Trang chủ Right arrow Tu luyện Đại Pháp Right arrow Chia sẻ tu luyện

Tâm an dật sẽ cản trở chúng ta trở về nhà

21-07-2025

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục

[ChanhKien.org]

Sư phụ đã giảng trong “Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005” rằng:

“Chư vị chính là muốn sống ‘dễ chịu’ hơn một chút, [nhưng] đó có phải tu luyện không? Đó có thể tu luyện sao? Đến hôm nay mà quan niệm đó còn vẫn chưa chuyển đổi đi, thì tôi, làm Sư phụ, không hiểu nổi là chư vị có thể tiến về viên mãn như thế nào nữa. Cầu an dật, cầu an dật thì [chư vị] cứ cầu an dật thôi, là một người thường truy cầu an nhàn, thì Sư phụ không có lời gì để nói; vì người thường là truy cầu an dật và cũng không thể nói rằng người ta sai, bởi vì con người họ đều là sống trong truy cầu như thế; hiện nay xã hội nhân loại chính là như vậy đó. Những việc người thường hiện nay thì Sư phụ không muốn nói gì. Nhưng đã là người tu luyện, chư vị không thể nhận thức vấn đề như thế”.

Tôi lại lần nữa học đến đoạn giảng Pháp này của Sư phụ, đối chiếu với Pháp và tìm ở bản thân, đồng thời đối chiếu với trạng thái hiện tại của một số đồng tu mà bản thân tôi tiếp xúc và hiểu rõ, khiến tôi cảm nhận sâu sắc tính nghiêm túc và cấp thiết của việc đệ tử Đại Pháp cần lập tức tu bỏ “tâm an dật”. Sư phụ trong bài Kinh văn “Tu luyện Đại Pháp là nghiêm túc” đã cảnh tỉnh chúng ta lần cuối rằng:

“Chính Pháp đã vào giai đoạn cuối cùng, cựu thế lực muốn đào thải một lô những ai không thể chân tu, hoặc là những người trường kỳ vi phạm thệ ước không thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử”.

Tại thời khắc then chốt cuối cùng này, các đệ tử Đại Pháp phải thực sự chú ý, không thể để “tâm an dật” cản trở bước chân chúng ta trên con đường trở về nhà!

Cầu “an dật” tức là không muốn chịu khổ, nhưng chịu khổ lại là việc đầu tiên mà mỗi đệ tử Đại Pháp cần phải đối diện khi bắt đầu bước vào tu luyện Đại Pháp, hơn nữa, còn phải chịu khổ xuyên suốt quá trình tu luyện của bản thân. Vì vậy, Sư phụ trong khi giảng Pháp đã từng thời từng khắc nhắc nhở chúng ta!

Khổ kỳ tâm chí

Phiên âm:

Viên mãn đắc Phật quả
Cật khổ đương thành lạc
Lao thân bất toán khổ
Tu tâm tối nan quá
Quan quan đô đắc sấm
Xứ xứ đô thị ma
Bách khổ nhất tề giáng
Khán kỳ như hà hoạt
Cật đắc thế thượng khổ
Xuất thế thị Phật Đà

Tạm dịch:

Khổ về tâm chí

Viên mãn đắc Phật quả
Lấy chịu khổ làm vui
Nhọc thân không tính khổ
Tu tâm khó qua nhất
Cửa nào cũng phải qua
Chỗ nào cũng là ma
Trăm khổ cùng giáng xuống
Xem sẽ sống ra sao
Nếm đủ khổ trên đời
Xuất thế là Phật Đà

(Trích Hồng Ngâm)

Pháp Luân Đại Pháp

Phiên âm:

Công tu hữu lộ tâm vi kính
Đại Pháp vô biên khổ tác chu.

Tạm dịch:

Pháp Luân Đại Pháp

Tu công có đường tâm ngắn nhất
Đại Pháp vô biên khổ làm thuyền.

(Trích Hồng Ngâm)

“Các Đại Giác Giả nhìn [nhận] rằng, làm người không phải là mục đích, sinh mệnh người ta không phải vì để làm người, mà chính là để quay trở về. Con người chịu khổ bao nhiêu; [các Đại Giác Giả] cho rằng chịu khổ càng nhiều càng tốt, trả nợ nhanh hơn; họ thực sự nghĩ như thế” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Sư phụ trong bài Kinh văn mới nhất Vì sao có nhân loại, đã nhiều lần nhấn mạnh tính trọng yếu của việc chịu khổ:

“Bởi vì nơi đây là tầng thấp nhất của vũ trụ, là nơi khổ nhất; khổ mới có thể tu luyện, khổ mới có thể tiêu tội nghiệp”.

