Ngộ thiên cơ của Thần qua «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» (Phần 1)
Tác giả: Đường Lý
[Chanhkien.org] «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» là cuốn sách ghi lại thiên cơ mà Thần tiết lộ cho nhân loại một cách tường tận nhất. Mặc dù người ta có nhiều kiến giải khác nhau về những thiên cơ ẩn chứa trong «Khải Huyền», nhưng lịch sử và hiện thực đã giúp rất nhiều người có trí tuệ đi đến một nhận thức chung.
Sau đây, lấy «Khải Huyền» làm chủ tuyến, kết hợp với các lời tiên tri có liên quan và hiện thực xã hội ngày nay, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những thiên cơ được tiết lộ trong cuốn sách.
1. Chủ Thần và Đạo của Thần
Bốn chương đầu của «Khải Huyền» chủ yếu miêu tả về Chủ Thần và Đạo của Thần.
“Giăng đã làm chứng về lời Đức Chúa Trời và về lời chứng của Đức Chúa Jesus, tức những gì ông đã thấy.” (Khải Huyền, 1:2)
“Giăng kính gửi bảy hội thánh trong vùng A-si-a: Nguyện xin ân sủng và bình an đến cùng anh chị em từ Đấng Hiện Có, Đã Có, và Sắp Đến, từ bảy vị Thần ở trước ngai Ngài, từ Đức Chúa Jesus, Chứng Nhân Trung Tín, Con Đầu Lòng từ trong cõi chết, và Lãnh Tụ của các vua trên đất.” (Khải Huyền, 1:4-5)
“Chúa là Đức Chúa Trời, Đấng Hiện Có, Đã Có, và Sắp Đến, và là Đấng Toàn Năng phán, ‘Ta là An-pha và Ô-mê-ga.'” (Khải Huyền, 1:8)
“Khi thấy Ngài, tôi ngã quỵ nơi chân Ngài như người chết. Bấy giờ Ngài đặt tay phải Ngài trên tôi và nói, “Đừng sợ. Ta là Đấng Đầu Tiên và Đấng Cuối Cùng.” (Khải Huyền, 1:17)
Đoạn miêu tả trên, kết hợp với bức thư gửi bảy hội thánh đã nói với chúng ta rằng: Chủ Thần là Đấng Toàn Năng, nhờ ý chỉ của Chủ Thần mà sáng tạo ra vạn vật; Đạo của Thần (word of God) chính là Pháp của Chủ Thần, và được Chúa Jesus kiến chứng; Đạo của Thần chủ yếu là “Thành Tín Chân Thật” (Faithful and True), còn bao gồm lòng yêu thương, thiện tâm và nhẫn nại, khái quát lại thì chính là ba chữ “Chân, Thiện, Nhẫn”.
Chương 19 của «Khải Huyền», tiết “Người cưỡi bạch mã” miêu tả:
“Bấy giờ tôi thấy trời mở ra; và kìa, một con ngựa trắng với người cưỡi nó được xưng là Đấng Thành Tín và Chân Thật, và Ngài theo lẽ công chính mà đoán xét và tuyên chiến. Mắt Ngài như ngọn lửa hừng, trên đầu Ngài có nhiều vương miện, và Ngài có một danh được ghi rõ, nhưng không ai hiểu ngoài Ngài. Ngài mặc một áo choàng đã nhúng trong máu, và danh Ngài được xưng là Lời Đức Chúa Trời.” (Khải Huyền, 19:11-13)
“Trên áo Ngài và nơi đùi Ngài có ghi một danh, ‘Vua của các vua và Chúa của các chúa’.” (Khải Huyền:19:16)
«Khải Huyền» minh xác nói với thế gian rằng: “Vạn vương chi Vương, Vạn chủ chi Chủ” (King of kings, Lord of lords) là Đấng Bất Diệt của vũ trụ, là Chủ Thần Toàn Năng, là Vũ trụ Chí Tôn; Đạo của Thần là Pháp của Vũ trụ Chí Tôn, cũng là chân lý vũ trụ, chính là Đại Pháp vũ trụ (Pháp Luân Đại Pháp) với Pháp lý tối cao “Chân-Thiện-Nhẫn”.
Đối với danh xưng của Chủ Thần, Phật Thích Ca Mâu Ni gọi Ngài là “Chuyển Luân Thánh Vương”; tiên tri của người thế gian gọi là “Di Lặc Phật”, “Đại Thánh nhân”; «Cách Am di lục» gọi Đại Thánh nhân là “Vương trung chi Vương” trên thiên thượng. Ấy là bởi vì Chủ Thần có những hiển hiện khác nhau tại các tầng thứ khác nhau, thể hiện ở tầng thứ cao thì là “Vạn vương chi Vương”, “Vương trung chi Vương”, còn hiển hiện tại thế gian thì chính là Đại Thánh nhân.
