Loạt bài nhận thức về vũ trụ chân thực (1): Nhận thức về không gian



[ChanhKien.org]

Vũ trụ hình thành như thế nào? Con người từ đâu đến? Vũ trụ phải chăng không có biên giới? Ngước nhìn lên bầu trời đầy rẫy các vì tinh tú, biết bao người đã từng tự hỏi bản thân như vậy. Nhưng dù có tra cứu tất cả các sách vở kinh điển, vẫn khó có thể tìm được đáp án đầy đủ. Đây đích thị là câu hỏi vĩnh viễn không có lời giải của nhân loại.

Từ Trái Đất là trung tâm của vũ trụ đến thuyết Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ, từ thuyết Vụ Nổ lớn Big Bang đến thuyết Đa vũ trụ của khoa học vũ trụ hiện đại, những phát hiện mới liên tục phủ định những nhận thức cũ. Phát hiện mới nhất cho thấy, vũ trụ của chúng ta có lẽ chỉ là một trong vô số các vũ trụ đan xen ngang dọc, thế giới ba chiều quen thuộc với chúng ta có lẽ chỉ là một thế giới hư ảo, quá khứ, hiện tại, tương lai có lẽ cùng đồng thời tồn tại. Những nghiên cứu phát hiện này đã hoàn toàn đảo ngược những lý giải hiện hữu về vũ trụ của chúng ta. Trực giác của chúng ta đối với sự vật quen thuộc sao có thể nhận biết sai đến vậy chứ? Những điều quá kinh ngạc này có lẽ sẽ khiến bạn phải đặt câu hỏi rằng rốt cuộc mức độ đáng tin cậy của những nghiên cứu này ra sao? Loạt bài này sẽ cùng quý vị tìm hiểu những nghiên cứu và phát hiện mới nhất, đồng thời cũng mở ra một cánh cửa mới cho quý vị, có thể từ đây bạn có thể tìm ra được manh mối về vũ trụ chân thực.

Phần 1: Nhận thức về không gian

Trong Tề Tục Huấn – Hoài Nam Tử có viết: “Bốn phương, trên dưới gọi là vũ, từ quá khứ đến hiện tại gọi là trụ”. Người Trung Quốc cổ đại lý giải “vũ” là không gian rộng lớn vô hạn, “trụ” là thời gian liên tục vĩnh hằng. Ngành vũ trụ học hiện đại thông thường gọi vũ trụ là tên gọi chung cho tất cả không gian và thời gian.

Vậy thì không gian là gì? Vấn đề xem ra có vẻ đơn giản này lại đang đánh đố các nhà khoa học hiện nay. Không gian bao hàm vạn vật, vạn vật lại bao hàm không gian. Các nhà khoa học từng thốt lên rằng đây là một trong những đề tài khó và thâm sâu nhất của vật lý học.

Các nhà vật lý học ban đầu cho rằng không gian kỳ thực là trống rỗng không có gì cả. Newton, cha đẻ của ngành khoa học hiện đại, đã miêu tả không gian là một sân khấu rộng lớn mênh mông, mãi mãi bền vững không thay đổi. Mọi thứ trong vũ trụ đều đang biểu diễn trên sân khấu này, vạn vật đều thay đổi vai diễn trên sân khấu này. Diễn xuất không ảnh hưởng tới sân khấu, sân khấu cũng không ảnh hưởng tới diễn xuất. Trong con mắt của Newton, vũ trụ giống như một cỗ máy chính xác vận hành theo một quy luật cố định. Ví như Trái Đất quay quanh Mặt Trời, các thiên hà giống như các bánh răng của chiếc đồng hồ khổng lồ. Đây là quan niệm thời không cứng nhắc, đóng khung thời gian, không gian vào một thể hệ riêng biệt, tức coi thời gian và không gian là hoàn toàn độc lập với nhau. Các định luật cơ học của Newton đã miêu tả rõ ràng các hiện tượng có thể cảm nhận bằng trực giác xảy ra xung quanh chúng ta, từ các hiện tượng nhỏ như quả táo rơi, đến các hiện tượng lớn như Trái Đất chuyển động theo quỹ đạo quanh Mặt Trời. Trải qua hàng trăm năm thí nghiệm kiểm chứng, định luật này mới được toàn thế giới công nhận.

