Thăm Trường An, ngộ thiên cơ (Phần 3): Bái nhân văn sơ tổ, nói về phục hưng Trung Hoa



Tác giả: Đường Lý

[ChanhKien.org]

Sau khi tham quan đội quân đất nung thời Tần, bạn tôi đã dẫn tôi đến bái kiến lăng Hoàng Đế.

Dù đã lập xuân nhiều ngày, nhưng buổi sáng ở phía Bắc sông Vị vẫn còn rất lạnh. Lái xe từ Tây An đi về phía Bắc, dọc đường chỉ thấy một màu xám vàng, nhưng vừa đi qua khỏi huyện thành Hoàng Lăng, bỗng nhiên nhìn thấy núi Kiều Sơn với những rặng bách xanh tươi, tràn đầy sức sống. Lăng Hoàng Đế nằm ngay trên đỉnh Kiều Sơn, quả thật là thánh địa long mạch!

Hai chúng tôi thong thả dạo bước lên núi, anh ấy nghiên cứu văn hóa truyền thống, vừa hay làm hướng dẫn viên cho tôi. Đi qua đình thờ, chúng tôi nghiêm trang đứng trước lăng mộ để hành lễ, sau đó đi dạo tham quan khắp nơi. Trong miếu Hiên Viên, chúng tôi xem bia văn trong đình bia còn cùng nhau ôm lấy “cây bách do Hoàng Đế tự tay trồng” đã hơn bốn nghìn năm tuổi. Trước đại điện, tôi bị thu hút bởi tấm hoành phi có bốn chữ “Nhân văn sơ tổ”, người bạn đã giải thích hàm nghĩa của nó cho tôi.

Hoàng Đế là vị tổ tiên đã thống nhất Trung Hoa và khai sáng nền văn minh. Tương truyền rằng chữ viết, nghề nuôi tằm, thuyền xe, âm luật, y học, toán số, hôn nhân, tang lễ… đều bắt nguồn từ thời đại Hoàng Đế. Quan trọng hơn, Hoàng Đế từng hỏi Quảng Thành Tử về Đạo, cuối cùng đắc Đạo mà thăng thiên. Vì vậy, Hoàng Đế không chỉ là người đặt nền móng cho dân tộc Trung Hoa mà còn là người đặt nền tảng cho năm nghìn năm văn hóa truyền thống Trung Hoa. Do đó, hậu thế tôn xưng ông là “Nhân văn sơ tổ” (vị tổ đầu tiên của văn hóa).

Nhìn quảng trường, lan can và những bậc thềm ngay ngắn trước miếu, tôi thầm khen ngợi, buột miệng nói: “Thật không tệ!” Không ngờ, bạn tôi lạnh lùng cười nhạt và hỏi lại tôi một câu: “Cái gì không tệ?” Tôi cảm thấy có gì đó kỳ lạ, liền nhìn anh ấy đầy thắc mắc. Anh nói: “Anh có biết mười năm trước nơi này ra sao không?” “Ra sao?” “Chỗ này tuy không phải là một nấm mộ hoang giữa đồng, nhưng khi đó chỉ có một con đường nhỏ dẫn lên theo sườn dốc, bên trong lăng viên khiến người ta có cảm giác hoang vắng. Vài năm gần đây, do có nhiều người từ hải ngoại đến, vì muốn thống chiến, vì muốn kiếm tiền, nên ĐCSTQ mới ra tay chỉnh trang, làm chỉ để lấy tiếng thôi”.

