Loạt bài nhận thức về vũ trụ chân thực (2): Nhận thức về thời gian
[ChanhKien.org] Thời gian là gì? Sự khác nhau giữa quá khứ, hiện tại và tương lai phải chăng chỉ là ảo giác ăn sâu vào tiềm thức? Tại sao thời gian luôn chuyển động hướng về tương lai? Thời gian có điểm bắt đầu và điểm kết thúc không? Mời các bạn đọc bài viết này để tìm câu trả lời.
Bây giờ là mấy giờ? Câu hỏi này có lẽ mỗi cá nhân đều có thể trả lời được. Thời gian trôi qua vùn vụt, ngày tháng như thoi đưa, ngày và đêm, ánh sáng và bóng tối đan xen nhau, ai cũng cảm thấy rất quen thuộc với thời gian. Nhưng nếu thay đổi câu hỏi một chút, thời gian là gì? Có lẽ rất nhiều người sẽ cảm thấy mông lung.
Từ xưa đến nay, con người đã phát minh ra nhiều phương pháp và dụng cụ để đo lường, tính toán thời gian, từ đồng hồ cát, đồng hồ mặt trời, đồng hồ định vị thiên thể (còn gọi là thiên nghi), cho tới đồng hồ cơ khí, đồng hồ thạch anh, độ chính xác của các thiết bị đo thời gian có độ càng ngày càng cao. Hội nghị toàn thể về Cân đo đã đưa ra phương pháp dùng tần số dao động của nguyên tử cesium để đo lường thời gian, vì vậy đồng hồ nguyên tử cesium của Viện tiêu chuẩn và kĩ thuật Quốc gia Hoa Kỳ (NIST, trước kia NBS) đã trở thành công cụ đo thời gian chính xác nhất trên thế giới với sai số chỉ có 1 giây trong 100 triệu năm. Nhưng dù cho việc đo lường thời gian có chính xác đến mức độ nào đi nữa thì cũng không thể động chạm đến bản chất của thời gian. Cho dù tất cả các đồng hồ trên thế giới đều ngừng hoạt động thì thời gian vẫn cứ trôi đi không ngừng nghỉ. “Thệ giả như tư phu! Bất xả trú dạ!” (Thời gian trôi đi như nước chảy không kể ngày đêm – trích Luận Ngữ, Khổng Tử).
Thời gian như dòng nước chảy, dòng chảy thời gian không bao giờ ngừng nghỉ, từng khoảnh khắc vụt qua rất nhanh. Hơn nữa chuyển động của thời gian dường như luôn hướng về một hướng, đó là chảy đến tương lai, nó không thể bị tạm dừng cũng không thể quay ngược lại. “Thời gian là vàng bạc, nhưng vàng bạc cũng không mua được thời gian” câu nói này đã mô tả chính xác sự quý giá một đi không trở lại của thời gian. Lời dạy của người xưa “Mạc đẳng nhàn, bạch liễu thiểu niên đầu, không bi thiết!” vẫn vang vọng bên tai (Bài thơ Mãn giang hồng, Nhạc Phi). Chúng ta treo thời gian trên tường, đeo thời gian trên tay, chúng ta dựa vào thời gian để sắp xếp kế hoạch hàng ngày. Xuân sinh, hạ trưởng, thu thu, đông tàng, dường như thời gian đang khống chế tất cả. Vậy thì thời gian rốt cuộc là gì? Các nhà khoa học đã phải bất lực mà thốt lên rằng: Chúng ta hoàn toàn chưa lý giải được bất kỳ phương diện nào của thời gian cả.
Theo Newton, thời gian là một tính chất vĩnh hằng bất biến của vũ trụ. Thời gian luôn trôi đi với tốc độ không đổi và không bị thay đổi bởi bất cứ sự vật gì. Những mô tả của Newton về thời gian rất phù hợp với những thể nghiệm trực giác của con người, tuy nhiên, Einstein lại chỉ ra rằng mô tả như vậy vẫn chưa chính xác. Einstein phát hiện thời gian có thể chuyển động với vận tốc khác nhau, tức là không có cái gọi là thời gian tiêu chuẩn của vũ trụ, và trong vũ trụ tồn tại các thời gian khác nhau. Nói một cách cụ thể, mỗi người đều có thời gian của riêng mình, thời gian của mỗi người lại vận hành với tốc độ khác nhau. Phát hiện của Einstein đã phủ định hoàn toàn những lý giải của Newton về thế giới hiện thực cũng đã lật đổ hoàn toàn những nhận thức trực giác của chúng ta về thời gian.