Nhưng Einstein với cách suy nghĩ độc đáo đã chỉ ra rằng, thực ra không gian là một thực thể giống như tấm thảm cao su, có thể khiến nó uốn cong, cũng có thể khiến nó gấp khúc, hoặc có thể khiến nó rung động. Thông thường chúng ta không ý thức được sự tồn tại của không gian, giống như cá bơi trong nước, chúng không ý thức được sự tồn tại của nước là vì chúng luôn ở trong nước. Einstein chỉ ra rằng, trong khi vật thể đang chuyển động, không gian và thời gian sẽ dùng một phương thức đặc thù nào đó để gây ảnh hưởng lẫn nhau, phối hợp với nhau. Trong quá trình vận động, không gian và thời gian lại hòa hợp với nhau, từ đó hình thành một khái niệm quen thuộc là “thời không” (tức thời gian và không gian). Lý luận không gian và thời gian là một thể thống nhất này đã làm chấn động giới khoa học, đồng thời về cơ bản đã phá vỡ lý luận “không gian là một sân khấu lớn” của Newton.

Lý luận này chính là Thuyết tương đối hẹp và Thuyết tương đối rộng của Einstein. Thuyết tương đối hẹp được xây dựng dựa trên nền tảng giả thiết về nguyên lý vận tốc ánh sáng không đổi, tức là vận tốc ánh sáng sẽ không thay đổi theo sự vận động tương đối của hệ tham chiếu của nguồn ánh sáng và người quan sát. Einstein cho rằng, vận tốc ánh sáng sở dĩ luôn cố định không đổi, là bởi vì sự thay đổi không gian và thời gian gây nên. Cùng với sự gia tăng tốc độ chuyển động của vật thể, thời gian sẽ giãn nở ra, không gian sẽ thu hẹp lại và khối lượng sẽ tăng lên. Tốc độ chuyển động của vật thể càng lớn thì hiệu quả sẽ càng rõ nét. Trong khi nghiên cứu về lực hấp dẫn, Einstein còn phát hiện ra do sự tồn tại của vật chất nên đã làm cho không gian của chúng ta không phải là không gian bằng phẳng và bất biến; nó có thể bị uốn cong, mà loại uốn cong này lại chính là hiện tượng lực hấp dẫn. Nói cách khác, lực hấp dẫn thực ra là một ảo giác, sự uốn cong thời không mới là bản chất. Mặt Trăng quay theo quỹ đạo không phải do tác động của một sức mạnh thần bí nào đó của Trái Đất, mà là vì nó chuyển động theo một thời không lõm do Trái Đất sinh ra. Thời gian và không gian không chỉ là một chỉnh thể, nó còn có thể bị uốn cong do chịu ảnh hưởng của vật chất. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại xuất hiện lý luận trái ngược với trực giác của con người.

Không chỉ những phát hiện trong nghiên cứu vĩ mô đã lật đổ hoàn toàn những nhận thức hiện hữu về không gian, mà những nghiên cứu trong lĩnh vực vi quan cũng lật đổ nhận thức về vũ trụ.

