Những câu chuyện thú vị giữa thầy và trò của nhà giáo dục người Nhật Bản (3): Người trở thành chiếc loa phát thanh
Tác giả: Lưu Như
[ChanhKien.org]
Nhà giáo dục trẻ em nổi tiếng người Nhật quá cố Yoshioka Tasuku đã để lại rất nhiều câu chuyện sinh động thú vị giữa thầy và trò trong cuộc đời giáo dục mấy chục năm của mình. Những câu chuyện đó đã giải khai những phiền não mà các bậc cha mẹ gặp phải khi dạy dỗ con cái trong những cuộc nói chuyện vui vẻ, khiến người ta bỗng dưng tỉnh ngộ. Hãy để chúng ta cùng nhau chia sẻ.
Câu chuyện kể lần trước là câu chuyện hồi còn nhỏ của một cậu học sinh nhút nhát, bởi vì nhận được sự thấu hiểu và ủng hộ của thầy giáo mà sau khi lớn lên đã trở thành tác giả của những cuốn truyện tranh ở Hà Lan, vậy thì lần này chúng ta hãy xem câu chuyện về một nữ học sinh nhút nhát tới mức giọng nói nhỏ như tiếng kêu của côn trùng. Sự thay đổi kỳ diệu của cô bé chỉ vì nhờ “chiếc loa phóng thanh” đó của thầy Yoshioka khiến người ta không nhịn được cười.
Con gái chuyển trường, mẹ không ngừng lo lắng
Có lẽ đó là vì để an ủi cái tâm của các bậc cha mẹ trên toàn thế giới khi hễ chỉ cần nhìn thấy con cái mình quá “hèn yếu”, thì bất giác cảm thấy buồn bực bất an, hoặc giả là tâm lo nghĩ, lo lắng con cái vì thế mà bị cười nhạo, bị bạn học cùng lớp bắt nạt, bị thầy giáo ghét bỏ phê bình v.v., câu chuyện về cô bé hay thẹn thùng mắc cỡ mà thầy Yoshioka kể lần này, chính là bắt đầu từ nỗi lo của mẹ cô bé.
Căn cứ theo mô tả của câu chuyện, cô học trò này tên là Fuyumi, vào học kỳ thứ hai của lớp ba tiểu học, vừa mới khai giảng được mấy ngày, cô bé đã chuyển từ trường học khác vào lớp của thầy Yoshioka phụ trách.
Vào ngày hôm đó, mẹ của Fuyumi tìm đến thầy Yoshioka, bà cứ ngập ngừng ấp úng, nói với vẻ mặt đầy lo lắng: “Thưa thầy, là một vài chuyện liên quan tới đứa con nhà tôi, rất mong thầy có thể hiểu trước cho, không biết thầy…”, thầy giáo vừa nghe, liền hiểu rõ, động viên người mẹ không phải nghĩ ngợi, có điều gì lo lắng liên quan tới con gái thì cứ việc nói ra.
Người mẹ vừa nghe xong, thì sắc mặt bất an lập tức được thư giãn, nhanh chóng nói ra những lời trong tâm, “Thưa thầy, con bé nhà tôi, về phương diện học tập thì không cần quá lo lắng, nhưng giọng nói của cháu rất bé, ở nhà thì còn được, có thể nói to, thế nhưng một khi đến trường, thì giọng nói lại trở nên rất bé, đặc biệt là khi đứng một mình đọc bài trước mặt các bạn học cùng lớp, tưởng như là tiếng côn trùng đang kêu, ai cũng không nghe thấy”.
Thầy Yoshioka nhanh chóng an ủi bà đừng quá lo lắng, vốn dĩ trẻ em có đủ loại tính cách, mỗi đứa đều khác nhau, có đứa giọng to, có đứa giọng bé, hết sức bình thường, hơn nữa ở trong lớp này, có không ít đứa trẻ giọng đọc bài nhỏ, chứ không chỉ có một mình Fuyumi như vậy.
Sau khi nghe xong, người mẹ vô cùng cảm ơn sự cảm thông của thầy giáo, và nói với thầy giáo rằng vậy là tôi yên tâm rồi. Rõ ràng, thầy Yoshioka hiểu được từ trong lời nói của người mẹ rằng khả năng trước đây đã từng xảy ra sự việc gì đó không vui, thế nên quan tâm hỏi han, cháu Fuyumi bởi vì giọng nói nhỏ, đã từng xảy ra chuyện gì đó khiến cháu khó xử phải không?