Einstein đã phát hiện ra rằng giữa sự dịch chuyển của không gian và sự dịch chuyển của thời gian có mối liên hệ cực kỳ tinh xảo và sâu xa. Nói một cách đơn giản, nếu sự chuyển động trong không tăng lên thì tốc độ thời gian lại giảm đi. Phát hiện này đã cho thấy sự vận chuyển của thời gian đối với mỗi người là có sự khác biệt, chỉ có điều sự sai khác này lại có biểu hiện cực kỳ nhỏ trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta nên chúng ta không cảm thấy được. Nhưng đối với hệ thống định vị toàn cầu được sửdụng rộng rãi hiện nay thì nó lại có ảnh hưởng rất rõ rệt. Do tốc độ chuyển động của các vệ tinh có sử dụng hệ thống định vị toàn cầu là rất cao, nên hệ thống định vị toàn cầu cần phải xét đến ảnh hưởng của sự di chuyển tốc độ cao này đối với thời gian, nếu không sẽ dẫn đến sai số trong toàn bộ hệ thống. Sự giãn nở của thời gian thật sự có tồn tại chứ không phải chỉ là suy nghĩ chủ quan điên rồ của một nhà toán học nào đó.
Không chỉ sự chuyển động là có thể làm cho thời gian giãn nở, Einstein còn phát hiện ra trọng lực cũng có thể làm cho thời gian chậm lại. Einstein đã liên kết thời gian với không gian để tạo ra khái niệm thế giới không gian – thời gian 4 chiều (gọi tắt là “thời-không”), ông phát hiện rằng vật thể có trọng lượng khổng lồ có thể uốn cong thời-không ở một mức độ rất lớn, nó không chỉ uốn cong không gian mà còn uốn cong được thời gian. Do loại uốn cong thời-không này, nên thời gian ở trên đỉnh và dưới tầng một của cùng một tòa nhà 30 lại khác nhau, thời gian ở tầng một sẽ chậm hơn một chút, dù là sự sai khác về thời gian này rất nhỏ nhưng chúng ta vẫn có thể đo được.
Trong thế giới thời-không 4 chiều của Einstein, mỗi một cá thể di chuyển đều có thời gian hoặc “thời khắc” khác nhau. Nếu như chụp lại tất cả các sự việc trong toàn bộ vũ trụ xảy ra trong nháy mắt rồi tập hợp lại thành một bức ảnh động, bởi vì mỗi cá thể di động có thời gian hoặc “thời khắc” khác nhau nên bạn sẽ phát hiện thấy trong bức ảnh này đều có tồn tại quá khứ, hiện tại và tương lai. Đúng như Einstein đã nói: “Sự khác biệt giữa quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ là một loại áo giác ăn sâu vào tiềm thức”. Trong cuốn sách “Điểm kết thúc của thời gian” (The End of Time), tác giả lại cho rằng thời gian không tồn tại, cảm giác về thời gian trôi đi là do bộ não của chúng ta tạo ra khi nó xử lý bức ảnh động này.
Mỗi khắc, mỗi giây của thời gian đều đã tồn tại, đây chính là kết quả nghiên cứu về thời gian của các nhà khoa học hiện đại. Có vẻ như kết quả dẫn đến do nỗ lực và quyết sách của mỗi cá nhân đều đã sớm được định sẵn ổn thỏa rồi, và từ 13,7 tỉ năm trước, khi vũ trụ bắt đầu hình thành thì kết quả của nó đã được định sẵn rồi. Có thật sự như vậy không? Lẽ nào sự trôi đi của thời gian mà chúng ta thực sự cảm giác được lại chỉ là một ảo giác thôi sao?
Dựa trên nhận thức về thời gian này, thì “cỗ máy thời gian” không chỉ còn tồn tại trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, các nhà khoa học đang thảo luận làm thế nào để thực hiện chuyến du hành vượt thời gian trở về quá khứ hay đến tương lai. Các nhà khoa học đã phác thảo ra hai phương pháp vượt thời gian: Một phương pháp là lợi dụng tính chất đặc thù của lực hấp dẫn, dựa vào thuyết tương đối rộng, nếu lực hấp dẫn càng mạnh thì thời gian sẽ trôi đi càng chậm. Hố đen được hình thành khi một tinh thể khổng lồ tự co rút lại và có sẵn lực hấp dẫn rất lớn. Nếu như có thể du hành vào hố đen trong thời gian ngắn khoảng 1-2 giờ đồng hồ, thì trên Trái Đất đã qua mấy chục năm rồi, do đó khi trở lại Trái Đất thì chính là đã đi vào Trái Đất của tương lai. Phương pháp thứ hai đó là lợi dụng lỗ sâu không gian (Wormhole hay Cầu Einstein-Rosen). Lỗ sâu này giống như một loại con đường tắt của thời-không, nó có thể liên kết một phần thời-không với thời-không sớm hơn nó, giống như một con đường vượt thời gian, chỉ cần vào lỗ sâu thì có thể trở về quá khứ. Các nhà khoa học vẫn đang thảo luận về những mâu thuẫn của loại xuyên thời gian này, ví dụ như hiện tượng bạn có thể gặp được chính bản thân mình trong quá khứ hoặc lịch sử có thể bị thay đổi. Trên thực tế, việc vượt thời gian tuy mới chỉ là giả tưởng khoa học, nhưng nó là giả tưởng khoa do các nhà khoa học đưa ra.
