Ngộ thiên cơ của Thần qua «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» (Phần 3)



Tác giả: Đường Lý

[Chanhkien.org]

3. Đại chiến Chính-tà và thẩm phán của Thần

Đại chiến Chính-tà thực ra là cuộc chiến giữa lực lượng chính nghĩa và thế lực tà ác, xoay quanh cách thức đối đãi với Đại Pháp vũ trụ và cứu độ chúng sinh. Trong đó Pháp Luân Công đại biểu lực lượng chính nghĩa để hồng truyền Đại Pháp, duy hộ Đại Pháp và cứu độ chúng sinh; còn Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đại biểu thế lực tà ác nhằm phá hoại Đại Pháp, bức hại Đại Pháp và hủy diệt chúng sinh. Cuộc đọ sức giữa Chính và tà này đồng thời triển khai ở cả thiên thượng và nhân gian. Chương 13, 19 và 20 «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» dành nhiều phần để miêu tả vấn đề này.

Khi ấy năng lực, địa vị và quyền bính của con rồng đỏ (ĐCSTQ) đều được cấp cho con thú từ dưới biển lên (Giang Trạch Dân).

Con Thú được ban cho cái miệng nói những lời ngạo mạn và phạm thượng, và được ban cho quyền để hành động trong bốn mươi hai tháng. Nó mở miệng nói những lời xúc phạm đến Đức Chúa Trời, xúc phạm đến danh Ngài, đến nơi thờ phượng Ngài, và đến những đấng ở trên trời. Nó cũng được cho phép giao chiến với các thánh đồ và chiến thắng họ; và nó được ban cho quyền trên mọi bộ lạc, mọi dân tộc, mọi ngôn ngữ, và mọi quốc gia.” (Khải Huyền, 13:5-7)

Miêu tả về đại chiến Chính-tà này đã được kiểm chứng sau khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp kể từ ngày 20/7/1999. ĐCSTQ đã huy động toàn lực bộ máy tuyên truyền để bịa đặt, phỉ báng và vu khống Đại Pháp; sử dụng toàn bộ bộ máy chuyên chính để tịch biên, hủy sách, bắt người, tra tấn và hành hạ học viên Đại Pháp. Ở bề mặt là đàn áp Pháp Luân Công, nhưng trên thực tế đệ tử Đại Pháp đã hòa bình và lý tính để kháng cự và tiêu hủy giấc mộng “tiêu diệt Pháp Luân Công trong 3 tháng” của ĐCSTQ, khiến ĐCSTQ cưỡi hổ rồi khó xuống, cuối cùng tiến tới thất bại và diệt vong.

Khi miêu tả trận quyết chiến này, Chương 19 «Khải Huyền», tiết “Người cưỡi bạch mã” và “Đạo của Thần” viết:

Bấy giờ tôi thấy trời mở ra; và kìa, một con ngựa trắng với người cỡi nó được xưng là Đấng Thành Tín và Chân Thật, và Ngài theo lẽ công chính mà đoán xét và tuyên chiến.” (Khải Huyền, 19:11)

Từ miệng Ngài ra một thanh gươm sắc bén, để Ngài dùng nó đánh hạ các nước; Ngài chăn dắt họ bằng một cây gậy sắt; và Ngài đạp nát nho trong bồn ép nho cho thành rượu sủi bọt thịnh nộ phừng phừng của Đức Chúa Trời Toàn Năng.” (Khải Huyền, 19:15)

Ẩn dụ ở đây có 2 ý: (i) Bản thân Đại Pháp vũ trụ chính là thanh gươm phá trừ dối trá và tiêu diệt tà ác; (ii) «Cửu Bình» là thanh kiếm sắc hướng vào tử huyệt của tà đảng, khiến ĐCSTQ rơi vào tử địa.

Đối với cảnh tượng trận quyết chiến Chính-tà, «Khải Huyền» miêu tả như sau:

Bấy giờ tôi thấy Con Thú, các vua trên đất, và các đạo quân của họ tập họp lại để chiến đấu với Đấng cưỡi ngựa trắng và với đạo quân của Ngài. Con Thú và tiên tri giả của nó đều bị bắt sống; tiên tri giả ấy là kẻ đã thực hiện những dấu lạ trước mặt Con Thú; nó đã dùng những dấu lạ để gạt những kẻ đã nhận dấu của Con Thú và những kẻ thờ phượng tượng của Con Thú. Hai kẻ đó bị quăng sống vào lò lửa cháy phừng phừng với lưu huỳnh.” (Khải Huyền, 19:19-20)

Chính nghĩa cuối cùng đã chiến thắng tà ác, khởi đầu thẩm phán của Thần.

Thẩm phán của Thần là công chính và nghiêm khắc, tất cả mọi người (bao gồm cả người chết) đều được đưa ra xét xử dựa trên phép tắc “Thiện ác tất báo”, và trong «Khải Huyền» đều có thuyết minh rõ ràng.

