Kinh nghiệm tu luyện: Buông bỏ tự ngã
Tác giả: Học viên hải ngoại
[Chanhkien.org]
Làm hạng mục
Đôi lúc tôi coi bản thân mình tu luyện thật tốt. Nhưng một vài trải nghiệm gần đây đã làm cho tôi phải nghĩ lại.
Tôi mới tham gia một hạng mục giảng chân tướng trong một thời gian. Lúc mới bắt đầu, tôi có nhiều ý tưởng và đã chia sẻ chúng với người điều phối viên. Mặc dù không ai phản đối, nhưng sự ủng hộ cũng rất ít ỏi. Với suy nghĩ cả nhóm hình thành một chỉnh thể, tôi đã không khăng khăng ý kiến hay hành động một mình. Tuy nhiên, dần dà tôi thấy bản thân mình ít bị cuốn hút bởi hạng mục này và đã dành ít thời gian hơn cho nó.
Sau đó, tôi nhận ra đây là một thái độ không đúng đắn và bắt đầu nhìn nhận mọi thứ theo hướng tích cực hơn. Khi tích cực hỗ trợ người điều phối và các thành viên khác trong nhóm, tôi bắt đầu đánh giá cao các nỗ lực vô ngã của họ trong nhiều năm. Cùng lúc, tôi cũng đã nhận ra yếu tố quan trọng nhất của việc thực hiện hạng mục này không phải việc các cá nhân đưa ra ý kiến của mình, mà là liệu chúng ta có thể ủng hộ tích cực các học viên khác và giúp họ thành công hay không.
Thỉnh thoảng tôi nhận ra một số thiếu sót của các học viên khác. Trên thực tế, những vấn đề đó có thể chỉ là tạm thời hay chỉ là những hiện tượng bề mặt. Nếu một học viên có suy nghĩ muốn trợ Sư Chính Pháp hay cứu độ chúng sinh, thì chúng ta cần toàn tâm toàn ý để hỗ trợ. Vì Sư phụ đã luôn tin tưởng vào các học viên, nên chúng ta không có sự bao biện nào cho việc không trợ giúp các đồng tu với chính niệm.
Trợ giúp các đồng tu
Có một học viên đã từng tu luyện tinh tấn. Sau đó, vì cuộc bức hại và một số nguyên nhân khác, anh ấy đã đã rời Trung Quốc ra nước ngoài sinh sống. Tuy nhiên, vì rất bận rộn với cuộc sống mưu sinh, anh ấy đã dần buông lơi trong tu luyện. Sau đó, anh có lẽ đã làm những việc mà người tu luyện không nên làm và tình hình của anh càng ngày càng tệ hơn. Trong vài tháng qua, tôi đã nhiều lần cố gắng liên lạc với anh, nhưng cả email và điện thoại của tôi đều không đến được anh. Trong thâm tâm tôi đã nghĩ rằng chắc anh không còn hy vọng nữa.
Sau đó vào một hôm tôi đã nhận được email trả lời của anh. Email không dài nhưng tôi đã bị chấn động khi đọc nó; tôi nghĩ rằng vẫn còn cơ hội cho học viên này quay lại con đường tu luyện.
Tôi nhớ vài năm trước khi một thành viên trong gia đình tôi bị giam giữ ở Trung Quốc và tôi không biết chi tiết sự việc ra sao, tôi đã lo lắng và không biết phải làm gì. Sau đó, mỗi khi học Pháp, tôi đã nghĩ anh và những học viên khác bị giam giữ cũng đang học Pháp cùng tôi. Tương tự, tôi cũng nghĩ chúng tôi đang luyện các bài công pháp cùng nhau và phát chính niệm với nhau. Sau đó, học viên này đã được thả ra. Sau đó anh đã tu luyện trở lại và tham gia góp sức vào các nỗ lực chứng thực Pháp và giảng chân tướng.
Trong văn hóa Trung Hoa cổ truyền có một chuỗi 24 truyện về chữ “hiếu”. Một câu chuyện trong số đó kể về Tăng Sâm, một học trò nổi tiếng của Khổng Tử. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, khi còn nhỏ Tăng Sâm thường phải ra ngoài nhặt củi để kiếm sống. Một hôm, có một vị khách đến chơi mà không báo trước. Mẹ của ông không biết phải đón tiếp vị khách như thế nào trong vai trò là trụ cột trong gia đình, và bà bắt đầu cắn vào ngón tay mình. Bất chợt, Tăng Sâm cảm thấy nhói đau ở tim và biết là mẹ đang gọi mình. Ngay lập tức ông vác củi trở về nhà và hỏi mẹ xem chuyện gì đã xảy ra. Mẹ ông nói rằng: “Nhà mình đang có một vị khách không mời mà đến, mẹ đang mong con về để lo chuyện này”. Tăng Sâm đã đón tiếp và đối xử nồng hậu với vị khách.