Từ lời dạy bảo của Sư phụ, chúng ta biết được rằng, người tu luyện chịu khổ là điều tốt, chịu khổ có thể tiêu trừ tội nghiệp, chịu khổ có thể đề cao tâm tính, chịu khổ tu bỏ tâm an dật mới có thể khiến đệ tử Đại Pháp viên mãn bản thân, từ đó trở về ngôi nhà đích thực của mình. Khi thực sự đối chiếu với Pháp để tìm ở bản thân, đồng thời quan sát những đồng tu xung quanh tôi, tôi có thể nhìn thấy được giữa các đồng tu chúng ta vẫn còn sót lại rất nhiều tâm “cầu an dật, sợ chịu khổ” trong quá trình tu luyện, không dễ tự nhận ra. Nhân tiện đây, tôi xin nêu ra một số hiện tượng mà bản thân đã nhìn thấy:

1. Đệ tử Đại Pháp đều biết rằng, Chính Pháp đã đi đến ngày hôm nay, việc ngồi song bàn đả tọa, hai tay bưng sách học Pháp là điều mà phần lớn các học viên cần phải làm được, cũng có thể nói rằng, đây là tiêu chuẩn và tố chất căn bản nhất mà đệ tử Đại Pháp nên phải đạt được. Nhưng tôi phát hiện có học viên vì sợ đau chân, nên duỗi chân (chân để tự do) khi học Pháp, đồng thời một tay cầm sách, thậm chí còn tùy ý đặt sách ở trên đùi (hoặc vị trí khác) trong khi học Pháp. Họ chỉ muốn truy cầu sự thuận tiện, thoải mái và an dật, hoàn toàn không ý thức được tính nghiêm túc của việc học Pháp, đặc biệt là vấn đề kính Sư kính Pháp.

2. Còn có học viên, khi ngồi tĩnh công thì lưng tựa vào thứ gì đó. Khi nhiệt độ trong phòng thấp thì dùng vật gì đó trùm lên cho đỡ lạnh, khi phát chính niệm thì ngồi đơn bàn hoặc chân duỗi ra, ngồi tự do. Thậm chí còn có người không thể đảm bảo luyện công đều mỗi ngày, họ không muốn dậy sớm, hoặc nếu dậy muộn thì chỉ luyện tĩnh công (ngồi đả tọa một chút) để đối phó cho xong việc. Còn có đồng tu, mặc dù không gặp bất cứ tình huống đặc thù nào nhưng lại không luyện công trong thời gian dài. Nói chung, chính là muốn thoải mái một chút, không muốn chịu một chút khổ nào.

3. Còn có người khi đọc Tuần báo (Minh Huệ) hoặc những tài liệu ngoài kinh sách Đại Pháp thì sẽ tùy tiện nằm dài, nghiêng ngả, dựa lưng hoặc duỗi hai chân. Bản thân tôi cũng thường xuyên có tình huống kiểu như vậy, cho rằng khi không học Pháp thì có thể thư giãn một chút, đó chẳng phải cũng đang cầu được thoải mái và an dật sao? Vào giờ phút truy cầu thoải mái này, nếu chúng ta thực sự có thể nhìn thấy vô số ánh mắt của chúng Thần Phật chằng chịt khắp bầu trời đều đang nhìn chằm chằm và ghi lại từng lời nói và hành động của đệ tử Đại Pháp từng giờ từng phút. Khi đó chúng ta có thể nghĩ rằng, liệu bản thân có xứng đáng với danh hiệu đệ tử Đại Pháp hay không?

4. Còn có một số đồng tu lâu năm tu luyện trước “20 tháng 7”, họ cho rằng Sư phụ đã đẩy họ đến vị trí rồi, các việc Chính Pháp cứu người những năm gần đây cũng làm không ít, giờ đã đến cuối cùng rồi, chỉ cần không xuất hiện sai lầm thì có thể viên mãn trở về nhà. Tựa như câu nói: “Chẳng cầu có công, chỉ mong không lỗi”. Do đó, một bộ phận rất lớn các đồng tu đã đặt tinh lực vào việc truy cầu hưởng thụ cuộc sống, thậm chí thời khắc tối hậu của Chính Pháp đã tới bước cuối cùng rồi, họ còn lấy cớ “phù hợp với trạng thái người thường” để hưởng thụ “niềm hạnh phúc gia đình”. Vào lúc này đây, có thể đồng tu đã quên lời dạy của Sư phụ trong “Tu luyện Đại Pháp là nghiêm túc”rằng: “Tu luyện như thuở đầu ắt sẽ thành”, mà lại nằm trên những thành tích công lao đã đạt được mặc kệ sự đời. Nếu cứ tiếp tục như vậy, hậu quả có thể tưởng tượng trước được. Đối với vấn đề này chúng ta không cần nói thêm nữa.

