hận tích lũy trong suốt lịch sử luân hồi của mình.

Vậy làm thế nào để tăng cường lòng từ bi vĩ đại này? Sư phụ đã giảng : “Tôi trước đây từng giảng rồi, Thích Ca Mâu Ni, Jesus, Lão Tử, v.v., còn có một vài nhà tiên triết, thánh nhân, các Thần vĩ đại trước đó hạ thế, họ chỉ là đặt ra văn hóa lịch sử nhân loại. Điều mà họ đã giảng, đã cứu, đã làm, chỉ là lưu lại cho con người những thứ cần phải có trong văn hóa nhân loại. Họ thực sự đưa đi ấy, chỉ là những sinh mệnh họ phái xuống, giúp họ đến lưu lại văn hóa này, mà cũng chỉ là phó nguyên thần của con người [vốn] không nhập thế gian. Thật sự vào giai đoạn cuối cùng của lịch sử, có thể làm việc này, ấy là đệ tử Đại Pháp.” (“Thế nào là đệ tử Đại Pháp”)

Trong quá khứ, vì chúng sinh, những vị Thần và Phật đã từ bỏ mọi thứ, bao gồm cả thân thể con người để cứu độ người của họ. Họ đã thiết lập nền văn hóa và lịch sử tham chiếu. Việc cứu người gặp rất nhiều khó khăn bởi nguyên lý tương sinh-tương khắc của cựu vũ trụ là tuyệt đối. Để cứu người, họ phải trả bằng chính chính mạng sống của mình! Để độ nhân, Sư phụ đã phải trả bao nhiêu món nợ cho chúng ta? Bởi vì chúng ta là những sinh mệnh tồn tại ở thời khắc cuối cùng của cựu vũ trụ, là những sinh mệnh cuối cùng tồn tại ở kết thúc của quá trình thành-trụ-hoại-diệt—các sinh mệnh sắp bị hủy diệt. Sư phụ đã vớt chúng ta ra khỏi địa ngục và đã chịu đựng cho các đệ tử bằng cách trả một lượng nghiệp to lớn được tích lũy trong suốt lịch sử. Sư phụ đã dìu dắt chúng ta từng bước, giống như cha mẹ dạy con cái của mình bước đi, và Ngài không bao giờ mệt mỏi. Sự bảo hộ vĩ đại của Sư phụ đã dẫn chúng ta bước đi trên con đường chân chính. Trên đường đi, Ngài đã cấp cho chúng ta tất cả mọi thứ, từ bi cứu độ tất cả chúng sinh trong thế giới của chúng ta, cùng lúc cứu độ chúng ta. Tôi không thể ngăn những giọt nước mắt của mình chảy dài khi viết bài chia sẻ này. Sư phụ là người duy nhất muốn lưu lại tất cả các chúng sinh trong vũ trụ, Ngài đã phải chịu đựng bao nhiêu cho chúng sinh?! Không một sinh mệnh nào trong vũ trụ có thể tưởng tượng được những gì Sư phụ đã phải chịu đựng. Phật ân hạo đãng cũng không đủ để mô tả sự vĩ đại của Sư phụ; Sư phụ đã dùng tất cả những gì Ngài có để cứu độ chúng sinh trong vũ trụ! Tôi cảm thấy mình vô cùng nhỏ bé, vô minh, và kém cỏi trong cuộc đời này. Tràn đầy lòng biết ơn vô hạn đối với Sư phụ, tôi đã phát một lời thề trang nghiêm nhất cầu xin Sư phụ rằng: “Nếu chúng sinh phải đau khổ vì sự tu luyện không tốt của con, xin Sư phụ hãy để con phải gánh chịu sự đau đớn trước tiên!” Nếu chúng sinh của tôi bị hủy diệt vì tôi, thì tôi còn lý do gì để tồn tại? Vị trí nào dành cho tôi trong vũ trụ này? Liệu tôi có xứng đáng để sống trong vũ trụ này nữa không?

Một đồng tu đã từng nói với tôi: “Lý do biển cả có thể dung chứa hàng trăm con sông là vì nó tự đặt mình thấp hơn các dòng sông. Sư phụ đã trải qua muôn vàn khó khăn để hạ xuống từng tầng từng tầng cho tới nơi thấp nhất và nhơ nhớp nhất này, chịu đựng lời lăng mạ của người dân, áp bức, và vu khống để cứu độ chúng sinh. Đối mặt với những chúng sinh này, Sư phụ vẫn muốn cứu độ họ và đẩy họ lên các tầng thứ cao hơn; làm sao có thể diễn tả cảnh giới từ bi bao la của Sư phụ đây?” Tôi ngộ ra rằng tâm càng bao la khoáng đãng thì càng chứa được nhiều chúng sinh hơn—đây là cảnh giới của một người. Để cứu độ chúng sinh, người ta phải đặt cái tôi của mình xuống.

Sau khi minh bạch điều này, tôi đã tìm gặp những người đã làm hại mẹ tôi và xin lỗi họ. Bất chấp thái độ của chúng sinh như thế nào, tôi chỉ nhìn vào lỗi lầm của mình. Trong quá trình hướng nội này, tôi đã học cách nhìn vào điểm tốt của họ, đặt Pháp lên trên hết và chứng thực sự vĩ đại của Pháp. Cánh cửa trong tâm họ mở ra, và họ đã nhìn thấy sự vĩ đại của Pháp thông qua những thay đổi trong tôi và không phản đối Đại Pháp nữa. Những người xung quanh tôi đã thay đổi hẳn thái độ của họ đối với tôi. Tôi cảm thấy thật nhẹ nhõm vào lúc đó, và cảm nhận được hạnh phúc thực sự của một người tu luyện đến từ trạng thái từ bi và khoan dung đối với người khác.

Kể từ khi ngộ ra điều này cho đến lúc có thể thực hiện được nó, tôi đã mất một tháng. Trong thời gian ấy, tôi đã thoát ra khỏi nỗi đau đớn dai dẳng mà tôi mang theo bên mình, và được sống một cuộc sống tuyệt diệu với chính ngộ và chính Pháp—đó là một sự thay đổi tận trong tâm, như Sư phụ giảng trong Hồng Ngâm II: “Đệ tử chính niệm túc, Sư hữu hồi thiên lực“. Giờ môi trường của tôi đang dần trở nên tốt hơn, đôi khi các chúng sinh kia thậm chí còn giúp đỡ tôi giảng chân tướng cứu người. Tất cả những điều này là triển hiện sức mạnh vĩ đại của Đại Pháp của Sư tôn.

Các bạn đồng tu, Đại Pháp của Sư phụ thực sự toàn năng! Chỉ khi nỗ lực bắt kịp tiến trình Chính Pháp, hướng nội trong từng ý niệm, thực sự đồng hóa với Đại Pháp, và đặt cái tôi của mình xuống, chúng ta mới không làm Sư phụ thất vọng và xứng đáng với danh hiệu ‘đệ tử Đại Pháp’.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/113386
http://pureinsight.org/node/6361



Ngày đăng: 19-04-2013

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.