Những câu chuyện thú vị giữa thầy và trò của nhà giáo dục người Nhật Bản (2): Bức thư đến từ Hà Lan



Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nhà giáo dục trẻ em nổi tiếng người Nhật quá cố Yoshioka Tasuku đã để lại rất nhiều câu chuyện sinh động thú vị giữa thầy và trò trong cuộc đời giáo dục mấy chục năm của mình. Những câu chuyện đó đã giải khai những phiền não mà các bậc cha mẹ gặp phải khi dạy dỗ con cái trong những cuộc nói chuyện vui vẻ, khiến người ta bỗng dưng tỉnh ngộ. Hãy để chúng ta cùng nhau chia sẻ.

Có một hôm, thầy giáo Yoshioka nhận được một bức thư gửi đến từ Hà Lan, đó là một cậu học sinh mà ông từng dạy hơn 30 năm trước, không ngờ rằng cậu học sinh từng rất hay xấu hổ nhút nhát, hễ có việc là nấp ở phía sau, và không có chí tiến thủ trong mắt người lớn này, đã trở thành tác giả của những cuốn truyện tranh được yêu thích ở Hà Lan. Người thầy rất vui vẻ và sau đó đã nhớ lại sự việc quá khứ khó quên này.

Đây là một câu chuyện trong quá khứ khiến người ta cảm thấy xúc động sâu sắc: nếu như lúc đó, người thầy không đối xử như vậy với cậu ấy, có lẽ tài năng thiên phú của cậu ấy có thể sẽ bị chôn vùi.

Bức thư đến từ Hà Lan

Có một hôm, thầy Yoshioka đột nhiên nhận được một bức thư đến từ Hà Lan, thoạt nhìn đã thấy đó chính là cậu học trò mà ông từng dạy, sau khi tốt nghiệp tiểu học đã đến Hà Lan, tính ra thì cậu học trò này đã sống ở Hà Lan hơn 30 năm rồi. Khi thầy nhận được bức thư đó, đương nhiên ông vô cùng ngạc nhiên và vui mừng, nhưng điều càng khiến thầy cảm thấy hài lòng hơn là, cậu học trò ấy nói với thầy rằng: sau khi cậu ấy lớn lên, vẫn luôn làm sáng tác và biên tập truyện tranh cho trẻ em ở Hà Lan, đặc biệt là thiết kế bìa sách và vẽ tranh minh họa. Đó là công việc mà cậu ấy vui thích nhất, bây giờ, cậu đã nhận được ủy thác của nhà xuất bản Hà Lan, cho dù phải như thế nào, phía bên kia cũng hy vọng cậu có thể tự mình sáng tác ra một cuốn truyện tranh thú vị dành cho trẻ em Hà Lan.

Do đó, cậu ấy nói rằng cậu muốn kể với thầy giáo việc mình cảm thấy hạnh phúc nhất này. Cậu ấy muốn để những đứa trẻ ở Hà Lan vì xem được cuốn truyện tranh của cậu sáng tác mà ấp ủ chắp cánh những giấc mơ, nên cậu ấy nhất định sẽ sáng tác ra cuốn truyện tranh khiến cho những đứa trẻ cảm thấy vô cùng thú vị và sinh động.

Bức thư này rõ ràng là muốn nói với thầy rằng, dù bản thân là người đã từng không có hy vọng như vậy, nhưng nay không để người thầy đã tin tưởng và ủng hộ mình năm đó phải thất vọng, cuối cùng có thể nói với thầy giáo một cách tự hào rằng: Em đã thực sự nhận ra được giá trị cuộc đời và thực hiện được ước mơ của mình rồi. Hơn nữa, cậu ấy cũng muốn giống như thầy giáo, dùng năng lực và phương pháp của mình để nâng đỡ cho cuộc sống tốt đẹp của những đứa trẻ, để mỗi một đứa trẻ đều có thể giống như mình năm đó, có được sự khích lệ và ủng hộ, ấp ủ những giấc mơ và hy vọng của bản thân.