Tôi cảm thấy bạn mình mang đầy oán giận trong lòng, liền kéo anh ấy đến chỗ khuất gió để trò chuyện. Tôi nói: “Tôi biết ĐCSTQ xấu, nó không tin Thần, nhưng chẳng lẽ nó cũng không nhận tổ tông sao?” Anh ấy nói: “Ai là tổ tiên của nó? Tổ tiên của nó là Marx, Engels, Lenin, Stalin, chứ không phải Viêm Hoàng! Anh lẽ nào chưa từng nghe những quan chức ĐCSTQ, vì để tâng bốc bản thân, thường xuyên nói rằng sau khi chết họ sẽ đi gặp Marx sao? Bọn họ là con cháu của Marx-Lenin, không phải con cháu Viêm Hoàng!” Tôi gật đầu tán đồng. Anh nói tiếp: “Vừa rồi anh có thấy bút tích của Quách Mạc Nhược trong vườn lăng không? Chính hắn ta đã công khai làm thơ ca ngợi Stalin là cha ruột đấy!” Tôi liền tiếp lời: “Tôi khinh nhất là hạng phần tử trí thức bại hoại này, bồi bút của ĐCSTQ, thật là mặt dày vô liêm sỉ!” Anh tiếp tục nói: “Anh chẳng phải cực kỳ căm ghét bạo chính giết người không ghê tay của ĐCSTQ sao? Anh có biết không, trong mắt bọn chúng, tám chục triệu người bị giết kia không phải là đồng bào của chúng, mà chỉ là dị loại thôi!”

Sau một hồi im lặng, bạn tôi nói: “Tổ quốc của ĐCSTQ không phải là Trung Hoa, mà là Liên Xô. Khi mới thành lập, ĐCSTQ chẳng phải chỉ là một chi bộ dưới sự lãnh đạo của ĐCS Liên Xô sao? Anh thử nghĩ mà xem, từ xưa đến nay, triều đại nào mà không cố gắng bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc? Ngay cả triều đình Mãn Thanh, dù ký các hiệp ước nhượng đất, cũng là vì chiến bại mà buộc phải làm vậy. Nhưng ĐCSTQ thì không như thế, từ Mao Trạch Đông đến Giang Trạch Dân đều chủ động dâng hiến từng mảng lãnh thổ rộng lớn cho Liên Xô. Trong mắt chúng ta (bao gồm cả kiều bào hải ngoại) thì đó là hành vi bán nước. Nhưng với họ thì không, họ làm vậy một cách thản nhiên, xem đó như một hành động thể hiện lòng yêu ‘tổ quốc’ thực sự của họ”. Tôi nói: “Đúng vậy! Mao Trạch Đông đã biến bản đồ Trung Quốc từ hình chiếc lá dâu thành hình con gà trống, còn Giang Trạch Dân thì lại biến bản đồ Trung Quốc thành một con gà trống gầy còm. Đây chính là đại bất hạnh của Trung Hoa!”

“Đại bất hạnh của Trung Hoa không chỉ có vậy!” Anh ấy ngừng lại một chút rồi nói: “Bất hạnh lớn nhất chính là nền văn hóa truyền thống của Trung Quốc đã bị ĐCSTQ hủy hoại hoàn toàn!” Nhắc đến văn hóa truyền thống, tôi không dám múa rìu qua mắt thợ, chỉ lặng lẽ lắng nghe anh ấy nói. “Nguyên lý thiên nhân hợp nhất của Đạo gia, nhân nghĩa lễ trí tín của Nho gia, cùng với quan niệm thiện ác hữu báo của Phật gia được truyền nhập sau này, tất cả đều hòa vào huyết mạch của văn hóa Trung Hoa. Lấy tư tưởng của ba gia Nho – Đạo – Thích làm cốt lõi, văn hóa truyền thống Trung Hoa thể hiện rõ đặc điểm ‘Thành, Thiện, Hòa, Dung’, hình thành tín ngưỡng đối với trời đất, quân vương, người thân, thầy giáo, đã hun đúc quy phạm đạo đức dân tộc, đã tạo dựng tinh thần dân tộc, tạo nên sự huy hoàng cho văn hóa truyền thống Trung Hoa. Nhưng từ khi ĐCSTQ nắm quyền, đã dùng chủ nghĩa Marx-Lenin để phủ định tất cả, diệt cùng lúc tam giáo, khiến trăm hoa héo úa. Phong trào ‘phá Tứ Cựu’, bài trừ ‘mê tín’, đàn áp phần tử trí thức đã khiến kho tàng văn hóa mấy nghìn năm bị phá hủy gần như hoàn toàn, tinh thần dân tộc bị hủy hoại, dân tộc Trung Hoa phải chịu một đại kiếp nạn! Linh hồn Hoàng Đế trên trời chẳng biết đã rơi bao nhiêu huyết lệ! Là một hậu duệ Viêm Hoàng chuyên nghiên cứu văn hóa truyền thống, mỗi khi tôi nghĩ đến điều này, tôi cảm thấy như vạn tiễn xuyên tim!” Anh ấy có chút kích động, đôi mắt sớm đã ướt đẫm.

