Tác giả: Tiểu Ngọc
[ChanhKien.org]
Mỗi khi đến tháng Bảy, gặp lại các đồng tu, tôi lại vô thức mà nhắc đến ngày 20/7/1999. Ký ức về ngày hôm đó vẫn còn in đậm trong tâm trí tôi như mới hôm qua.
Hôm đó, tôi một mình bắt xe khách từ sáng sớm lên đường. Trước đó, tôi vốn đã hẹn một đồng tu lớn tuổi cùng đi, nhưng cô ấy không đến như dự định. Tôi cũng không rõ khi đến tỉnh thành thì sẽ đi đâu, chỉ biết rằng mình nhất định phải đi. Gần đến lúc xuống xe, tôi tình cờ gặp một đồng tu địa phương mà tôi chưa từng quen trước đó. Chị ấy rất thông thạo đường xá trong thành phố, nên chúng tôi đi cùng nhau. Khi đến trước một trung tâm thương mại, tôi gặp các đồng tu trong nhóm học Pháp của mình. Tôi nhập đoàn với mọi người và ngủ qua đêm trong một căn nhà trống mà một đồng tu đã tìm giúp. Tấm lòng kiên định của các đồng tu đối với Đại Pháp khiến tôi vô cùng xúc động. Mọi người gặp nhau, ai nấy đều có cảm giác như người thân lâu ngày mới có dịp hội ngộ, như thể đã quen nhau từ lâu, không hề có khoảng cách. Sự tường hòa và thân thiết ấy khiến tôi mãi không thể nào quên.
Một đồng tu (hoá danh là Mai) cũng lên đường vào đúng ngày 20 tháng 7. Trước khi đi, cô ấy và con đang ở nhà mẹ đẻ thì nhận được cuộc gọi báo tin từ một đồng tu. Không chút do dự, cô để lại đứa con đang sốt cao ở lại nhà mẹ, đi bộ một đoạn đường dài mới bắt được taxi, rồi đi thẳng đến tỉnh thành. Tôi hỏi cô ấy: “Lúc đó trong lòng chị nghĩ gì?”, Mai bình thản và kiên định trả lời: “Đi thỉnh nguyện, đòi lại sự trong sạch cho Sư phụ của chúng ta”.
Một đồng tu khác (hoá danh là Khoái) đã hẹn ba đồng tu cùng đi, một người trong số họ còn dẫn theo con nhỏ, tất cả đều đi bằng taxi. Khi đó, bản thân đồng tu gặp khó khăn về tài chính, tiền lộ phí cũng thiếu thốn, nhưng để chứng thực Pháp, cô vẫn quyết tâm lên đường. Khi đến trụ sở chính quyền tỉnh, cô gặp các đồng tu trong nhóm học Pháp và cùng nhập đoàn với họ. Tối hôm đó, còn nghỉ lại một đêm tại nhà của một đồng tu ở tỉnh thành. Hôm sau, cô tiếp tục đến trụ sở chính quyền tỉnh Trường Xuân, nhưng bị một chiếc xe khách lớn chở cả nhóm đến một ngôi trường và họ bị yêu cầu lần lượt đăng ký danh tính. Cô ấy đã không hợp tác và lặng lẽ rời khỏi đó qua cổng sau của trường.
Tất cả chúng tôi đều có chung cảm giác rằng hôm đó có rất nhiều học viên, nhiều đến nỗi nếu nói là “người đông như biển” cũng không hề quá lời. Chúng tôi còn biết có đồng tu nhìn thấy Pháp Luân, và tất cả mọi người cùng vỗ tay – cảnh tượng ấy thật vô cùng tráng lệ!
Bao nhiêu năm đã trôi qua, bất kể tà ác bức hại tàn khốc đến đâu, niềm tin kiên định của các đệ tử Đại Pháp đối với Đại Pháp chưa từng lay chuyển. Bước chân chứng thực Pháp của đệ tử Đại Pháp vẫn không hề dừng lại. “Chân Thiện Nhẫn Hảo, Pháp Luân Đại Pháp Hảo” – đó là tiếng gọi chân thành vang lên từ sâu thẳm tâm hồn mỗi sinh mệnh, lan tỏa khắp thế gian và vang vọng khắp vũ trụ!