Xuân hạ thu đông, bốn mùa thay đổi tuần hoàn. Những trải nghiệm hàng ngày của chúng ta đã nói cho chúng ta rằng thời gian chỉ có thể luôn trôi về phía trước. Tại sao thời gian lại luôn hướng đến tương lai? Có thể đảo ngược để trôi ngược về quá khứ không? Các định luật vật lý học dùng các phương trình toán học để miêu tả tất cả các sự vật, trong đa số các phương trình dùng để mô tả vũ trụ mà chúng ta có thể nhận thức được xung quanh mình, không có phương trình nào mô tả hướng chuyển động của thời gian. Dù thời gian trôi về phía trước hay về phía sau, thì những phương trình này vẫn rất hợp lý. Tức là, từ góc độ vật lý học mà xét thì thời gian có thể đảo ngược, nhưng từ hiện thực mà xét thì thời gian lại không thể đảo ngược được. Để giải thích hiện tượng này, các nhà khoa học đã sử dụng phương trình Boltzmann để giải thích ý nghĩa của thống kê vi quan với Entropy.
Entropy là một chỉ tiêu đo lường tính ngẫu nhiên và độ hỗn độncủa một hệ thống. Phương trình Boltzmann đã cho chúng ta biết, mọi vật trong vũ trụ đều từ trạng thái có trật tự chuyển sang trạng thái vô trật tự một cách tự phát, và với sự dịch chuyển ngày càng tăng của thời gian thì nó cũng gia tăng, hướng đi của thời gian lại quyết định bởi xu thế của tự nhiên, theo đó khi thời gian trôi đi, những vật chất càng trở nên hỗn loạn. Dựa trên thuyết vụ nổ Big bang, trong khoảng khắc trước khi xảy ra vụ nổ, tức khởi điểm dẫn đến vụ nổ, là bắt nguồn từ khởi đầu có trật tự với entropy rất thấp. Vụ nổ lớn có trật tự cao, trong tất cả các hiện tượng thì có lẽ đây là hiện tượng có trật tự nhất. Tất cả các sự việc xảy ra sau đó, dần dần trở nên hỗn loạn. Nói cách khác, chính vụ nổ lớn đã quyết định hướng trôi của thời gian, tất cả các sự việc phát sinh sau đó có thể chỉ là chịu tác động của một loại lực đẩy, khiến nó càng trở nên hỗn loạn hơn so với 13,7 tỉ năm trước. Phải chăng điều này nói lên rằng một khoảng khắc đó của vụ nổ có thể là khởi điểm của thời gian, vậy thì phải chăng thời gian cũng có điểm kết thúc?
Đứng trên cơ sở một sự thật là vũ trụ đang tăng tốc độ giãn nở, một lý luận cho rằng cuối cùng hố đen sẽ chi phối cả vũ trụ, lúc đó các tinh hệ sẽ biến mất và chỉ còn sót lại các hạt lạp tử nhỏ phân tán, bay lơ lửng khắp nơi trong vũ trụ. Trong một tương lai mà tất cả đều suy tàn, bất kể sự vật nào đến một mức độ nào đó sẽ trở thành bằng phẳng, nhẵn nhụi và không thay đổi. Do không có thay đổi nên sẽ không thể có một khái niệm rõ ràng về sự trôi đi của thời gian. Nếu như không có sự việc nào xảy ra thì sẽ rất khó tưởng tượng được sự tồn tại của thời gian, thậm chí còn không thể phân biệt được thời gian trôi về phía trước hay lùi lại phía sau. Đến lúc đó, thời gian có thể sẽ mất đi ý nghĩa tồn tại của nó, có thể đó cũng sẽ là điểm kết thúc của thời gian.
Trên đây là những nhận thức của khoa học hiện đại về thời gian. Vậy sự trôi qua của thời gian có thật chỉ là một ảo giác hay không? Quá khứ, hiện tại và tương lai có thật sự cùng tồn tại không? Thời gian có thật sự có điểm kết thúc không? Những nhận thức này có mức độ đáng tin cậy đến đâu? Thời gian có thể tự chứng minh tất cả điều này hay không?
Ngài Lý Hồng Chí – người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp đã giảng và phân tích rất rõ ràng về thời gian trong các bài giảng Pháp của Ngài, qua đó có lẽ mọi người có thể tìm được đáp án cho câu hỏi thời gian là gì.
