Một chút thể ngộ về ngôn ngữ Tây phương
Tác giả: Học Cảng
[Chanhkien.org] Trước đây khi đọc “Chuyển Pháp Luân” bản tiếng Anh, tôi cảm thấy [bản dịch] so với khái niệm tiếng Anh của bản thân thì khác nhau lắm. Nguyên cuốn “Chuyển Pháp Luân” phiên bản tiếng Anh xem ra thì giống như phiên dịch trực tiếp từ tiếng Trung, ngữ pháp và văn phạm rất gần với Trung văn, nhưng không giống ngữ pháp tiếng Anh thông thường. Lúc đó, theo quan niệm người thường của tôi mà nhìn nhận, cảm thấy phiên dịch không được đạt lắm.
Sau này đi tham dự Pháp hội ở nước ngoài, nghe thấy học viên người phương Tây dùng tiếng Anh để trình bày tâm đắc thể hội của họ, rất rõ ràng mà trôi chảy, ngữ pháp cũng có chút giống như tiếng Trung. Tôi đã có được một thể hội mới: thì ra, văn phạm của tiếng Anh không nhất thiết giống tiếng Anh ngày nay, phức tạp mà quy tắc hóa; tiếng Anh cũng có thể giống như tiếng Trung mà tùy ý sắp xếp, tổ hợp ra từ mới và câu mới. Loại ngữ văn này rõ ràng đã bổ sung những thiếu sót của tiếng Anh hiện đại.
Gần đây, trong lúc học Pháp tôi lại có thêm một thể hội mới. Tôi ngộ ra rằng tiếng Anh ngày nay, thực ra chỉ là lưu lại “âm” của tiếng Anh, mà không lưu lại “chữ” nguyên gốc. Chữ viết tiếng Anh ngày nay thực ra giống như ký tự phiên âm vậy, từ cách đọc của chữ phiên âm ra mà thôi. Vả lại so với không gian cao tầng hơn nhân loại, tiếng Anh là có “chữ”, cũng giống như chữ khối vuông của Trung văn vậy, mỗi chữ đều độc lập, mỗi chữ đều có hình thái độc lập, hai chữ được ghép lại với nhau cũng có thể thành ra một từ mới. Không có văn phạm chặt chẽ, cũng giống như tiếng Trung, có thể tùy ý sắp xếp trở thành từ vựng mới.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/node/21608
Ngày đăng: 15-11-2013
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.