Chúng ta biết rằng, khoa học hiện đại cho rằng nguyên tử là đơn vị cơ bản nhất tổ hợp thành mọi vật trên thế giới. Tuy vậy trong những hạt nguyên tử vi quan này lại tồn tại không gian vô cùng rộng lớn. Khi tìm kiếm các không gian vi quan, các nhà khoa học đã phát hiện rằng ngay cả trong không gian vi quan hư không lại không phải là trống rỗng. Đó là một không gian phức tạp và liên tục thay đổi, các hạt bay lơ lửng khắp nơi, va chạm vào nhau, tạo nên một cảnh tượng hỗn loạn, vô cùng kinh hãi. Các hạt lạp tử giống như bong bóng tan vỡ trong nháy mắt. Ngày càng nhiều nhà khoa học đã chấp nhận điều được gọi là lý thuyết về hạt Higgs (Higgs boson) và trường hạt Higgs (Higgs field). Lý luận này đưa ra giả thiết không gian giống như một đại dương mênh mông, các loại hạt bị vùi trong biển lớn này, khi chúng chuyển động trong nước biển, chúng sẽ có được trọng lượng. Hạt nào càng cố gắng ngoi lên trên thì sức cản của nước biển đối với hạt đó sẽ càng lớn, và trọng lượng của nó sẽ càng lớn. Mặc dù đến nay chưa có chứng minh nào hoàn toàn đúng về trường Higgs, nhưng những đột phá trong tìm kiếm hạt Higgs đã cho thấy những dấu hiệu đáng mừng trong việc chứng minh sự tồn tại của trường Higgs.

Trong nghiên cứu cơ học lượng tử, người ta còn phát hiện ra một hiện tượng kỳ lạ vượt khỏi sự ảnh hưởng lẫn nhau của không gian, mà đến nay khoa học vẫn không cách nào giải thích được. Giữa hai lạp tử vi quan cùng nguồn gốc có tồn tại một loại quan hệ ràng buộc, dù chúng có bị tách ra bao xa, thì chúng vẫn luôn giữ mối liên hệ với nhau. Tức là nếu làm cho một lạp tử này nhiễu động, thì dù lạp tử còn lại dù có cách bao xa đi nữa, nó cũng sẽ lập tức cảm thụ được loại chấn động này. Loại chấn động này gọi là “rối lượng tử” hay “vướng víu lượng tử”. Đây là hiện tượng có thể nói là kỳ lạ nhất của cơ học lượng tử, bởi vì nó có thể sinh ra “sức hút ma quái có tác dụng ở khoảng cách cực xa”.

Các nhà khoa học đã thành công trong việc dùng rối lượng tử để đưa photon đến một nơi rất xa chỉ trong nháy mắt. Họ dự đoán rằng trong tương lai, nhân loại có lẽ có thể ứng dụng hiện tượng rối lượng tử này để “dịch chuyển tức thời” người hoặc vật thể từ nơi này đến nơi khác. Loại sức hút ma quái có tác dụng ở khoảng cách cực kỳ xa này, dường như đã vượt trên vận tốc ánh sáng, vượt qua tất cả những nhận thức của chúng ta về khái niệm thời không. Mãi cho đến trước lúc qua đời, Einstein vẫn không thể nào lý giải được loại hiện tượng này. Có nhà khoa học cho rằng, mối quan hệ ràng buộc giữa các lượng tử này thực ra là biểu hiện của ý thức giữa các lượng tử.