Trong vũ trụ từ lớn đến bé, từ vi quan vô hạn đến hoành quan vô hạn có vô số các lạp tử, mà trên mỗi lạp tử đều có một thời gian độc lập, mỗi thời gian đều nhanh chậm khác nhau. Mà ở trong lạp tử với các thế giới lớn bé khác nhau do các lạp tử cấu thành nên [cũng] có thời gian; và ở trong lạp tử với thiên thể to lớn hơn nữa cấu thành từ vô số lạp tử cũng có thời gian, toàn bộ quần thể to lớn các lạp tử của các lạp tử cùng trong một tầng lại còn có thời gian to lớn hơn nữa. Các thời gian trong vũ trụ cũng giống như các sinh mệnh trong vũ trụ là không cách nào đếm xuể; ngoài ra vũ trụ trên tổng thể cũng lại có một thời gian tổng thể, trong đó có vô vàn vô số các thời gian cụ thể khởi tác dụng trong các không gian [khác nhau]; hết thảy đều là vì phương thức tồn tại của các chúng sinh tại các không gian khác nhau mà được tạo ra. Như vậy có thời gian của không gian là rất nhanh, có thời gian của không gian là rất chậm. Đó là điều mà vừa rồi tôi có nói về sự nhanh chậm của các không gian; từ khi tôi bắt đầu giảng cho đến bây giờ, thì có không gian có thời gian là đồng bộ với tôi, có không gian đã trải qua mấy ngày liền rồi, có không gian đã trải qua hàng bao nhiêu vạn năm rồi, có không gian đã trải qua hàng mấy trăm triệu năm, hàng mấy tỷ năm rồi, nó nhanh đến như vậy. Bởi vì vũ trụ quá to lớn, các lạp tử trong đó là vi quan vô hạn, là hoành quan vô hạn, chúng đều có tồn tại thời gian của tự bản thân. (Giảng Pháp trong chuyến đi quanh Bắc Mỹ [2002])
Từ những phân tích của ngài Lý Hồng Chí, chúng ta có thể thấy được trong vũ trụ có vô số vô vàn thời gian không thể tính đếm được, trong tổng thể vũ trụ còn có một thời gian tổng tổng thể, nhưng thời gian tổng này thì khoa học của nhân loại lại không cách nào động chạm đến được, bởi vì nó không tồn tại trong thời-không của nhân loại chúng ta. Trong trường thời gian này của chúng ta cũng có điểm tương tự. Xung quanh Trái Đất có một trường thời gian, đây là thời gian tổng thể của tất cả mọi sự vật trong thế gian. Dựa theo thuyết tương đối, khi mọi sự vật đang ở trạng thái tĩnh, dừng lại thì thời gian của chúng và thời gian tổng thể này sẽ đồng nhất với nhau. Nhưng khi chúng vận động thì mỗi sự vật lại có thời gian riêng. Thực ra tình huống thực tế lại khác xa, không đơn giản như vậy. Bởi vì tầng thứ và cảnh giới khác nhau của mỗi sinh mệnh, kích thước lớn nhỏ và kết cấu khác nhau của các phân tử cấu thành nên vạn vật trên thế gian, nên sẽ tạo ra sự gián cách về thời gian khác nhau, chỉ có điều khoa học hiện đại ngày nay vẫn không cách nào nhận thức được vấn đề này.
Vậy thời gian là gì?
Trong thiên thể thì vật chất mênh mông nào cũng đều là Thần. Nhân loại nhìn nhận rằng Ông [Thời Gian] là một loại quan niệm. Mặt trời mọc lên, trời tối, trời sáng, nào là đồng hồ đang chạy, nào là vật chất đang phát sinh biến dị, trái cây khi trời nóng rất nhanh hỏng, cơm mà không ăn sẽ thiu, nào là cây lương thực đang chín, nào là một năm có bốn mùa, hết thảy hệt như là biểu hiện của [khái niệm] thời gian. Tin rằng nó là một loại khái niệm. Kỳ thực để tôi bảo chư vị rằng hết thảy những xúc tiến ấy, là bản thân Thời Gian đang nắm, Ông là Thần. Ngay cả mặt trời mọc lên, lặn xuống, tốc độ Trái Đất vận chuyển quanh Mặt Trời thảy đều là Thời Gian tạo thành. (Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân [1998])
Thời gian là Thần! Sự vận chuyển của các thiên hà và chu kỳ của sinh mệnh v.v. đều do Thần Thời gian thúc đẩy. Khoa học hiện đại ngày nay vẫn mong muốn tìm ra tung tích của Thần, nhưng hàng ngày đối diện với với Thần Thời gian mà lại không nhận ra.
Khoa học hiện đại cho rằng sự phân biệt với quá khứ, hiện tại và tương lai là một loại ảo giác, điều này rất gần với lý hết thảy trong vũ trụ đều có định số được nói đến trong các sách của Pháp Luân Đại Pháp, tuy nhiên về bản chất lại có sự khác biệt.