Tới đây, thì người mẹ cuối cùng cũng kể ra toàn bộ câu chuyện: “Hồi năm lớp một, cháu bị thầy giáo nhắc nhở nhiều lần rằng giọng đọc bài quá nhỏ, các bạn học cũng cảm thấy con bé rất kỳ lạ, không thể nào hiểu được, con bé trở nên vô cùng chán nản, tuy nhiên đến năm lớp hai gặp được một người thầy như vậy, mỗi lần khi tới lượt Fuyumi đọc bài, thầy ấy đều sẽ nói với con bé, ‘Fuyumi à, giọng đọc bài của em quá nhỏ, các bạn có thể sẽ nghe không được, như vậy đi, thầy sẽ làm cái loa phóng thanh cho Fuyumi’, thầy giáo nói xong liền đứng bên cạnh Fuyumi, lớn tiếng đọc lại từng câu từng câu mà Fuyumi đọc, Fuyumi hết sức vui mừng, sau khi tôi biết cũng vô cùng phấn khởi, thực sự rất vui mừng…”
Câu chuyện kể tới đây, mọi người có thể chợt hiểu ra rằng người mẹ lo lắng sau khi chuyển trường, cô con gái lại lần nữa rơi vào tiêu trầm, lo sợ thầy giáo không thể hiểu được con gái mình, sẽ ghét bỏ và trách mắng cô bé, nên càng mong muốn thầy giáo mới có thể giống như vị thầy giáo trước kia có thể sẵn lòng trở thành chiếc loa phát thanh cho học trò, thiện tâm đối đãi với con mình. Như vậy, sự ngập ngừng ấp úng ban đầu của người mẹ, cuối cùng đã có đáp án rõ ràng.
Hiển nhiên người mẹ hiểu rất rõ, cái tâm của bậc làm cha mẹ đau lòng vì con cái, mặc dù đó là hợp lý hợp tình. Tuy nhiên đối với thầy giáo mà nói, thì đó quả thực quá mức, yêu cầu thầy giáo làm được trên cả bổn phận, thực sự là rất khó xử, nếu vượt quá mức độ thông thường, nói không chừng ngược lại còn bị thầy giáo can ngăn người mẹ rằng không thể cưng chiều con bé như vậy, phải nghĩ biện pháp thay đổi tật xấu của cô bé. Vậy thầy Yoshioka sẽ phản ứng như thế nào?
Thầy giáo trở thành chiếc loa phóng thanh công cộng
Trong câu chuyện mà thầy Yoshioka kể lại, mặc dù ông chưa miêu tả tâm thái của người mẹ, chỉ dẫn ra lời nói nguyên gốc của người mẹ, tuy nhiên bất cứ người nào đọc được những lời này, đều có thể hiểu rõ trong tâm, thật là đáng thương cho cái tâm của bậc làm cha mẹ trên thế giới, không dám yêu cầu thầy giáo quá mức nhưng lại hết sức mong đợi điều đó, cuối cùng vẫn là không nhẫn được đã thổ lộ ra điều mong đợi này.
Yoshioka Tasuku cả đời làm thầy giáo, vô cùng chú trọng sự tu dưỡng và tâm thái khiêm tốn, ngay cả khi ở trước mặt trẻ em, ông cũng sẽ không lấy thái độ cho rằng điều gì mình cũng biết, trịch thượng đối đãi với người khác, ông vô cùng thấu hiểu cho bậc làm cha mẹ và con cái, ông xem mỗi một học trò đều như là con cái của mình mà yêu thương che chở, mang một tấm lòng nhân ái thiện lương để hiểu cho người khác, do đó, phản ứng của ông, không chỉ là không biểu hiện ra sự phiền chán khi bị người mẹ yêu cầu quá mức, ngược lại bởi vì nghe được rằng trước đây cô bé gặp được một vị thầy giáo tốt như vậy mà cảm thấy vui mừng, nên cùng với người mẹ buông cái tâm xuống. Cũng chính là nói, tấm lòng của vị thầy giáo này không dành cho bản thân mình mà là luôn dành cho các em nhỏ, chỉ cần có thể giải quyết vấn đề cho những đứa trẻ, ông sẽ vui lòng tiếp thu ý kiến hoặc kiến nghị của bất cứ ai.