Trong nghiên cứu tỉ lệ giãn nở của vũ trụ, người ta đã phát hiện trong không gian mà chúng ta đang ở còn có tồn tại một thành phần cơ bản vô cùng bí ẩn không thể trắc định được; phát hiện này đã làm chấn động toàn bộ giới khoa học. Hiện nay thuyết về Vụ nổ lớn là lý luận phổ biến được nhiều người tiếp nhận. Thuyết này cho rằng, vào khoảng 13,7 tỉ năm trước, vũ trụ của chúng ta đã trải qua một vụ nổ vô cùng đáng sợ trong chưa đầy một giây. Vụ nổ này đã làm cho không gian nở ra bên ngoài một cách vô hạn, từ đó đến nay không gian không ngừng giãn nở. Mấy chục năm nay, đa số các nhà khoa học đều cho rằng dưới tác động của lực hấp dẫn tốc độ giãn nở của không gian chậm lại. Nhưng kết quả quan trắc lại cho thấy sự giãn nở của vũ trụ không có bất kỳ dấu hiệu chậm lại nào cả, trên thực tế, tốc độ giãn nở của vũ trụ vẫn đang tăng. Điều này có nghĩa là, cái không gian mà chúng ta thông thường cho rằng không có vật gì, lại là nguồn gốc động lực của việc vũ trụ giãn nở ra. Đa số các nhà khoa học đều nhất trí rằng, có một loại vật chất nào đó đang lấp đầy không gian, triệt tiêu ảnh hưởng lực hấp dẫn của vật chất thông thường đối với không gian, xé rách các thiên hà trong vũ trụ, kéo giãn cấu tạo cơ bản nhất của vũ trụ. Loại vật chất bí ẩn lấp đầy không gian này được gọi là “năng lượng tối” (dark energy), phát hiện này đã hoàn toàn lật ngược lại tất cả những nhận thức trước đó về vũ trụ của các nhà khoa học.

Ngoài năng lượng tối, trong vũ trụ còn tồn tại “vật chất tối” (dark matter). Qua đo đạc phát hiện thấy vật chất thông thường ước tính chiếm 5% tổng khối lượng của vũ trụ, phần còn lại của vũ trụ do 25% vật chất tối và 70% năng lượng tối cấu thành. Nói cách khác, 95% vũ trụ là vật chất tối và năng lượng tối, nhưng các nhà khoa học lại không hiểu chút gì về chúng. Các loại máy móc chính xác hiện nay, cơ học lượng tử, thuyết tương đối, vật lý hạt, tất cả đều không có tác dụng trong việc tìm hiểu vật chất tối và năng lượng tối. Nhìn chung, nhận thức của chúng ta đối với vũ trụ hoàn toàn dựa trên vỏn vẹn 5% vật chất thông thường cấu tạo nên vũ trụ, nhưng khoa học hiện đại ngày nay còn xa mới có thể nhận thức rõ ràng về 5% vật chất thông thường này.

Những manh mối mới lật ngược lại những tri thức hiện nay vẫn không ngừng xuất hiện. Lý luận hiện đại về nguồn gốc của hố đen cho thấy, thế giới ba chiều mà chúng ta đang sinh tồn này có lẽ là một loại hư huyễn. Những sự tồn tại cực kỳ chân thực được lưu giữ trong thế giới hai chiều ở mặt ngoài của vũ trụ. Tức là, bất cứ vật thể nào trong vũ trụ, từ các thiên hà cho đến nhân loại, thậm chí cả bản thân không gian, chẳng qua chỉ là những tín tức được lưu giữ trong mặt phẳng hai chiều ở một nơi xa xôi chiếu xạ đến trước mặt chúng ta. Mọi thứ chúng ta trải qua trong thế giới hiện thực này cũng chỉ giống như hình ảnh phản chiếu của toàn bộ tín tức, hình tượng mà thôi.

Trên đây là những nhận thức mới nhất của khoa học hiện đại về không gian vũ trụ. Có thể thấy, mặc dù không gian ở khắp mọi nơi nhưng khoa học hiện đại vẫn còn một chặng đường dài để nhận thức chính xác về không gian. Giống như Tô Đông Pha đã nói: “Bất thức Lư sơn chân diện mục, chỉ duyên thân tại thử sơn trung” (Sở dĩ không biết rõ diện mạo của núi Lư Sơn là bởi bản thân người quan sát đang đứng ngay trên núi Lư Sơn) – trích từ bài Đề Tây Lâm Bích của Tô Đông Pha. Chúng ta có thể nhận thức được một số đặc tính của không gian nhưng vĩnh viễn không thể nào thực sự nhận thức được không gian, bởi vì chúng ta đang ở bên trong nó.

