Những câu chuyện thú vị giữa thầy và trò của nhà giáo dục người Nhật Bản (1): Mẹ nói rằng em là “hòa thượng ba ngày”



Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nhà giáo dục trẻ em nổi tiếng người Nhật quá cố Yoshioka Tasuku đã để lại rất nhiều câu chuyện sinh động thú vị giữa thầy và trò trong cuộc đời giáo dục mấy chục năm của mình. Những câu chuyện đó đã giải khai những phiền não mà các bậc cha mẹ gặp phải khi dạy dỗ con cái trong những cuộc nói chuyện vui vẻ, khiến người ta bỗng dưng tỉnh ngộ. Hãy để chúng ta cùng nhau chia sẻ.

Vì sao trẻ em luôn chỉ nhiệt huyết khoảng 3 phút

Rất nhiều bậc cha mẹ đều đã từng gặp phải phiền não khi nuôi dạy con cái như thế này, đứa trẻ bỗng nhiên nói rằng bạn nào đó ở lớp đã đi học Piano, nó cũng muốn đi học Piano, kết quả chưa qua mấy ngày đã chán, không học nữa, chỉ được vài ngày, có thể cậu ấy lại nói muốn tham gia lớp dã cầu (bóng chày), người mẹ nhất định cũng sẽ dặn dò không được giống như lần trước chưa được mấy ngày lại bỏ cuộc, tuy nhiên chỉ kiên trì được một tháng hoặc vài tháng, lại không muốn đi nữa, đến lần thứ ba, đứa trẻ nói muốn học bơi, người mẹ lần này có thể sẽ cảnh cáo một cách nghiêm túc: Lần này con không thể lại động một chút là bỏ cuộc, làm việc gì cũng không có tính lâu dài thì tương lai chẳng làm nên trò trống gì, nếu muốn đi, lần này nhất định phải kiên trì hạ quyết tâm đi, phải bảo đảm với mẹ, thì mẹ mới có thể đồng ý với con. Khả năng là đứa trẻ chẳng cần suy nghĩ liền có thể đồng ý. Thế nhưng kết quả, đứa trẻ vẫn bỏ dở giữa chừng.

Có thể không ít bà mẹ đều đã từng trải qua phiền não kiểu như vậy, nguyên ban đầu họ cho rằng có hai bài học giáo huấn rồi, thì đứa trẻ nên phải biết sửa chữa, sẽ không để cha mẹ thất vọng nữa, tuy nhiên sự việc lại trái với mong muốn, việc gì cũng không như ý, mắng cũng vậy, đánh cũng vậy, đứa trẻ chính là không thuận theo tâm của mình, điều nó đã hứa, điều nó đã bảo đảm làm theo, chưa được mấy ngày liền quên mất điều đã nói với bạn, mọi người đều cảm thấy rất bế tắc. Cha mẹ phải giữ niềm tin, phải kiên trì v.v. nếu nói quá nhiều về đạo lý, đứa trẻ sẽ cho rằng bạn đang thuyết giáo, chúng hoàn toàn không nghe. Rốt cuộc vấn đề sinh ra ở chỗ nào? Xem xong câu chuyện giữa thầy và trò dưới đây, nhất định sẽ gợi ý cho mọi người điều thú vị.

Thưa thầy, ‘hòa thượng ba ngày’ là gì ạ?

Kỳ thực, “hòa thượng ba ngày” là cách phiên dịch theo hình dung của tôi, nguyên ban đầu câu tục ngữ của người Nhật Bản là “thầy chùa ba ngày”, thường dùng để hình dung người làm việc gì cũng chỉ có nhiệt huyết được khoảng ba phút, không có tính lâu dài, giống như câu “ba ngày đánh cá, hai ngày phơi lưới” của người Trung Quốc. Chủ yếu nó dùng để giáo dục con cái, bởi vì “thầy chùa” thông thường là cách xưng hô thân mật trìu mến lại có ý khá yêu quý đối với những bé trai mà có bộ dạng trông rất đáng yêu. Thông thường đề cập tới từ này, lại có thể nghĩ đến tiểu hòa thượng, do đó tôi bèn dùng “hòa thượng ba ngày” tạm thời thay thế “thầy chùa ba ngày”, để thuận tiện cho người Hoa lý giải.

Chuyện kể rằng, có một ngày, cậu học sinh A lớp tiểu học ở trong lớp của thầy giáo Yoshioka, đột nhiên chạy tới trước mặt thầy giáo, hỏi câu hỏi mà cậu ấy rất khó hiểu: “Thưa thầy, em bị nói thành là ‘hòa thượng ba ngày’. Mẹ em nói, này con, con thực sự là ‘hòa thượng ba ngày’, làm cái gì cũng không được’. Thưa thầy, hòa thượng ba ngày có nghĩa là gì ạ?” Không ngờ câu hỏi này, tất cả học sinh của lớp đều đã nghe thấy, mọi người đều tới vây quanh, lần lượt nói ra cách hiểu của mỗi người, có một bạn khẳng định, nghĩa là làm gì đều rất nhanh chóng bỏ cuộc.

Người thầy không vội trả lời đáp án chính xác, mà là mượn những từ ngữ phát sinh, gặp phải trong cuộc sống và mọi người đều đang thực sự sử dụng, muốn để học sinh ngay trong khi học tập, hiểu được đạo lý là học vấn có ở khắp mọi nơi trong cuộc sống, và để các em tự tìm ra câu trả lời thông qua nỗ lực và suy nghĩ của chính mình, chứ không truyền dạy một cách ép buộc, đồng thời khiến đứa trẻ hiểu được khi có câu hỏi thắc mắc thì tra từ điển là một trong những phương pháp giải quyết vấn đề.