Vũ trụ hết thảy đều có định số’ là nói về chỉnh thể vũ trụ, tỷ như Pháp Lý cũ đã định ra định số thành-trụ-hoại-diệt của nó rồi, đó là hạn chế về trí huệ của cựu Pháp; đành rằng vũ trụ có định số của mình như thế, đành rằng căn bản của sinh mệnh cụ thể là có quan hệ với lịch sử của nó {vũ trụ}, nhưng đã nói đến sinh mệnh nào đó thì vị ấy làm cụ thể những gì, vị ấy có nghiệp lực bao nhiêu, vị ấy phải hoàn trả, nghiệp lực của vị ấy trở nên lớn thì phải tiêu huỷ, thì đó đều là việc của chính bản thân sinh mệnh đó; một sinh mệnh tự nó đi tới bước nào, thì những cái đó về cơ bản không ổn định. Tuy nhiên người ta có thể thông qua những gì sinh mệnh đó làm và theo đuổi, mà thấy được bước tiếp theo, bước tiếp theo, bước tiếp theo nữa của sinh mệnh ấy trong vũ trụ, nghĩa là, khi ly khai khỏi hoàn cảnh không gian thời gian của vũ trụ này của chúng ta, khi ở trong hoàn cảnh thời gian khác thì có thể thấy được rằng về sau vị ấy có thể sẽ làm gì, đó cũng là chiểu theo trạng thái của vị ấy hôm nay mà kéo dài ra cho đến bước ấy. Nếu trạng thái hiện nay của vị ấy đột nhiên biến [đổi], thế thì, trạng thái của bước tiếp theo cũng sẽ biến [đổi], do đó những điều này là không ổn định. Định số tổng thể của thành-trụ-hoại của vũ trụ là ổn định. (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc năm 2004 – Giảng Pháp tại các nơi V)
Pháp Luân Đại Pháp còn cho chúng ta biết loại định số hết thảy mọi thứ trong vũ trụ là đã được đinh ra từ khi vũ trụ được sinh ra:
“Như mọi người đều biết trong lịch sử quá khứ vũ trụ hễ cảnh giới nào xuất vấn đề, không còn tốt nữa và phải đào thải, thì sẽ có đại kiếp tiểu kiếp, đó đều là những việc trong quá trình của cựu vũ trụ, vì khi kiến lập vũ trụ ấy là kiến lập một cách đồng thời từ đầu tới đuôi, đồng thời đều có, chỉ là biểu hiện của chúng sinh trong đó, trong sinh mệnh đã có con đường đi từ đầu chí cuối, tựa như đều có trong kịch bản vậy, con người chỉ là diễn từ đầu đến cuối thôi, chỉ là trong vũ trụ khổng lồ có thời gian khác nhau, không gian khác nhau, thân ở một không gian chậm thì có thể thấy sinh mệnh ở không gian nhanh trải qua từng đời từng đời trong một chớp mắt, thậm chí có thể thấy hết cả quá trình của vũ trụ ấy, vì nó đã đồng thời ở đó rồi. Chúng đều là tồn tại một cách đồng thời, chỉ là thời gian phân cách thành các thời-không khác nhau, các hoàn cảnh thời gian khác nhau”. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010)
Định số này tồn tại giống như một kịch bản mà trong đó quá trình của một sinh mệnh, quá trình của vũ trụ vẫn chưa kết thúc. Kịch bản nào đã thể hiện ra trí huệ cực hạn của Pháp sinh ra vũ trụ này? Nhưng mà ở trong một thời-không mà thời gian trôi đi rất chậm hoặc là trong một thời-không không có khái niệm thời gian thì có thể nhìn thấy được ở trong một thời-không nơi thời gian trôi nhanh toàn bộ quá trình mà một sinh mệnh đã đi hết thậm chí là nhìn thấy toàn bộ quá trình của vũ trụ.
Công năng túc mệnh thông mà người ta thường nhắc đến chính là minh chứng cho việc hết thảy mọi thứ đều có định số.
Sao lại gọi là ‘túc mệnh thông’? Ấy là có thể biết được tương lai và quá khứ của cá nhân; lớn nữa thì có thể biết được sự thịnh suy của xã hội; còn lớn hơn nữa thì có thể thấy được những quy luật biến hoá của toàn thiên thể; đó chính là ‘công năng túc mệnh thông’. Vì vật chất chiểu theo quy luật nhất định mà vận động; trong không gian đặc thù, bất kể vật thể nào đều có hình thức tồn tại trong rất nhiều không gian khác. (Bài giảng thứ hai – Chuyển Pháp Luân)
Trong một không gian đặc định, người ta làm xong một việc gì, [ví dụ] người ta huơ tay làm một việc gì, tất cả đều là tồn tại vật chất; làm việc gì thì cũng lưu lại một hình tượng và tín tức. Tại không gian khác, nó là bất diệt, vĩnh viễn tồn tại ở đó, người có công năng nhìn một cái là thấy được cảnh tượng tồn tại trong quá khứ, nên hiểu biết liền. (Bài giảng thứ hai – Chuyển Pháp Luân)
Trong [Kinh Thánh] có nói về ngày phán quyết, Thượng đế sẽ dựa vào những lời nói và hành vi của người đó trong quá khứ để phán quyết một người. Có người không hiểu điều đó, họ cho rằng những sự việc trong quá khứ đã qua đi không trở lại, thực ra nó không biến mất, mà nó là một loại tồn tại vật chất, nó tồn tại trong một không gian khác. Khi một người chết đi và rời khỏi thế giới này, họ sẽ nhìn thấy rõ mồn một những lời nói và hành vi trong toàn bộ cuộc đời của họ.