Chúng tôi trầm mặc một lúc, rồi lại nói về các lễ hội văn hóa những năm gần đây. Anh ấy nói: “Tất cả chỉ là hình thức, chỉ ăn uống vui chơi, nào có chút nội hàm văn hóa gì? Đều là lừa dối người! Vừa để lừa dân chúng Đại Lục, vừa lừa cả người nước ngoài. ĐCSTQ rõ ràng là kẻ phá hoại văn hóa dân tộc, vậy mà lại mặt dày vô sỉ tuyên bố rằng nó là người kế thừa và phát triển văn hóa, ép buộc mọi người tin rằng nó là đại diện và hóa thân của dân tộc Trung Hoa. Nếu dùng một câu chửi mắng của Trung Quốc để diễn tả thì…” Tôi lập tức buột miệng nói: “Vừa muốn làm kỹ nữ, vừa muốn lập bảng hiệu trinh tiết!”

Tâm tình của cả hai chúng tôi đều rất nặng nề. Nghĩ đến xã hội ngày nay, tham ô phủ bại tràn lan, tệ nạn xã hội như xã hội đen, mại dâm, cờ bạc, ma túy hoành hành, đạo đức băng hoại, thế phong nhật hạ (xã hội suy đồi), dân tộc Trung Hoa thực sự đã đến thời điểm nguy hiểm nhất trong lịch sử. Khi bàn về chuyện làm thế nào để phục hưng Trung Hoa, tôi cảm khái nói: “Nếu khi xưa Hồ Diệu Bang không chết, Triệu Tử Dương không bị hạ đài, thì việc phục hưng Trung Hoa có lẽ còn có chút hy vọng”. Anh ấy cắt ngang lời tôi: “Không thể nào! Bất cứ hy vọng nào muốn ĐCSTQ cải tà quy chính đều là ảo tưởng. Bản tính khó dời mà”. Tôi liền hỏi lại: “Vậy ý kiến của anh là gì?” Anh ấy mỉm cười nhẹ và nói: “Đáp án nằm ngay tại vùng Quý Châu của các anh!” Tôi sững người trong giây lát, suy nghĩ một chút rồi chợt hiểu ra. Lối thoát mà anh ấy nói đến chính là tảng đá khắc chữ được phát hiện ba năm trước tại huyện Bình Đường, một tảng đá hình thành từ 270 triệu năm trước, 500 năm trước bị nứt ra, trên đó có sáu chữ lớn: “Trung Quốc cộng sản đảng vong!”

Lúc này, tôi càng thấu hiểu ý nghĩa sâu sắc của bốn chữ “Nhân văn sơ tổ”: Không được quên nền văn minh Trung Hoa xán lạn huy hoàng do Hoàng Đế đặt nền móng, cũng như văn hóa truyền thống bác đại tinh thâm năm nghìn năm của dân tộc Trung Hoa; phải nhận rõ rằng ĐCSTQ là hậu duệ của Marx-Lenin tà ác, là kẻ phản bội dân tộc Trung Hoa, là tội nhân thiên cổ đã phá hủy nền văn minh Trung Hoa. Năm nghìn năm trước, Hoàng Đế trừng trị tà ác, kiến lập nên đại nghiệp thống nhất Trung Hoa. Ngày nay, ông đang nhắn nhủ hậu nhân lĩnh ngộ thiên ý, hoằng dương cái thiện, trừng trị tà ác, diệt tận phản nghịch, chỉ có như vậy, Trung Hoa mới có thể phục hưng!

Có bài thơ làm chứng:

Nhân văn sơ tổ tại Tam Tần,
Anh linh Hoàng Đế hộ tử tôn.
Phụng thiên thừa vận trừ phản nghịch,
Giữ Trung Hoa vạn cổ trường tồn.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/36467



Ngày đăng: 28-03-2025

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.