Các lời tiên tri cổ đại Trung Quốc có rất nhiều dự ngôn và ca ngợi đối với Đại Thánh nhân và Pháp mà Ngài truyền. Chẳng hạn «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượng thời Tam quốc, Khóa 12 viết: “Chửng hoạn cứu nạn, Thị duy Thánh nhân, Dương phục nhi trị, Hối cực sinh minh” (Cứu họa cứu nạn, Duy có Thánh nhân, Dương phục mà trị, Đêm hết ngày rạng); «Dự ngôn thi» của Bộ Hư Đại sư triều Tùy viết: “Thế vũ tam phân, Hữu Thánh nhân xuất, Huyền sắc kỳ quan, Long trương kỳ phục; Thiên địa phục minh, Xử trị vạn vật, Tứ hải âu ca, Ấm thụ kỳ phúc” (Thiên hạ chia ba, Có Thánh nhân xuất, Đội mũ huyền sắc, Trang phục rồng bay; Thiên địa phục minh, Sửa trị vạn vật, Bốn biển ngợi ca, Đắm trong hạnh phúc); «Thôi Bối Đồ» của Viên Thiên Cang, Lý Thuần Phong triều Đường, Tượng 44 viết: “Trung Quốc nhi kim hữu Thánh nhân, Tuy phi hào kiệt dã chu thành, Tứ Di trùng dịch xưng Thiên tử, Phủ cực thái lai cửu quốc Xuân” (Trung Quốc ngày nay có Thánh nhân, Dẫu không hào kiệt cũng chu toàn, Tứ Di nhìn lại xưng Thiên tử, Khổ tận cam lai nước mãi Xuân). Trong dự ngôn «Thiêu Bính Ca», Lưu Bá Ôn triều Minh dùng “rải vàng khắp Yên nam Triệu bắc” để ca ngợi Pháp mà Thánh nhân truyền quý giá như vàng.
Như vậy, Đại Thánh nhân được đề cập tới rốt cuộc là ai? Trong dự ngôn «Thiêu Bính Ca», Lưu Bá Ôn miêu tả: “Ngũ bách niên gian xuất Thánh quân” (Trong năm trăm năm xuất Thánh quân), chỉ rõ thời gian Thánh nhân xuất hiện là 500 năm sau (tính từ triều Minh), cũng chính là ngày hôm nay. Dự ngôn Hàn Quốc «Cách Am di lục» chỉ rõ Thánh nhân họ là Mộc Tử (chữ “Lý” (李) do “Mộc Tử” (木子) ghép thành), thuộc Thỏ (sinh năm Thỏ), tháng Tư xuất sinh tại phía Bắc vĩ tuyến 38 (vĩ tuyến phân chia Nam-Bắc Triều Tiên ngày nay), dưới chân núi Tam Thần sơn (tức núi Trường Bạch ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc). Năm 2005, khi hoa Ưu Đàm Bà La nở trên bức tượng Phật trong một ngôi chùa ở Nam Hàn, thì dự ngôn của Phật Thích Ca Mâu Ni từ 2.500 năm trước đã ứng nghiệm—”Chuyển Luân Thánh Vương” hiện đang Chính Pháp tại thế gian. Không nói cũng rõ, “Vạn vương chi Vương”, “Vương trung chi Vương”, “Chuyển Luân Thánh Vương”, “Đại Thánh nhân” được nhắc tới trong các dự ngôn đều chỉ người sáng lập Pháp Luân Công!
Trong «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» cũng có hai danh từ cần được làm rõ, đó là “Thánh đồ” (apostles) và “ấn ký của Thần” (seal of God).
“Ấn ký của Thần” được miêu tả trong một đoạn của Chương 7 như sau:
“Đoạn tôi thấy một vị thiên sứ khác đi lên từ hướng mặt trời mọc, có ấn của Đức Chúa Trời hằng sống. Vị thiên sứ ấy lớn tiếng nói với bốn vị thiên sứ đã được ban cho quyền làm hại đất và biển rằng, ‘Xin chớ làm hại đất, biển, hoặc cây cối, cho đến khi chúng tôi đã đóng ấn trên trán các đầy tớ của Đức Chúa Trời chúng ta.’” (Khải Huyền, 7:2-3)
Chương 14 cũng miêu tả người có ấn ký của Thần trên trán như sau:
“Sau đó tôi thấy, kìa, Chiên Con đang đứng trên Núi Si-ôn, cùng với Ngài là một trăm bốn mươi bốn ngàn người có danh Ngài và danh của Cha Ngài ghi trên trán họ.” (Khải Huyền, 14:1)
“Trong miệng họ không một lời dối trá; họ không có chỗ nào chê trách được.” (Khải Huyền, 14:5)
Ngày nay, những người tiếp thụ ấn ký của Thần là những người chịu đồng hóa với Pháp lý “Chân-Thiện-Nhẫn” của vũ trụ, trở thành Thánh đồ, tức đệ tử Đại Pháp (con số “144.000” chỉ các đồ đệ của Chúa Jesus nay chuyển sinh làm đệ tử Đại Pháp, họ có ký hiệu riêng trên trán). Còn với những người từ nội tâm nhận thức Pháp Luân Đại Pháp là tốt, họ sẽ có đại phúc phận.
Điều cần nhấn mạnh ở đây là, dự ngôn «Cách Am di lục» chỉ rõ: Pháp do Đại Thánh nhân truyền là chính Pháp, không có thiếu sót; Đại Pháp mà Ngài truyền được quy kết bởi “tam ngôn” (tức “Chân, Thiện, Nhẫn”), “lưỡng bạch” (ngôn ngữ thiển bạch, đạo lý minh bạch); toàn bộ tôn giáo khi ấy đều vô hiệu lực, Pháp Luân Đại Pháp khiến vạn pháp quy nhất. Phật Thích Ca Mâu Ni năm xưa cũng có dự ngôn tương tự như vậy.
Ghi chú: Để hiểu được toàn bộ nội dung «Khải Huyền», mời quý độc giả đọc loạt bài Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền».
(còn tiếp…)
Dịch từ:
http://zhengjian.org/zj/articles/2007/6/8/44305.html
Ngày đăng: 12-08-2011
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.