Người có công năng túc mệnh thông có thể nhìn thấy quá khứ, hiện tại và tương lai của một người. Một đời của con người đã sớm được định trước rồi, người ta thường nói về nghiệp lực luân báo, nhân quả báo ứng, một đời của con người chính là do sinh mệnh cao cấp hơn đã an bài dựa theo nghiệp lực của người đó. Có thể có người không chấp nhận được việc này, cho nên một đời của họ tranh đấu ngược xuôi vì lợi ích của bản thân. Pháp Luân Đại Pháp đã giảng rõ rằng sự tranh đấu này có thể gây ra hậu quả xấu: “Thực ra phấn đấu cá nhân có thể thay đổi được những thứ nhỏ trong đời người, một số thứ nhỏ thôi; bằng phấn đấu cá nhân có thể có được những thay đổi ấy. Nhưng chính vì nỗ lực cải biến của chư vị mà có thể chịu nhận nghiệp lực; nếu không thế thì không tồn tại vấn đề tạo nghiệp, cũng không tồn tại vấn đề làm việc tốt [và] làm việc xấu. Khi ngoan cố làm việc gì đó, họ sẽ chiếm tiện nghi của người khác, họ làm điều xấu. Do đó trong tu luyện nhắc lại [nhiều lần] rằng cần phải thuận theo tự nhiên, đó chính là đạo lý; bởi vì chư vị qua nỗ lực mà làm hại người khác. Nguyên sinh mệnh của chư vị không có thứ đó, nhưng tại xã hội chư vị lại được những thứ vốn thuộc về người khác; vậy là chư vị đã mắc nợ người ta rồi. (Bài giảng thứ hai – Chuyển Pháp Luân)” Khi một người tạo nghiệp thì sẽ mang đến những đau khổ, khó nạn trong cuộc đời của chính mình. Trong Phật giáo giảng lục đạo luân hồi, một người chính là phải luân hồi bồi thường nghiệp nợ trong nghiệp lực luân báo của lục đạo luân hồi.
Nơi trở về cuối cùng của đời người có thể được thay đổi bởi hành vi của người đó. Pháp Luân Đại Pháp đã nói rõ hai loại tình huống quyết định nơi trở về cuối cùng của một sinh mệnh.
“Chính là cá nhân ấy toàn làm điều xấu, không điều ác nào mà không làm; vị ấy có thể thay đổi được cuộc đời của mình, nhưng vị ấy sẽ đương đầu với sự huỷ diệt triệt để. Chúng tôi từ cao tầng mà nhìn, thấy [khi] con người chết rồi, [nhưng] nguyên thần bất diệt. Nguyên thần bất diệt là sao? Chúng tôi thấy rằng sau khi người ta chết, [thì xác] người ở chốn an nghỉ kia, chẳng qua chỉ là các tế bào của thân người trong không gian này của chúng ta mà thôi. Các tổ chức tế bào của nội tạng và bên trong thân thể, toàn bộ thân người, và từng tế bào tại không gian này đều thoát rơi ra; còn thân thể tại các không gian khác như phân tử, nguyên tử, proton, cho đến các vật chất vi lạp thành phần nhỏ hơn thì không chết; chúng vẫn ở trong các không gian khác, [chúng] vẫn tồn tại trong các không gian vi quan. Nhưng điều mà kẻ không điều ác nào mà không làm sẽ đương đầu chính là việc toàn bộ tế bào giải thể hết, trong Phật giáo gọi là ‘hình thần toàn diệt.” (Bài giảng thứ hai – Chuyển Pháp Luân)
Còn có một cách có thể cho phép con người biến đổi đời của họ; đây là cách duy nhất; chính là cá nhân ấy từ nay trở đi sẽ bước trên con đường tu luyện. Vậy tại sao đi theo con đường tu luyện có thể làm biến đổi đời người của họ? Ai có thể tuỳ tiện [tác] động đến điều ấy? Bởi vì [khi] cá nhân ấy hễ muốn đi theo đường tu luyện, ý niệm ấy vừa mới động, [thì] giống như ánh vàng kim loé sáng, chấn động mười phương thế giới. Khái niệm vũ trụ đối với Phật gia là học thuyết thế giới mười phương. Bởi vì [đứng] tại sinh mệnh cao cấp mà xét, thì sinh mệnh [đời] người không phải vì để làm người. Họ cho rằng sinh mệnh con người là [được] sản sinh trong không gian vũ trụ, có cùng tính chất với vũ trụ, là lương thiện, là cấu thành từ chủng vật chất Chân Thiện Nhẫn. Nhưng họ cũng có quan hệ [mang] tính quần thể; trong quần thể khi họ phát sinh quan hệ xã hội, một số biến đổi không còn tốt nữa, do vậy bị rớt xuống dưới; tại tầng [dưới] ấy họ cũng không trụ lại được nữa, họ lại biến thành tệ hơn nữa, họ lại rớt thêm một tầng nữa; rớt, rớt, rớt mãi cuối cùng rớt đến tầng người thường này.
