Những dự ngôn vĩ đại về thời đại ngày nay (8): «Thiêu Bính Ca» của Lưu Bá Ôn



—Phân tích tham khảo dự ngôn về sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp

Tác giả: Ban biên tập Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org]

(8) Dự ngôn «Thiêu Bính Ca» của Lưu Bá Ôn triều Minh

Lưu Bá Ôn là Tể tướng khai quốc triều Minh, cũng là tác giả «Thiêu Bính Ca», một trong tam đại dự ngôn dân gian của Trung Quốc (cùng với «Thôi Bối Đồ» của Viên Thiên Cang, Lý Thuần Phong và «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượng). Ông đã tiên tri chuẩn xác các sự kiện chủ yếu phát sinh từ đầu triều Minh cho tới nay, gồm cả dự kiến sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp và ý nghĩa thâm sâu của nó đối với nhân loại. Dưới đây, chúng ta sẽ xem qua một số sự tích về Lưu Bá Ôn và dự ngôn của ông đối với thời đại ngày nay.

Lưu Cơ, người đời gọi là Lưu Bá Ôn, là mưu thần khai quốc của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Lưu Cơ năm 22 tuổi thi đỗ Tiến sĩ. Khi làm quan cho triều Nguyên, ông liêm khiết chính trực, hết mình phụng sự việc công, sau vì tố giác quan Giám sát Ngự sử không làm tròn chức trách mà bị cách chức về quê ẩn cư. Sau khi Chu Nguyên Chương dấy binh, Lưu Cơ xuất sơn, cuối cùng giúp Chu Nguyên Chương thành tựu nghiệp Đế vương.

Chu Nguyên Chương thừa cơ khởi binh, bình định quần hùng, sau cùng lật đổ vương triều nhà Nguyên, đều là nhờ mưu lược đắc lực của Lưu Cơ. Dự ngôn của Lưu Cơ đối với nghiệp Đế vương của Chu Nguyên Chương cuối cùng đã thành hiện thực. Tuy nhiên từ một góc độ khác mà nói, cải triều hoán đại, ấy đều là Thiên ý. Trong «Thiêu Bính Ca», Lưu Bá Ôn đã tiên tri rất xa về tương lai, tất nhiên cũng nhìn thấy khí số triều Nguyên đã tận, triều Minh hưng khởi. Do đó ông mới thuận theo Thiên ý, trở thành một đại danh tướng.

Trước tiên giới thiệu sơ qua một chút về «Thiêu Bính Ca». Là bậc vua chúa, điều Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương quan tâm nhất đương nhiên là liệu bản thân có thể giữ giang sơn mãi mãi hay không. Ông biết Lưu Bá Ôn là người thâm hiểu lý số, nên mới hỏi dò Lưu Bá Ôn về các sự việc liên quan trong tương lai. Thay đổi triều đại tự có định số, thiên cơ càng không thể tùy tiện tiết lộ. Thế nhưng Chu Nguyên Dương dẫu sao cũng là bậc Đế vương, thật khó mà thoái thác, do đó Lưu Bá Ôn mới sáng tác một bài ca nửa tỏ nửa mờ. Vừa tuân mệnh Hoàng đế, vừa lưu lại cho đời sau một kiệt tác kinh thế, một dự ngôn chính xác đến khó mà tin được. Bởi vì khi Lưu Bá Ôn diện kiến, Minh Thái Tổ đang ăn bánh nướng, nên mới gọi là «Thiêu Bính Ca».

Sau đây là đoạn dự ngôn liên quan đến thời đại ngày nay:

Minh Thái Tổ một ngày nọ ngự trong nội điện, đang ăn bánh nướng, vừa ngoạm một miếng, thì giám thị báo có Quốc sư Lưu Cơ yết kiến. Thái Tổ vội đậy bát lại, rồi triệu Lưu Cơ vào. Hành lễ xong xuôi, Hoàng đế hỏi rằng: “Tiên sinh thâm hiểu lý số, có thể biết trong bát ta có vật gì chăng?”