Vậy là người thầy biết rất rõ câu trả lời, nhưng thầy chỉ đưa ra ý tưởng, để các em cùng nhau tra tìm trong từ điển đặt trên giá sách, tiếp đó tìm được rồi, tất các em đều vây quanh, xem thầy giáo lấy từ điển xuống, vừa hiếu kỳ xem thầy giáo lật tìm, vừa bạn này nói một câu bạn kia nói một câu bày tỏ cách nghĩ của mình.

Có bạn nói, từ như vậy có trong từ điển không? có bạn nói, từ điển cái gì cũng ghi chép, tớ nghĩ chắc chắn sẽ có, có bạn luôn để mắt nhìn thầy giáo, mong đợi kết quả, mọi người đều rất tập trung vào sự việc này, mong chờ kết luận cuối cùng của thầy giáo. Thầy giáo cuối cùng đã tìm được, dùng ngữ điệu phấn khích nói: “Có có có, thực sự có, ý nói là người mà rất dễ chán nản, không thể kiên trì thời gian lâu với bất kể việc gì”.

Thầy giáo vừa dứt lời, tất cả các em đều cười, lần lượt từng em nói bản thân chính là “hòa thượng ba ngày” như nói ở trong từ điển, không ngờ anh chàng A, người bị mẹ nói là “hòa thượng ba ngày”, ngay lập tức lớn tiếng khẳng định: “Nói như vậy, em có lẽ không phải là hòa thượng ba ngày”. Thế là cậu ấy nói rõ từng lý do của bản thân: “Mặc dù, học thư pháp, học vẽ tranh, học bàn tính, đúng là em đều rất nhanh bỏ cuộc, do đó lần này mẹ nghe em đòi học bơi, thì mẹ rất tức giận, nói em thành ‘hòa thượng ba ngày’, nên yêu cầu của em không được cho phép nữa, thế nhưng, không phải bởi vì em cảm thấy chán hay mất hứng mà bỏ cuộc, mà là bởi vì sau khi đi học, phát hiện nó không phù hợp với bản thân, do đó em luôn có ý định tiếp tục tìm kiếm sở thích phù hợp với mình.

Người thầy nghe xong, đột nhiên cảm thấy, “hòa thượng ba ngày” cũng không nhất định là việc không tốt.

Đừng vội kết luận về con cái

Tôi đã đọc câu chuyện này, đột nhiên cảm thấy, rất nhiều khi, chúng ta quá dễ dàng đưa ra kết luận về con cái, thậm chí hoàn toàn còn chưa làm rõ chân tướng sự việc mà đã vội kết luận, con cái không nghe lời, có lẽ sẽ giống như cậu học sinh A ở trong câu chuyện này, căn bản nghe không hiểu lời của mẹ nói là có ý gì, có lúc, những đạo lý và ngôn từ mà người lớn chúng ta cho rằng rất rõ ràng, lại được nói ra một cách nhanh chóng và không vui, đứa trẻ có lẽ căn bản nghe không hiểu, hoặc giả nghe mà như không nghe thấy, dù sao cha mẹ cũng muốn dạy bảo, vậy thì nghe thôi, sau khi nghe cũng không để ý lắm, kết quả là người lớn cứ luôn oán trách, tại sao con cái vẫn luôn không nghe lời, vẫn luôn nghe mà không hiểu. Có lẽ là thực sự nghe mà không hiểu.

Cách làm không kết luận, không cưỡng ép và nhẫn nại của vị thầy giáo này, để mỗi đứa trẻ lần lượt đưa ra ý kiến của mình, hiệu quả của việc tự do thảo luận, thực sự rất tốt, rất dễ khiến trẻ em mở rộng tấm lòng, hiểu được con trẻ, cũng rất dễ dàng khiến bản thân đứa trẻ hiểu rõ và vui vẻ tiếp thụ đạo lý, rất đáng để học hỏi.

Sự trưởng thành của trẻ em, cần chúng ta phải nhẫn nại chờ đợi, sau khi vấn đề xuất hiện, phải giữ bình tĩnh không nên dễ dàng trách móc, mà là lặng lẽ hỏi rõ nguyên nhân tại sao đứa trẻ lại bỏ cuộc, hiểu rõ nguyên nhân của sự việc, mới có thể nghĩ ra cách giải quyết vấn đề.

Đúng như người ta nói tìm đúng nguyên nhân bệnh, mới có thể thuốc vào là bệnh hết. Con cái của chúng ta kỳ thực đều rất nghe lời, vô cùng đáng yêu. Cho dù đứa trẻ thực sự là “hòa thượng ba ngày”, cũng không cần quá để ý, sự trưởng thành và thay đổi của trẻ em, thông thường chúng ta không ngờ tới, chỉ cần để mắt từ xa, ngắm nhìn con cái mình với tâm thái yêu thương quan tâm và tin tưởng.

Phần tiếp theo, chúng ta sẽ chia sẻ một ví dụ thú vị về người mà thủa nhỏ tưởng chừng không có hy vọng, không có tiền đồ, sau khi lớn lên lại trở thành nhà sáng tác truyện tranh nổi tiếng, cậu bé này cũng là học trò mà thầy giáo Yoshioka đã từng dạy.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/238903



Ngày đăng: 23-10-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.