Từ hơn 2,000 năm trước, Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói với đệ tử của Ngài rằng hết thảy mọi thứ trên thế gian đều là huyễn tượng. Ngành vũ trụ học hiện đại cũng nhận thức rằng không gian ba chiều của chúng ta đây là một thứ hư huyễn giống như toàn bộ tín tức hay hình ảnh. Dường như khoa học hiện đại càng có nhiều nhận thức về vũ trụ thì càng rời xa Phật Pháp. Thực ra, Einstein đã từng nói thế này: “Nếu trong tương lai có một lý thuyết nào đó có thể thay thế khoa học, thì đó nhất định là Phật Pháp, bởi vì Phật Pháp quá hoàn mỹ, và đã đạt đến cảnh giới chí thiện rồi”. Pháp Luân Đại Pháp là Đại Pháp căn bản của vũ trụ, đã tiết lộ rất nhiều những bí ẩn về vũ trụ. Đại sư Lý Hồng Chí đã nói với đệ tử của Ngài rằng:

Pháp này của chúng ta là giảng ra Chân Lý của vũ trụ, là điều mà từ khi khai thiên tịch địa đến nay chưa từng có người giảng. [Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân 1998]

Thông qua những luận thuật về không gian vũ trụ của đại sư Lý Hồng Chí, chúng ta có thể thấy được hình dáng chân thực của không gian vũ trụ, đồng thời cũng biết được lý do vì sao mà khoa học hiện đại không thể thực sự nhận thức được không gian vũ trụ.

Không gian, chúng ta nhìn nó rất phức tạp. Nhân loại chúng ta chỉ biết về không gian mà nhân loại hiện đang tồn tại, các không gian khác là vẫn không cách nào thăm dò ra được. Đối với không gian khác, khí công sư chúng tôi đã nhìn được mấy chục tầng thứ không gian, từ lý luận cũng có thể giải thích được, nhưng về khoa học thì không cách nào chứng thực. [Chương I – Pháp Luân Công]

Tôi đã giảng cho mọi người cấu thành của không gian. Ví như nói vật chất là do phân tử và lạp tử vi quan hơn tổ thành. Không gian chúng ta nhận thức [được] cũng do những lạp tử này tổ thành. Khoa học hiện nay biết các lạp tử có phân tử, nguyên tử, neutron, hạt nhân nguyên tử, điện tử, sau đó còn có quark, neutrino, xuống dưới nữa thì khoa học hiện nay cũng không biết là gì. Vậy điều tôi giảng là, chỗ tồn tại ‘cảnh giới’ mỗi tầng lạp tử như vậy, chúng ta gọi nó là một ‘tầng diện’. Kỳ thực lạp tử phân bố không là [theo] diện, mà là tồn tại khắp nơi ở tầng thứ đó chứ không [theo] diện. Nhân loại không có danh từ này, nên bèn gọi nó là ‘diện’ vậy, chỉ có thể hình dung như vậy. Tức là trong cảnh giới ấy, trong cảnh giới một tầng lạp tử đó nó cấu thành nên một không gian. Giữa lạp tử và lạp tử là không gian, mà bên trong bản thân lạp tử cũng lại là không gian. Mà lạp tử lại có thể tổ thành các lạp tử lớn nhỏ khác nhau, rồi ở giữa các lạp tử lớn nhỏ khác nhau mà được tổ thành từ các lạp tử đồng nhất ấy cũng lại là không gian. Đây chính là khái niệm ‘không gian’ mà lần trước tôi giảng cho mọi người. [Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco – Giảng Pháp tại Pháp hội Mỹ quốc [1997]]