Lưu Cơ bấm tay tính toán một chập, rồi nói: “Nửa tựa mặt trời nửa mặt trăng, vừa bị Kim Long cắn một miếng, là cái bánh nướng”. Mở ra quả đúng là như vậy.

Hoàng đế bèn hỏi thiên hạ đời sau việc như thế nào: “Việc trong thiên hạ sẽ ra sao? Thiên hạ nhà Chu có được lâu dài hay không?”

Lưu Cơ đáp: “Số Trời mênh mông, ta là chủ vạn con vạn cháu, hà tất phải hỏi”.

Rất minh hiển, Lưu Cơ đáp lại câu hỏi của Chu Nguyên Chương, là một lời mà hai ý nghĩa. Bề mặt là một câu đáp thuận miệng, nói giang sơn triều Minh sẽ truyền tới thiên thu vạn đại, nhưng thực tế là dự ngôn minh xác rằng: Giang sơn triều Minh sẽ truyền tới Hoàng đế Sùng Trinh, tức Vạn Lịch Hoàng đế rồi dừng. Có thể thấy Lưu Cơ khi ấy không tiện nói rõ, lại càng không dám phạm tội khi quân, nên mới nói một câu lập lờ nước đôi như vậy. Giờ xem tiếp đoạn vấn đáp.

Hoàng đế hỏi: “Tuy nhiên, tự cổ hưng vong vốn có định số, huống chi thiên hạ đâu phải thiên hạ của một người, chỉ người có đức mới có thể hưởng, ngại gì nói ra, nói qua thử xem”.

Lưu Cơ đáp: “Tiết lộ thiên cơ, tội thần không nhỏ, bệ hạ thứ tội cho thần có chết cũng không dám mạo tấu”.

Hoàng đế bèn ban cho Miễn Tử Kim Bài, Lưu Cơ tạ ơn, tấu rằng: ……

(lược)

Đế vương thời cổ đại tuy là Vua một nước, nhưng cũng biết hưng suy tự có số Trời, mệnh Trời khó cải. Vả lại điều Đế vương nói nên là một lời mà chín đỉnh, bởi vậy Lưu Cơ sau khi có được Miễn Tử Kim Bài của Minh Thái Tổ, mới bắt đầu dùng hình thức thi ca để giảng ra khí số của vị lai. Chẳng qua dùng một lượng lớn ám ngữ ẩn dụ, nên chỉ sau khi sự việc phát sinh, thì người đời sau mới thấy sự chuẩn xác của dự ngôn. «Thiêu Bính Ca» đã tiên tri chuẩn xác về “Thổ Mộc chi biến”, “hoạn quan loạn chính”, “quân Thanh nhập quan”, “Khang Càn thịnh thế”, “Thanh mạt và hậu Dân Quốc”, mãi cho tới khi “Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền” vào hơn 600 năm sau. Đã trở thành lịch sử, người ta đều thấy rõ ràng, hơn nữa giải thích cũng không ít, do vậy ở đây không nói lại từng việc nữa, bởi vì sự việc ngày nay và tương lai mới là trọng điểm của bài viết này. Đoạn cuối «Thiêu Bính Ca» cùng với Pháp Luân Đại Pháp là có quan hệ, nhưng những tình tiết nhỏ, không giải thích nhiều nữa. Dưới đây giới thiệu một đoạn đối thoại khác giữa Minh Thái Tổ và Lưu Bá Ôn, luận thuật càng rõ ràng xuất chúng hơn nữa.

Hoàng Đế hỏi: “Cuối cùng ai sẽ truyền Đạo?”

Bá Ôn đáp: “Có thơ làm chứng rằng:

Không tướng tăng cũng chẳng tướng đạo,
Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng.
Chân Phật không ở trong tự viện,
Ngài là Di Lặc nguyên đầu giáo.”

Hoàng Đế hỏi: “Di Lặc hạ phàm tại nơi đâu?”