Về thẩm phán đối với rồng đỏ (ĐCSTQ), Chương 20 «Khải Huyền» viết:

Vị thiên sứ ấy bắt Con Rồng, tức con rắn thời xưa, là Ác Quỷ và Sa-tan, và xiềng nó lại một ngàn năm. Vị thiên sứ ấy quăng nó vào vực thẳm, khóa miệng vực thẳm lại, và đóng ấn lên trên, để nó không thể lừa dối các dân nữa…” (Khải Huyền, 20:2-3)

Về thẩm phán đối với đại dâm phụ (thành Babylon vĩ đại hay Bắc Kinh), Chương 18 «Khải Huyền» viết:

Vì vậy các tai họa sẽ đến với nó chỉ trong một ngày: Chết chóc, đau buồn, và đói khát; Nó sẽ bị lửa hừng thiêu đốt, Vì Chúa, Đức Chúa Trời, Đấng đoán xét nó, thật quyền năng.” (Khải Huyền, 18:8)

Vị thiên sứ đó cất tiếng dõng dạc nói rằng, ‘Đã sụp đổ rồi! Ba-by-lon lớn đã sụp đổ rồi! Nó đã trở nên chỗ ở của các quỷ, Nơi giam giữ mọi tà linh ô uế, Nơi giam giữ mọi loài chim không thanh sạch và gớm ghiếc.'” (Khải Huyền, 18:2)

Về thẩm phán đối với con thú (Giang Trạch Dân), Chương 19 «Khải Huyền» viết:

Con Thú và tiên tri giả của nó đều bị bắt sống; tiên tri giả ấy là kẻ đã thực hiện những dấu lạ trước mặt Con Thú; nó đã dùng những dấu lạ để gạt những kẻ đã nhận dấu của Con Thú và những kẻ thờ phượng tượng của Con Thú. Hai kẻ đó bị quăng sống vào lò lửa cháy phừng phừng với lưu huỳnh.” (Khải Huyền, 19:20)

Về thẩm phán đối với các vua trên đất (những người trợ giúp ĐCSTQ hành ác với Đại Pháp), Chương 19 «Khải Huyền» viết:

Sau đó tôi thấy một vị thiên sứ đứng trong mặt trời; vị thiên sứ ấy lớn tiếng bảo mọi loài chim bay giữa trời rằng, ‘Hãy đến! Hãy tụ họp để dự đại tiệc của Đức Chúa Trời, để các ngươi có thể ăn thịt các vua, thịt các quan tướng, thịt các dũng sĩ, thịt các chiến mã, thịt các kỵ binh, và thịt của mọi người, cả tự do lẫn nô lệ, cả nhỏ lẫn lớn.'” (Khải Huyền, 19:17-18)

Về thẩm phán đối với những người bái tượng thú và nhận ấn ký của thú (những người từng gia nhập đảng, đoàn, đội mà không thoái xuất), Chương 14 «Khải Huyền» viết:

Kế đến một vị thiên sứ khác, vị thiên sứ thứ ba, theo sau hai vị kia, hô to, ‘Ai thờ phượng Con Thú và hình tượng nó, nhận lấy dấu của nó trên trán hay trên tay mình, kẻ ấy phải uống rượu thịnh nộ của Đức Chúa Trời, được rót vào chén thịnh nộ của Ngài với nguyên nồng độ. Kẻ ấy sẽ bị lửa và lưu huỳnh hành hạ trước mặt các vị thiên sứ thánh và trước mặt Chiên Con. Khói khổ hình của chúng sẽ bay lên đời đời vô cùng. Những kẻ thờ phượng Con Thú và hình tượng nó, và bất cứ ai nhận lấy dấu của danh nó sẽ không được an nghỉ cả ngày lẫn đêm.'” (Khải Huyền, 14:9-11)

Về thẩm phán đối với những người chưa nhận ấn ký của Thần (chưa đắc Pháp), Chương 9 «Khải Huyền» viết:

Vị thiên sứ thứ năm thổi kèn, tôi thấy một ngôi sao từ trời rơi xuống đất, và ngôi sao ấy được ban cho chìa khóa của vực thẳm. Ngôi sao ấy mở vực thẳm, khói từ vực thẳm bốc lên cuồn cuộn như khói của một lò lửa lớn; mặt trời và bầu trời bị khói từ vực thẳm che tối. Từ trong luồng khói đó châu chấu bay ra khắp đất, và chúng được ban cho quyền phá hoại như quyền của những bò cạp trên đất. Chúng được lệnh không được làm hại cỏ xanh, các loài thực vật, hay cây cối trên đất, nhưng chỉ làm hại những người không có ấn của Đức Chúa Trời trên trán. Chúng không được phép giết họ, nhưng chỉ hành hạ trong năm tháng, và họ sẽ bị đau đớn như bị bò cạp chích. Trong những ngày ấy người ta sẽ tìm cái chết nhưng tìm không thấy, họ mong cho được chết, nhưng tử thần đã trốn khỏi họ.” (Khải Huyền, 9:1-6)

