Cấu trúc ngôn ngữ



Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp

[Chanhkien.org] Ngôn ngữ không chỉ được cấu thành bởi các ký tự cấu tạo nên từ ngữ bề mặt. Ngôn ngữ không chỉ là hàm nghĩa bề mặt được ban cho con người ở không gian này. Ngôn ngữ có nội hàm sâu hơn ở đằng sau. Đó chính là hàm nghĩa thâm sâu phía sau các chữ và tác dụng của nó, thứ đóng một vai trò trung tâm cho các sinh mệnh ở nhiều không gian. Từ không gian khác, nội hàm của ngôn ngữ là biến đổi rất lớn.

Cùng một từ nhưng khi phát ra từ miệng của những người khác nhau thì có hàm nghĩa hoàn toàn khác nhau. Nó giống như là mỗi người đều có một thân thể ở không gian này, nhưng họ cũng có cá tính khác nhau và đặc tính thiện-ác khác nhau. Chữ viết bản thân nó chỉ giống như “lớp da bên ngoài”, hay như một tòa nhà có thể được làm bằng gạch, bê tông hay sắt thép, nhưng vẫn có thể nhìn giống nhau.

Lấy ví dụ, từ “Đức” là một sinh mệnh Thiện khi nó xuất ra từ miệng của một người lương thiện; nhưng nếu phát ra từ miệng kẻ ác, nó lại là sinh mệnh ác. Kẻ cầm đầu tà ác ở Trung Quốc từng nói “lấy đức trị quốc”, nghe rất đường hoàng chân chính ở bề mặt; tuy nhiên nhìn từ không gian khác, điều gì đằng sau những từ này? Không có chút đức nào, mà toàn là cóc nhái, cá sấu, bọ cạp, v.v. Đây là những con vật hung dữ và độc hại, chỉ có thể hại người.

Giờ đây, những người thanh tỉnh trong chúng ta nên nhìn ngôn ngữ từ một góc độ khác. Người Trung Quốc thời cổ đại có một cảm giác về trách nhiệm rất lớn. Thời ấy, người viết văn phải giảng Đức và giữ tâm thân thanh tịnh. Sau khi hoàn thành, bài viết có thể phát ra những điều Thiện và chân chính, từ đó được chấp nhận. Ở Đại Lục, dù là hiện nay hay trong quá khứ, người ta vẫn luôn tuyên truyền rằng “toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân”, nhưng tạo sao bây giờ không ai nghe nó? Đó là bởi vì người tuyên truyền khẩu hiệu này mang theo đầy tâm ích kỷ và tự tư. Làm sao người ta có thể tin nó được? Nhưng cũng có người bị mê hoặc. Họ nghĩ rằng chủ nghĩa nào đó là tốt và cho rằng học theo Lôi Phong là điều rất tốt. Nhưng tại sao họ không thể nghĩ thêm rằng người tuyên truyền những khẩu hiệu tưởng như “tốt đẹp” này lại có một cái tâm thật dơ bẩn? Điều này cho phép các nhân tố tà ác ẩn náu đằng sau những chữ này, mang theo các tín tức xấu và lừa dối con người.

Những chữ này có thể có ảnh hưởng tốt hay không? Những chữ ở bề mặt chỉ là một loại ký hiệu. Điều thực sự khởi tác dụng chính là rất nhiều lớp nhân tố đằng sau các chữ. Còn với kiểu nói rập khuôn của các quan chức Đại Lục, người ta không nghe theo chúng dẫu chỉ một chút. Những từ ngữ này nghe có vẻ chân thành và cao thượng, nhưng chúng không có nội hàm và trống rỗng. Ai có thể nghe theo chúng? Theo tôi, nhìn từ góc độ khác, chúng chỉ có thể hại người và đầu độc con người, cho dù chúng nghe “cao thượng” như thế nào.

Giờ hãy nói về tu luyện. Thần nên nhìn nhận vấn đề từ một giác độ cao hơn. Tôi luôn cảm thấy hối tiếc cho những học viên bị lừa dối bởi những người “tà ngộ”. Làm sao những trò trẻ con này lại có thể được dùng để lừa dối và làm hoang mang con người? Thực ra, khi người ta “ngộ theo đường tà”, thì họ đã là “tà” rồi. Khi đó các nhân tố tà ác hay thậm chí xấu xa hơn sẽ ở đằng sau những lời họ nói, bất kể chúng nghe “hợp lý” như thế nào. Nếu bạn nghe họ, tà ác sẽ chui vào đầu óc bạn. Nhưng bạn vẫn nghĩ đó là trích dẫn từ trong sách. Nhưng bạn đâu biết rằng họ đã thêm những thứ của họ vào đó? Thật là nguy hiểm! Tại sao một số người lại bị lừa dối bởi những lời này? Bạn lắng nghe họ và tà ác chui vào đầu bạn. Điều này có thể là tốt không? Một học viên không minh bạch về Pháp là rất nguy hiểm. Các học viên nhất định phải thanh tỉnh về vấn đề ngôn ngữ.

Một số học viên cũng bị lừa dối bởi biểu hiện “tốt bụng” của cảnh sát khi thẩm vấn. Tà ác nói: “Nếu anh trả lời câu hỏi của tôi, anh sẽ được thả. Tất cả những người khác cũng đã khai rồi.” Họ thậm chí còn đưa ra những tờ giấy viết tay của các học viên khác và yêu cầu bạn đọc chúng. Những từ ngữ nghe rất hợp lý, có thể rất xúc động, và thậm chí có những giọt nước mắt rớt trên đó. Kết quả là, những thứ ngụy tạo này làm động nhân tâm của một số học viên và họ kể với cảnh sát mọi thứ. Thực ra, nhìn từ phía bên kia, có những nhân tố tà ác ở đằng sau những từ ngữ tà ác đó. Bất kể những từ ngữ ấy có đúng hay không, chúng ta cần phải hoàn toàn phủ định chúng và từ chối nghe. Cùng lúc ấy, chúng ta cần hoàn toàn diệt trừ các nhân tố tà ác ẩn đằng sau các chữ.

Kỳ thực, tà ác không là gì cả. Chúng chỉ lợi dụng sự thiếu sót trong nhận thức của chúng ta về Pháp cũng như nhân tâm của chúng ta để tiến hành phá hoại. Đồng thời, chúng lợi dụng con người trong mê để hủy hoại con người.

Tôi đang nói về nhận thức của cá nhân tôi về ngôn ngữ, với hy vọng chúng ta có thể thanh trừ chướng ngại của ma quỷ đằng sau các từ ngữ.

Nhận thức của tôi còn có hạn, nếu có chỗ thiếu sót, xin từ bi chỉ chính.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2001/12/10/12826.html
http://pureinsight.org/node/983



Ngày đăng: 23-03-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.