Tuy nhiên trong câu chuyện này, thầy Yoshioka dù chỉ một câu thể hiện ý kiến của bản thân cũng không nói, mà chỉ là vô cùng vui vẻ kể lại rằng từ trước tới nay mới nghe được cách làm như vậy, cũng bắt đầu bắt chước theo vị thầy giáo ấy. Trong lớp, hễ khi có học sinh giọng đọc sách quá bé thì ông đứng bên cạnh học sinh đó, tự động trở thành chiếc loa phóng thanh cho các em. Chỉ bằng vài lời, sự nhân từ khiêm tốn nhã nhặn của thầy giáo, cùng với không khí hài hước sôi nổi ở trong lớp, đều đang trong âm thầm lặng lẽ lan truyền sự ấm áp, nuôi dưỡng trái tim của các bậc cha mẹ và những đứa trẻ.
Thưa thầy, hôm nay em không cần loa phóng thanh
Sau khi trải qua một học kỳ, kỳ tích đã xảy ra. Đó là vào một hôm của học kỳ thứ ba, bởi vì ở Nhật Bản một năm học chia làm ba học kỳ, do đó thực sự thầy giáo cũng làm chiếc loa phóng thanh mới được vài tháng. Có một hôm, đúng vào lúc tới lượt Fuyumi đọc bài, cô bé đột nhiên lấy hết dũng khí, nói rất to với thầy giáo, “Thưa thầy, hôm nay em không cần loa phóng thanh nữa, em muốn tự mình đọc”, nói xong, liều mình cố gắng hết sức đọc thành tiếng thật to, muốn để tất cả các bạn trong lớp đều có thể nghe thấy.
Các bạn học vừa kinh ngạc vừa vui mừng, cảm động đến mức vỗ tay hoan hô không ngớt. Thầy Yoshioka càng vui mừng hơn bất cứ ai khác, và cùng vỗ tay với các học trò. Đây chính là câu chuyện “người trở thành chiếc loa phóng thanh” không chỉ hài hước thú vị mà còn sưởi ấm lòng người.
Gieo hạt giống thiện lương
Câu chuyện này đã khơi gợi giúp chúng ta hiểu rằng, điều có thể cải biến và rung động trái tim con người luôn là tấm lòng thiện lương ấm áp, khi học trò trong hoàn cảnh khó khăn, mà thầy có thể thấu hiểu, ủng hộ và giúp đỡ, thì điều đó có sức mạnh hơn so với bất cứ thuyết giáo hà khắc và yêu cầu cưỡng ép nào khác. Hành động của thầy giáo chỉ là giúp đỡ, không có bất cứ trách móc nặng nề nào, cũng không có bất cứ yêu cầu cần cải biến giọng nói to nhỏ nào, thế nhưng sự thấu hiểu và vô tư phó xuất cam chịu làm loa phóng thanh của thầy giáo, lại làm cảm động cô học trò, nên đã chủ động tự mình cải biến bản thân.
Không chỉ như vậy, hành vi của thầy giáo, giống như âm thầm mà giáo dục tất cả những đứa trẻ trong lớp, tin tưởng những đứa trẻ lớn lên, thấy được hình bóng của người thầy như vậy, thì những hạt giống thiện lương khoan dung sẽ được gieo vào trong tâm hồn chúng, trong tương lai khi đối nhân xử thế, chắc chắn thái độ của người thầy năm đó sẽ được khắc ghi trong tâm, suốt đời không quên người thầy đã làm như thế nào, đã không phân biệt đối xử, không khiển trách gay gắt, âm thầm quan tâm những đứa trẻ yếu đuối không được giúp đỡ. Sự cảm động và ấm áp tự mình đã từng trải qua và nhìn thấy này, còn hơn ngàn vạn lời nói, trở thành minh chứng vững chắc và mạnh nhất về việc con người nên bảo trì sự thiện lương trong tâm những đứa trẻ.
Đây chính là tấm gương tiêu biểu của người thầy chân chính. Đó là điều mà giáo dục cần nhất trong xã hội hiện đại.
Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/238905
Ngày đăng: 11-12-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.