Về thẩm phán đối với người chết, Chương 20 «Khải Huyền» viết:

Bấy giờ tôi thấy một chiếc ngai trắng lớn và Đấng ngồi trên ngai đó. Trước mặt Ngài đất và trời đều biến mất, chẳng còn thấy đâu nữa. Tôi cũng thấy những người chết, cả lớn lẫn nhỏ, đứng trước ngai, và các sách được mở ra; cũng có một sách khác được mở ra, đó là sách sự sống. Những người chết bị xét xử tùy theo những việc họ làm, y như đã ghi trong các sách đó. Biển trả lại những người chết nó giữ; tử thần và âm phủ cũng trao lại những người chết trong chúng. Mọi người đều bị xét xử tùy theo những việc họ làm. Sau đó tử thần và âm phủ sẽ bị quăng vào hồ lửa. Đây là sự chết thứ hai, tức hồ lửa. Nếu tên ai không được ghi vào sách sự sống, người ấy sẽ bị quăng vào hồ lửa.” (Khải Huyền, 20:11-15)

Thẩm phán của Thần chủ yếu là thẩm phán đối với đại biểu cho thế lực tà ác—ĐCSTQ, «Dự ngôn thi» của Bộ Sư Đại sư triều Tùy dùng “Cái quan định, Công tội phân” (Nắp hòm đậy, Công tội phân) để miêu tả điều này. Bởi vì trong trận đại chiến Chính-tà này, tất cả mọi người đều lựa chọn vị trí cho mình, đứng về một trong hai phía, nên những ai đứng về phía tà ác (gồm cả những người không tự giác) đều phải chịu trừng phạt trong thẩm phán của Thần.

Trong thẩm phán của Thần, không chỉ trừng phạt tà ác và kẻ phạm tội, còn có hồi báo cho người thiện lương. Ví dụ, đối với những người thụ ấn của Thần, họ đứng hát trước Ngai của Thượng Đế Toàn Năng (Chương 14), hoặc phục sinh (Chương 20):

Sau đó tôi thấy, kìa, Chiên Con đang đứng trên Núi Si-ôn, cùng với Ngài là một trăm bốn mươi bốn ngàn người có danh Ngài và danh của Cha Ngài ghi trên trán họ. Tôi nghe một âm thanh từ trời, như âm thanh của nhiều dòng nước tuôn đổ và như tiếng sấm nổ lớn vang rền, và âm thanh tôi nghe đó giống như âm thanh của nhiều tiếng hạc cầm do các nhạc sĩ tấu lên cùng một lúc. Họ hát một bản thánh ca mới trước ngai, trước bốn Sinh Vật và các vị trưởng lão. Không ai có thể học bài thánh ca đó, ngoại trừ một trăm bốn mươi bốn ngàn người đã được chuộc khỏi đất.” (Khải Huyền, 14:1-3)

Kế đó tôi thấy các ngai và những người ngồi trên các ngai, và họ được ban cho quyền xét xử. Đoạn tôi thấy linh hồn của những người bị chém đầu vì đã làm chứng cho Đức Chúa Jesus và cho lời của Đức Chúa Trời, và những người không thờ phượng Con Thú và hình tượng nó, và không nhận dấu của nó trên trán hoặc trên tay mình. Những người ấy được sống lại và trị vì với Đấng Christ một ngàn năm.” (Khải Huyền, 20:4)

Điều đặc biệt cần chỉ rõ là, trong «Khải Huyền» có hai chỗ đề cập tới “các vua”. Kết thúc Chương 17 miêu tả về hình phạt đối với đại dâm phụ như sau:

Người đàn bà ngươi thấy là thành phố lớn, nắm quyền thống trị các vua trên đất.” (Khải Huyền, 17:18)

Chương 16 khi miêu tả về vị thiên sứ thứ sáu đổ bát của mình viết như sau:

Vị thiên sứ thứ sáu đổ bát của mình trên sông lớn Ơ-phơ-rát; nước sông ấy cạn khô để mở đường cho các vua từ phương Đông đến.” (Khải Huyền, 16:12)

Ở đây chỉ rõ rằng: Khi “Vạn vương chi Vương” hạ xuống nhân gian Chính Pháp, thì các Vua trên thiên thượng đều đi theo hạ phàm, nhưng chủ yếu tập trung tại phương Đông, cụ thể là Trung Quốc dưới sự thống trị của chính quyền Bắc Kinh (thành Babylon vĩ đại).

Ghi chú: Để hiểu được toàn bộ nội dung «Khải Huyền», mời quý độc giả đọc loạt bài Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền».

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2007/6/8/44305.html



Ngày đăng: 17-08-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.