Bá Ôn đáp: “Nghe thần nói đây: Lúc Giáo chủ tương lai hạ phàm, không ở tại Tể phủ giống quan viên, không ở tại Hoàng cung làm Thái Tử, cũng không xuất thân nơi miếu lý hoặc đạo quán, mà giáng sinh tại căn nhà cỏ của bách tính hàn vi, rải vàng khắp Yên Nam Triệu Bắc”.

Hoàng Đế hỏi: “Triều Thanh tận thế nào, ông nói rõ xem, để hậu nhân thấy?”

Bá Ôn đáp: “Thần không dám nói hết, hải vận chưa khai là Đại Thanh, hải vận khai rồi động đao binh, nếu như vận vận lại khai nữa, ắt là Lão Thủy về kinh đô.”

Hoàng Đế hỏi: “Lão Thủy có gì ư?”

Bá Ôn đáp: “Có có có. Chúng Đạo sẽ tiến vào tu hành, lớn thành nhỏ, già thành trẻ, hòa thượng muốn cặp kè với giai nhân, thật đáng cười đáng cười, thời tăng nhân lấy vợ sẽ đến.”

Hoàng Đế hỏi: “Khanh nói gì về Đạo thời đó?”

Bá Ôn đáp: “Lúc sắp kết thúc, vạn Tổ hạ giới, nghìn Phật lâm phàm, phổ thiên Tinh Đẩu, La Hán quần Chân, mãn thiên Bồ Tát, khó thoát kiếp này, chính là vị lai Phật, hạ thế truyền Đạo, thiên thượng thiên hạ chư Phật chư Tổ, nếu không gặp con đường Kim Tuyến, khó tránh kiếp này, bị tước quả vị, sau cùng Di Lặc phong bế hết 81 kiếp”.

Giải:

Về xuất sinh của Thánh nhân:

Đoạn dự ngôn này đã thuyết minh nguồn gốc, xuất xứ và hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp ngày hôm nay. “Cuối cùng ai sẽ truyền Đạo?” là chỉ vào cuối thời mạt pháp, chính Pháp chính Đạo sẽ do ai truyền? Bá Ôn đáp “Không tướng tăng cũng chẳng tướng đạo”, ý nói không phải là kiểu người trong tôn giáo quá khứ, “Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng” là một cách ẩn dụ, bởi vì tóc trên đầu đàn ông ngày nay cũng chỉ nặng chừng ấy. “Chân Phật không ở trong tự viện, Ngài là Di Lặc nguyên đầu giáo” đã thuyết minh rõ ràng Phật Di Lặc tương lai không ở trong Phật giáo, mà là “giáng sinh tại căn nhà cỏ của bách tính hàn vi”, một gia đình bình dân nghèo khổ. Bởi vì Sư phụ Lý Hồng Chí truyền Pháp Luân Đại Pháp là lấy hình thức khí công, không phải Phật giáo hay tôn giáo khác, hơn nữa ông Lý giáng sinh trong một gia đình nghèo khó.

Về địa điểm hạ thế truyền Pháp:

Hoàng Đế hỏi: “Di Lặc hạ phàm tại nơi đâu?”. Bá Ôn đáp: “Nghe thần nói đây: Lúc Giáo chủ tương lai hạ phàm, …” Đoạn này đã nói rõ thân thế của Thánh nhân. Câu cuối cùng, “rải vàng khắp Yên Nam Triệu Bắc”: “Yên” là chỉ vùng phía Bắc tỉnh Hà Bắc, thời xưa gọi là nước Yên. “Yên Nam” chính là vùng Bắc Kinh (bởi vì phía Bắc Bắc Kinh là rặng núi Yên Sơn, vì thế mà có tên này); “Triệu” thời cổ đại chỉ phía Nam tỉnh Hà Bắc và vùng lân cận. Bởi vì nước Triệu xưa đóng đô tại Hàm Đan, nằm ở chính Nam Bắc Kinh. Do đó “Yên Nam Triệu Bắc” chắc chắn là chỉ Bắc Kinh. “Rải vàng” là đem Đại Pháp vũ trụ, tức Phật Pháp độ nhân truyền cấp cho người thế gian. Phật Pháp so với vàng còn trân quý hơn, bởi vậy truyền Pháp độ nhân được so sánh với “rải vàng”. Đây là chỉ năm 1992, Sư phụ Lý Hồng Chí bắt đầu truyền Pháp Luân Đại Pháp tại Bắc Kinh trong Hội Sức khỏe Đông phương, lấy hình thức khí công để khiến người ta liễu giải được Đại Pháp.