5. Tôi lại bàn về một vấn đề nữa, chính là còn có bộ phận đệ tử Đại Pháp vẫn bị cuốn vào việc theo đuổi những thứ phù phiếm trong loạn tượng thời mạt thế, như: chơi điện thoại, mua hàng online, đi du lịch v.v. Sư phụ sớm đã giảng rõ cho các đệ tử, rằng tiền của đệ tử Đại Pháp là tài nguyên của Đại Pháp, phải dùng cho ngay chính. Nhưng tôi thấy có đệ tử Đại Pháp lại không biết quý tiếc số tiền lớn, mà dùng thời gian quý giá và tiền bạc để đi du lịch khắp nơi, đến những nơi danh lam thắng cảnh để du lịch, đều muốn đến chỗ này đến chỗ kia, vui chơi không biết chán! Mê lạc vào thời khắc này, đó chẳng phải đã quên đi trách nhiệm và sứ mệnh của đệ tử Đại Pháp sao! Tại thời khắc cuối cùng, chúng ta sẽ nộp bài thi cho Sư phụ thế nào đây? “An dật” thực sự có thể khiến một người tu luyện hủy hoại chỉ trong một phút! Sự tốt đẹp của thế gian có thể khiến một người thường quên đi tất cả, từ đó đi truy cầu, đi hưởng thụ. Nhưng đệ tử Đại Pháp gánh vác trên thân sứ mệnh trọng đại, liệu có thể bị mê đắm vào những thứ đó ư?

Trong cuộc sống hiện thực, những việc nhỏ dường như không đáng kể như “tâm an dật”, quả thực đáng sợ hơn cả “thuốc độc”, trong xã hội người thường đầy rẫy những ham muốn hưởng thụ vật chất, không nơi nào là không có, mọi thời khắc đều thể hiện trong các phương diện của cuộc sống, không dễ dàng nhận ra, nó có tính mê hoặc cực kỳ lớn, rất dễ khiến con người sa lầy. Nó thực sự có thể khiến một người tu luyện lầm đường lạc lối một cách không tự biết. Bao nhiêu công sức đổ sông đổ biển, khiến sự chờ đợi trong nghìn vạn năm, ức vạn năm bị hủy trong chốc lát.

Tại đây, chúng ta hãy một lần nữa ôn lại lời dạy bảo ân cần của Sư phụ đối với các đệ tử, từ đó khắc ghi lời thệ ước, không quên sứ mệnh. Sư phụ giảng:

“Hãy thanh tỉnh ra! Nếu ma nạn tà ác nhất trong lịch sử này vẫn không làm chư vị thanh tỉnh ra được, thì [chư vị] chỉ có thể là vào thời Pháp Chính Nhân Gian mà kinh hoàng hối hận, và trong giày vò tự trách mình đã quá sai mà tuyệt vọng coi nhìn sự hùng tráng của các đệ tử Đại Pháp chân tu khi viên mãn; đó là nhân quả mà bản thân chư vị đã gieo nên. Tôi không muốn để lạc mất một đệ tử Đại Pháp nào cả, nhưng chính chư vị phải đề cao bản thân thông qua học Pháp và tu luyện một cách chân chính! Trong chứng thực Pháp hãy cứu độ con người thế gian, và thực hiện ba việc mà các đệ tử Đại Pháp cần làm. Hãy tinh tấn, hãy vứt bỏ chấp trước của tâm con người, con đường thành Thần không còn dài nữa đâu”. (Trích Tinh tấn yếu chỉ – Trong Chính Pháp phải chính niệm, không được có tâm con người)

Trong quá trình giao lưu nếu có chỗ nào không dựa trên Pháp, kính mong các đồng tu từ bi chỉ chính.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/297399

Ban Biên Tập Chánh Kiến

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.

Loạt bài