Câu chuyện này là một phần trong văn hóa Thần truyền Trung Quốc. Khi nhận ra Pháp là trân quý và thời kỳ Chính Pháp này là chưa từng xảy ra, chúng ta nên toàn tâm toàn ý hỗ trợ các đồng tu, điều ấy sẽ mang lại hiệu quả—giống như câu chuyện được đề cập ở trên. Chúng ta không phải làm điều này cho bản thân mình mà là cho các chúng sinh đằng sau các đồng tu. Khi phải đảm đương các công việc trong vai trò là học viên, chúng ta sẽ chứng kiến sức mạnh của Pháp.
Hiểu rõ sứ mệnh của chúng ta
Sống trong xã hội người thường, tôi thường có nhiều quan niệm, nghĩ rằng người này ích kỷ người kia hợm hĩnh. Bởi vậy, tôi đã để lỡ rất nhiều cơ hội để cứu độ chúng sinh.
Trong những năm gần đây, nhiều chuyện đã xảy đến với những người xung quanh tôi. Chồng của người bạn cùng lớp đại học của tôi đã chết vì bệnh ung thư. Mặc dù bộ phận nơi tôi đang làm việc không lớn, một đồng nghiệp đã mất vì bệnh ung thư, một cái chết nữa của chồng bạn đồng nghiệp do bệnh ung thư, một người đã nghỉ việc cũng do ung thư, trong khi một hoặc hai người được chờ đợi xét nghiệm lại khối u—họ có cả những vấn đề về sức khỏe lẫn tinh thần. Một số đồng nghiệp hoặc hàng xóm của tôi có vợ hay chồng ngoại tình, một số có con chậm phát triển, một số phải sống với gia đình tan vỡ, ngôi nhà của một người bạn đã bị ngân hàng lấy đi vì họ không thể tiếp tục trả tiền thế chấp, và nhiều thứ khác.
Trong kinh văn “Chính niệm” Sư phụ giảng: “Các đệ tử Đại Pháp đã trở thành hy vọng duy nhất có thể cứu [của] chúng sinh”. Trước đây, tôi không hiểu lắm hàm nghĩa của câu này. Do nghiệp lực và các quan niệm của con người cùng với đạo đức suy đồi trong xã hội, rất nhiều người không hiểu Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp. Đặc biệt là những người dân Trung Quốc không biết sự thật có thể phản đối hoặc công kích Đại Pháp. Khi còn nhân tâm, tôi có xu hướng coi thường người khác và không muốn hòa đồng với họ. Nhưng tôi là hy vọng duy nhất để họ được cứu, vậy mà ngày này qua ngày khác tôi đã để lỡ rất nhiều cơ hội và gây ra những tổn thất lớn.
Trong suốt lịch sử nhân loại, đã có nhiều trận chiến do Hàn Tín, Nhạc Phi, và những nhân vật khác chỉ huy—trong đó quân đội nhỏ đánh bại quân địch có lực lượng lớn hơn. Vào thời đại nhà Đường huy hoàng hoặc các triều đại khác, những người có đức, có tài cũng đã thiết lập nền văn minh rực rỡ trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội. Tương tự như vậy, trong thời kỳ này khi chúng ta chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh—bất kể là giảng chân tướng hay phát chính niệm, chúng ta phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm và sứ mệnh của mình. Nếu không, với trọng trách và kỳ vọng, chúng ta sẽ dẫn chúng sinh trong những vùng nhất định tới chỗ không có tương lai nếu chúng ta không hoàn thành trọng trách chỉ vì buông lơi hay các chấp trước của bản thân mình. Điều này sẽ gây ra những hối tiếc và tổn thất lớn.
Gần đây tôi thường rất cảm động khi học Chuyển Pháp Luân. Là những sinh mệnh nhỏ bé trong vũ trụ, chúng ta đã may mắn khi có thể tu luyện và được cứu độ; hơn nữa, chúng ta đã được giao trách nhiệm quan trọng. Mỗi bước đi trên con đường đòi hỏi chúng ta phải ngộ được Pháp và luôn hướng nội. Chúng ta không nên đánh giá các đồng tu hoặc người thường bằng quan niệm con người. Điều quan trọng nhất là chúng ta bình tĩnh kiểm tra xem đã chiểu theo Pháp chưa, đã hành động theo tiêu chuẩn Chân–Thiện–Nhẫn chưa. Ngay cả khi còn một chút hy vọng, miễn là nó phù hợp với Pháp, chúng ta cũng cần hỗ trợ những người khác, và tạo cơ hội cho họ bằng chính niệm.
Khi chúng ta thật sự có thể buông bỏ tự ngã và hiểu rằng chúng ta là hy vọng duy nhất của chúng sinh ở vùng đó, chúng ta sẽ biết mình phải làm gì. Chúng ta cũng sẽ trải nghiệm sự từ bi và sự tinh thâm của Đại Pháp.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/node/113659
http://pureinsight.org/node/6359
Ngày đăng: 02-02-2013
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.