Cậu ấy xúc động viết trong bức thư như thế này: “Em đã nhớ lại chuyện quá khứ năm đó khi cùng diễn kịch và vẽ bối cảnh sân khấu với thầy”, rất rõ ràng nhận thấy sự việc quá khứ đó khiến cậu ấy cả đời không quên. Trong sự nghiệp không ngừng đi lên của mình, điều mà cậu ấy cảm kích ghi nhớ nhất, chính là sự việc trong quá khứ mà người thầy đã để lại cho cậu. Thể hiện tấm lòng cảm kích vẫn luôn chôn giấu ở trong tâm mình đối với người thầy.

Sự lùi bước của cậu ấy từng khiến thầy giáo như thể bất lực.

Shigetoshi là tên của cậu học trò người Hà Lan này, thầy giáo Yoshioka đọc xong bức thư, nghĩ đến câu chuyện quá khứ nhớ mãi không quên mà cậu học trò nhắc đến.

Anh chàng Shigetoshi thời tiểu học luôn là cậu học trò rất thật thà và ít nói ở trong lớp, dường như người khác không cảm thấy được sự tồn tại của cậu ấy, hơn nữa cậu ấy còn rất nhút nhát và hay xấu hổ, không dám nói chuyện ở trước mặt đông người, khi gặp chuyện phải xuất hiện trước mặt người khác thì luôn lùi bước. Đặc biệt là đến thời gian hoạt động thường niên của trường khi các lớp đều phải diễn kịch, hơn nữa cậu ấy thậm chí còn nấp ở sau người khác, chưa bao giờ đứng trước sân khấu để tham gia biểu diễn kịch, lần nào cũng chỉ tham gia công việc hậu trường sân khấu. Mọi người cũng không có cách nào bắt cậu ấy diễn. Năm đó thầy Yoshioka cũng cảm thấy nếu cậu ấy cứ không dám tham gia biểu diễn trên sân khấu, nếu không có sự rèn luyện và thay đổi một chút nào, thì e rằng sẽ không tốt cho sự trưởng thành trong tương lai của cậu ấy, do vậy ông quyết định nghĩ biện pháp khuyên cậu tham gia, cho dù chỉ có một chút thay đổi cũng là điều tốt.

Xuất phát điểm của sự việc lúc đó là để thay đổi tính cách quá nhút nhát của cậu một cách thích hợp, ông cho rằng nếu không thay đổi là không tốt cho cậu ấy. Chẳng ngờ nhận thức cho rằng nhút nhát là không tốt này của thầy giáo, cũng giống với nhận thức của mọi người, quan niệm ẩn giấu bên trong chính là không có hy vọng, thì trái lại thầy đã bị học trò thay đổi, kết quả của sự việc làm cho người ta thấy bất ngờ.

Vì muốn khiến cậu ấy lên sân khấu diễn, thầy giáo đã cố ý làm khó cậu, nói rằng: “Shigetoshi, em xem, diễn kịch lần này, có khả năng phải hoán đổi công việc, những học sinh đã tham gia với vai trò diễn xuất trên sân khấu lần trước thì lần này sẽ đổi sang công việc hậu trường như kéo màn, thu âm, dàn dựng sân khấu và vẽ bối cảnh. Công việc lần trước của em là ở hậu trường, vậy thì lần này chuyển sang vai trò diễn trên sân khấu được không?” Thế nhưng, cho dù khuyên nhủ như thế nào, Shigetoshi nhất định không nói, không gật đầu, cuối cùng đã nói với tâm kiên định như sắt đá: “Vậy em sẽ chuyên môn vẽ tranh cho bối cảnh”. Khẩu khí trong lời nói ấy, có ý là nếu hoán đổi cũng chỉ có thể hoán đổi ở hậu trường. Quả thực không còn đường quay nữa. Thầy giáo cũng không biết làm thế nào khác, không khuyên nhủ nữa, chỉ còn biết đồng ý với công việc hậu trường của cậu ấy.