Về thời điểm hồng truyền Đại Pháp:

Cuộc vận động cải cách khai phóng cuối triều Thanh ở đây được ví với “hải vận”. “Hải vận chưa khai là Đại Thanh” chỉ triều Thanh trước khi khai phóng mở cửa là ổn định, “hải vận khai rồi động đao binh” chỉ thời Thanh mạt, các cường quốc ồ ạt xâm nhập Trung Quốc, sau đó xảy ra chiến tranh. “Nếu như vận vận lại khai nữa, ắt là Lão Thủy về kinh đô”: “vận vận lại khai nữa” ở đây chỉ cải cách mở cửa thời Đảng Cộng sản Trung Quốc; “Lão Thủy” ở đây là chỉ Đại Pháp nguyên thủy của vũ trụ, bởi vì chữ “Pháp” (法) là do ba điểm Thủy (氵) và chữ “Khứ” (去) tổ hợp thành. Như vậy đoạn này tiên tri Đại Pháp vũ trụ sẽ được truyền ra vào thời Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa.

Hoàng Đế hỏi: “Lão Thủy có gì ư?”, ý là hỏi “Lão Thủy (Đại Pháp) sẽ mang tới biến hóa gì?” Bá Ôn đáp: “Có có có. Chúng Đạo sẽ tiến vào tu hành…” “Chúng Đạo” chỉ các phương pháp tu luyện khác nhau, sẽ dẫn đường vào tu luyện thật sự. “Lớn thành nhỏ, già thành trẻ” chỉ Đại Pháp tu luyện là tính mệnh song tu, khiến người ta trở nên trẻ hơn tuổi.

Về đặc điểm của Đại Pháp Đại Đạo:

Hoàng Đế hỏi: “Khanh nói gì về Đạo thời đó?”. Bá Ôn đáp: “Lúc sắp kết thúc…”, là chỉ khi thời kỳ mạt pháp sắp kết thúc. “Vạn Tổ hạ giới, nghìn Phật lâm phàm, phổ thiên Tinh Đẩu, La Hán quần Chân, mãn thiên Bồ Tát, khó thoát kiếp này” đã chỉ rõ đến cả những sinh mệnh cao tầng như Phật, Đạo, Thần trên thiên thượng cũng đều hạ thế để tiếp thụ và đồng hóa Đại Pháp này. “Kiếp này” là chỉ tới nơi con người, dùng thân người để đồng hóa Pháp Luân Đại Pháp. Khi vị lai Phật (Phật Di Lặc) hạ thế truyền Pháp, chư Phật chư Tổ khắp thiên thượng, bất kể là ai, nếu không gặp Pháp Luân Đại Pháp trân quý như “con đường Kim Tuyến” này, thì khó tránh kiếp nạn này, đều bị tước hết quả vị.

Đoạn đối thoại này đúng thực là càng nói càng rõ, đem đặc điểm thời đại và hồng truyền Đại Pháp ngày nay ra nói rõ ràng rành mạch. Càng khiến người ta kinh ngạc hơn, nó đề cập đến cả thiên thượng chư Phật chư Tổ, đều phải hạ xuống đồng hóa Đại Pháp “Chân-Thiện-Nhẫn”. Điều này đối với thời đại “nhân Thần đồng tại” trong các lời tiên tri Tây phương là cùng một ý nghĩa. Từ đó có thể thấy phỉ báng Đại Pháp, bức hại đệ tử Đại Pháp chân tu là tội nghiệp to lớn nhường nào! Thiên cơ đã được tiết lộ từ lâu, đợi đến khi chân tướng đại hiển mới ngộ thì đã quá muộn rồi!

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2002/3/15/14307.html



Ngày đăng: 01-02-2012

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.