[Rơi rớt đến] tầng này, cá nhân ấy nên bị huỷ diệt, bị tiêu huỷ. Nhưng các Đại Giác Giả đã xuất phát từ tâm đại từ bi, mà đặc cách tạo một chủng không gian này, như không gian của xã hội nhân loại chúng ta. Tại không gian này, họ được cấp thêm một nhục thân, thêm một cặp mắt chỉ nhìn được vật thể hạn cuộc trong không gian vật chất của chúng ta; cũng có nghĩa là rơi vào [cõi] mê, làm cho họ không nhìn thấy được chân tướng của vũ trụ; trong khi tại các không gian khác đều có thể nhìn thấy được. Ở trong [cõi] mê ấy, tại trạng thái ấy, một cơ hội thế này được lưu lại cho họ. Bởi vì ở trong mê, nên cũng là khổ nhất; có mang thân thể này, chính là phải chịu khổ. Người tại không gian này nếu có thể quay trở về trên, Đạo gia luyện công giảng ‘phản bổn quy chân’, vị ấy nếu mang tâm muốn tu luyện, chính là Phật tính xuất hiện, [thì] cái tâm ấy là trân quý nhất, mọi người sẽ giúp đỡ vị ấy. Con người ở trong hoàn cảnh khổ như thế này mà chưa bị mê mất, còn muốn quay trở về, do đó mọi người sẽ giúp đỡ vị ấy, giúp đỡ một cách vô điều kiện, việc gì cũng có thể giúp được. Tại sao chúng tôi có thể vì người tu luyện mà làm những sự việc này, nhưng không thể làm cho người thường? Đó chính là đạo lý. (Bài giảng thứ hai – Chuyển Pháp Luân)
Lựa chọn sự thăng hoa trở về của sinh mệnh mới là lựa chọn đúng đắn nhất trong cuộc đời. Trong số các học viên Pháp Luân Công, có rất nhiều người đã từng mắc các bệnh nan y, bị bệnh viện không chữa được đưa về nhà chờ chết, nhưng khi học Pháp Luân Công thì tất cả các bệnh tật đã không cánh mà bay. Đó là bởi họ đã lựa chọn sự thăng hoa trở về của sinh mệnh, bước trên con đường tu luyện chân chính, đó là duyên cớ vì sao con đường đời của họ đã được an bài lại từ đầu.
Khoa học hiện đại cho rằng lý do thời gian chỉ có tiến về phía trước chứ không thể quay ngược lại là do kết quả của vụ nổ lớn đã làm mọi thứ từ có trật tự diễn hóa thành vô trật tự. Thực ra không phải như vậy, mọi thứ trong vũ trụ đều chịu sự chi phối của Pháp lý vũ trụ. Pháp Luân Đại Pháp cho chúng ta biết Pháp lý vũ trụ hiện nay của chúng ta là “thành, trụ, hoại, diệt, không”, 5 giai đoạn này không thể đảo ngược được, không thể thay đổi thứ tự được, cũng không thể tạm dừng được. Tuy nhiên, nó không ngừng lặp đi lặp lại.
Đặc tính gì, đó là “thành-trụ-hoại-diệt-không”, ấy là vũ trụ quá khứ. Vũ trụ rất to lớn, khi ở diện tích nhỏ hoặc cục bộ xuất hiện hoại-diệt thì [cho] tạc nổ đi, nổ đi rồi chính là ‘không’. Sau khi ‘không’ thì vật chất chúng vẫn tồn tại, Thần sẽ lợi dụng vật chất tử vong ấy để tạo lại mới ra tầng vũ trụ ấy một lần mới. Trạng thái này so với ‘tân trần đại tạ’ ở thân thể người là hầu như phi thường tương tự. Vậy thì khi phạm vi lớn hơn mà có vấn đề, thì phạm vi lớn hơn cũng cần tạc nổ đi, sau đó lại tạo ra các sinh mệnh mới. (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004)
Khi vũ trụ bước sang giai đoạn “không” thì thời gian của vũ trụ này cũng kết thúc. Một chu kỳ mới bắt đầu và thời gian mới cũng bắt đầu. Khoa học thực chứng cứ luôn nhận thức hiện tượng từ biểu hiện bên ngoài của hiện tượng đó chứ không hiểu biết được thực chất phía sau nó. Khoa học thực chứng quan sát thấy được bằng chứng về vụ nổ lớn trước khi có vũ trụ này của chúng ta, liền cho rằng vũ trụ của chúng ta sinh ra được do vụ nổ lớn đó, vụ nổ lớn cũng đã trở thành khởi điểm của thời gian trong vũ trụ này của chúng ta. Thực ra, vụ nổ lớn mà khoa học hiện đại quan sát được đó chính là điểm kết thúc của vũ trụ cũ, tức là điểm kết thúc của thời gian của vũ trụ chu kỳ trước.
Vũ trụ của chúng ta hiện nay đã đi đến giai đoạn “diệt”. Thời kỳ “Mạt thế” mà Cơ đốc giáo nói đến, thời kỳ “mạt Pháp, mạt kiếp” Phật giáo nói đến là chỉ thời kỳ này của chúng ta.