Quyết định bất ngờ và phát hiện bất ngờ

Điều vui mừng là, thầy giáo Yoshioka sau đó đã đưa ra một quyết định mà bản thân ông cũng không ngờ tới, có lẽ do không nhìn thấy hy vọng có thể thay đổi được cậu học trò cố chấp này, nên ông đã từ bỏ ý định lấy quan niệm cố hữu để ép cậu ấy thay đổi, mà chuyển sang hướng không những chỉ đáp ứng lựa chọn của cậu học trò, mà ngược lại còn thay đổi thái độ của mình từ tiêu cực bất lực, trở thành hết sức ủng hộ cậu học trò.

Yoshioka đột nhiên quyết định, nếu đã như vậy, chi bằng tin tưởng vào Shigetoshi, đem tất cả công việc vẽ tranh bối cảnh sân khấu giao toàn quyền trách nhiệm cho cậu ấy, để cậu tự do phát huy. Thật bất ngờ, một kết quả bất ngờ hơn đã xuất hiện, bức tranh vẽ bối cảnh lần này được vẽ vô cùng sinh động và thú vị, thể hiện tài năng nghệ thuật thiên phú của Shigetoshi khiến người ta phải kinh ngạc.

Mấy chục năm sau Shigetoshi vẫn luôn ghi nhớ mãi không quên câu chuyện trong quá khứ, chính là lần diễn kịch đó đã khiến cậu có cơ hội bộc lộ tài năng thiên phú của mình. Có lẽ, lúc đó nếu không có sự tín nhiệm và hết sức ủng hộ của người thầy, mà là có ý muốn chiểu theo quan niệm mà người lớn cho là tốt, để tiếp tục cố gắng thay đổi cậu, vậy thì, cậu ấy ngay khi còn nhỏ, rất có thể vì tính cách luôn nhút nhát không có cách nào thay đổi được mà bị phủ nhận trước mặt người khác, và dĩ nhiên trở thành một đứa trẻ bị cho là không có triển vọng trong mắt mọi người, tài năng thiên bẩm sẽ có thể bị vùi dập.

Thầy trò Yoshioka chứng thực lời dạy của Thánh nhân

Qua thực tiễn giáo dục một đời của mình, thầy Yoshioka luôn phát hiện ra những thứ tốt đẹp ở trẻ em và cũng học được rất nhiều điều từ những đứa trẻ. Ông khuyên những người làm công tác giáo dục, bao gồm các bậc cha mẹ, nên giữ tâm thái khiêm tốn bao dung và tin tưởng khi ở trước mặt trẻ con, không nên cưỡng ép truyền đạt kiến thức và thay đổi ngược lại với thiên tính và sở trường của trẻ em. Rất nhiều khi, tâm hồn ngây thơ thuần chân của trẻ, ngược lại có thể khiến người lớn phải xem xét lại sự tự cho mình là đúng. Đó là điều được gọi là dạy và học cùng nâng cao lẫn nhau, thực là một câu nói chí lý.

Quả không sai, mặc dù Khổng Tử, người được cả thế giới công nhận là Chí Thánh Tiên sư, cũng từng dạy: Ba người cùng đi, tất có người làm thầy của ta; ông cũng từng lưu lại hình mẫu làm thầy “hữu giáo vô loại, nhân tài thi giáo”, (tạm dịch: “dạy học không phân biệt người học, nên dạy theo năng lực mỗi người”). Câu chuyện của thầy và trò người Nhật Bản này đã chứng thực lời dạy của bậc Thánh nhân vẫn còn nguyên giá trị. Chúng ta thực sự nên gìn giữ một trái tim yêu thương khiêm tốn, bao dung tất cả những đứa trẻ có cá tính khác nhau, để cho cuộc đời của các em được sống với những điều tuyệt vời và độc đáo của riêng bản thân các em.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/238904



Ngày đăng: 31-10-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.