Toàn bộ vũ trụ hiện nay đã xuất hiện một biến đổi rất to lớn; mỗi khi xuất hiện sự biến đổi như vậy, toàn bộ các sinh mệnh của toàn vũ trụ đều [bị] xử [lý] huỷ diệt, toàn bộ đều [bị] đặt vào trạng thái huỷ diệt. Mỗi một khi phát sinh tình huống như vậy, thì đặc tính tồn tại từ trước trong vũ trụ và vật chất trong đó đều cần phải [bị] làm cho nổ tung; thông thường đều bị nổ chết hết; tuy nhiên qua mỗi lần nổ cũng không có sạch hết. Khi vũ trụ mới được những Đại Giác Giả cực cao cực cao kiến tạo lại mới xong rồi, trong đó vẫn có [còn tồn tại] một số không bị nổ chết. Các Đại Giác Giả kiến tạo vũ trụ [mới] này là chiểu theo đặc tính của bản thân mình, [theo] tiêu chuẩn của bản thân mình mà kiến tạo vũ trụ ấy; do đó [so] với đặc tính vũ trụ của thời kỳ trước đó có những chỗ bất đồng. (Bài giảng thứ năm – Chuyển Pháp Luân)
Từ lịch sử của Trái Đất mà xét, không phải toàn bộ sinh mệnh của Trái Đất chu kỳ trước đều bị hủy diệt hết, mà những sinh mệnh không bị nổ chết cũng không phải là ngẫu nhiên. Đó là những sinh mệnh cực kỳ tốt của Trái Đất chu kỳ trước, do đó mới được lưu lại.
Do vậy [người ta] nhìn nhận rằng nhiều lần văn minh nhân loại gặp phải đợt huỷ diệt, chỉ có một số ít người sống sót; sau đó sống một cuộc sống nguyên thuỷ, dần dần sinh sôi thành [xã hội] nhân loại mới, tiến vào nền văn minh mới. Sau đó lại đi đến huỷ diệt, dần dần sinh sôi thành nhân loại mới; nó đã trải qua những chu kỳ biến đổi như thế. (Bài giảng thứ nhất – Chuyển Pháp Luân)
Một số ít người được lưu lại đã kể lại cho thế hệ sau những gì chính bản thân họ đã trải qua và nó đã trở thành những câu truyện thần thoại được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Sự vận động của Trái Đất và nhân loại chính là có chu kỳ như thế, nhưng đó chẳng qua chỉ là sự tuần hoàn lặp lại mang tính chu kỳ trong phạm vi nhỏ của Pháp lý vũ trụ cũ quá khứ mà thôi.
Vũ trụ mới được các Giác Giả cực cao cực cao kiến tạo lại mới sẽ có đặc tính và Pháp lý của vũ trụ mới. Vũ trụ của chúng ta hiện nay đang trải qua các vụ nổ và trùng tổ, Sáng Thế Chủ đang kiến tạo lại vũ trụ của chúng ta. Vũ trụ mới sẽ không tiếp tục bị chi phối bởi pháp lý “thành, trụ, hoại, diệt, không” của vũ trụ cũ nữa.
Vũ trụ tương lai có sự cải biến về phương diện này, một khi đến lúc ‘hoại’ thì cần viên dung nó, canh tân nó, khiến nó biến thành tốt. Đó chính là khác với vũ trụ cũ. (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004)
Vũ trụ mới là viên dung, tốt đẹp không gì sánh bằng, những người có thể bước sang vũ trụ mới quả là vô cùng có phúc phận.
Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để bắt đầu cho thời gian mới, nghênh đón vũ trụ mới hay chưa?!
Ghi chú
Loạt bài này có nhiều phần trích dẫn nội dung trong các bài giảng Pháp của Ngài Lý Hồng Chí, hoàn toàn dựa trên lý giải một chiều và lý giải hạn chế của cá nhân tác giả. Do đó khi trích dẫn khó tránh khỏi đoạn chương thủ nghĩa. Nguyên tác các bài giảng của Ngài Lý Hồng Chí có nội hàm thâm sâu và rộng lớn, các độc giả quan tâm xin hãy đọc các bài giảng Pháp nguyên văn của Ngài Lý Hồng Chí được đăng tải tại trang web: http://phapluan.org.
Tài liệu trích dẫn:
【1】 Giảng Pháp trong chuyến đi quanh Bắc Mỹ (2/2002) – Lý Hồng Chí
【2】 Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân [1998] – Lý Hồng Chí
【3】Giảng Pháp tại Pháp hội miền tây Mỹ quốc 2004 [Los Angeles] – Lý Hồng Chí
【4】 Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010 – Lý Hồng Chí
【5】 Chuyển Pháp Luân – Lý Hồng Chí
【6】Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004 – Lý Hồng Chí
Tài liệu tham khảo:
- PBS-TV/NOVA: “The Fabric Of The Cosmos” (Updated: November 2011).
- The Fabric of the Cosmos: Space, Time, and the Texture of Reality (2004). Alfred A. Knopf division, Random House, ISBY 0-375-41288-3
- Nguyên lý toán học của triết học tự nhiên (xuất bản năm 2006), tác giả Newton, bản dịch tiếng Trung của Triệu Trấn Giang, mã xuất bản ISBN 7-100-04513-4
Xem tiếp Phần 3
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/2015/12/02/149636.五集系列片-认识真实的宇宙之二:认识时间.html
Ngày đăng: 12-10-2016
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.