Chúng ta biết rằng ở trong nguyên tử có hạt nhân nguyên tử và đìện tử. Hình thức vận động của điện tử xoay quanh hạt nhân nguyên tử có giống với hình thức mà địa cầu này của chúng ta và mấy đại hành tinh vận chuyển xung quanh mặt trời không? Chư vị chớ thấy nó nhỏ, lạp tử mặc dù vi quan, nhưng mà tầng diện của nó có thể càng lớn, cũng tức là nói tổng thể tích rất lớn. Thí dụ nhìn con người, chỉ nhìn một cái lạp tử phân tử của con người thì không thấy được người ta, có thể nhìn được tất cả tầng lạp tử mà tổ thành bề mặt cấu thành nên con người thì mới có thể thấy được con người. Giả sử dùng kính hiển vi có bội số phóng đại cao lấy nguyên tử phóng đại lớn đến mức như địa cầu mà nhìn xem trên đó có bao nhiêu sinh vật, đương nhiên con người hiện nay không làm được, nếu thấy được chư vị sẽ phát hiện đó là một cảnh tượng khác, đối với những sinh mệnh kia mà nói đó cũng là một [khoảng] trời đất rộng lớn. [Giảng Pháp tại Pháp hội Houston năm 1996]

Không chỉ không gian giữa phân tử và nguyên tử, giữa nguyên tử và hạt quark, giữa hạt quark và neutrino, mà không gian giữa các lạp tử vi quan hơn cũng đều cùng nơi cùng lúc tồn tại với không gian của chúng ta.

Người ta cảm giác không ra sự sai khác về không gian này, nháy mắt liền tiến vào đó, sự khác biệt của nó với thời-không chúng ta, là không thể dùng cách đo lường bình thường để biểu thị, xa cách mười vạn tám nghìn dặm, thì ở đây chỉ là một điểm, chính là tồn tại một cách đồng thời và ở cùng một chỗ. [Chương I – Pháp Luân Công]

Bất kể vật thể nào, kể cả thân thể người, cũng đều đồng thời tồn tại [tại các] tầng không gian cùng với không gian vũ trụ, [chúng] cũng có tương thông [với nhau]. Vật lý học hiện đại của chúng ta nghiên cứu các vi lạp vật chất, [nó] chỉ nghiên cứu từng vi lạp, phân tích, phân tách nó; phân tách hạt nhân nguyên tử rồi lại nghiên cứu thành phần phân rã [của hạt nhân]. Nếu có các thiết bị có thể triển khai mà nhìn thấy trong tầng ấy—toàn bộ thể hiện của tất cả thành phần nguyên tử hoặc thành phần phân tử ở trong tầng này—nếu có thể nhìn thấy được cảnh tượng ấy, thì chư vị đã đột phá được đến không gian ấy mà nhìn thấy được chân tướng tồn tại ở các không gian khác. [Bài giảng thứ hai – Chuyển Pháp Luân]

Khoa học hiện đại không thể nhận thức được cùng nơi cùng lúc đồng thời có tồn tại các không gian khác nhau, đó là đặc tính của không gian chúng ta đang sống, đó cũng là những đặc tính của không gian khác phản ánh vào không gian này của chúng ta, nhưng khoa học hiện đại lại không thể tiến hành phân tích nó. Đồng thời, chúng ta lại đang hoàn toàn đứng tại thời không của mình để quan sát những hiện tượng của không gian khác phản ánh đến không gian này của chúng ta, dùng những quan niệm hình thành trong không gian này để đi nhận thức những hiện tượng của không gian khác, chúng ta lại vận dụng quy luật vận động của sự vật trong không gian này để phân tích không gian khác, thì tự nhiên sẽ cảm thấy khó hiểu, không ăn khớp. Một thứ ở trong không gian này của chúng ta dường như không có khoảng cách, nhưng ở không gian khác có thể cách nhau tới 10 vạn 8 ngàn dặm. Cũng như vậy, khoảng cách 10 vạn 8 ngàn dặm trong không gian của chúng ta, nhưng trong thời không của một một tầng lạp tử lớn hơn lại có thể không có khoảng cách. Có thể nhận thức được sự tồn tại cùng lúc cùng nơi của các không gian khác nhau cũng như là sự khác nhau giữa chúng, vậy thì cũng không khó để lý giải tính không xác định và sự cần thiết trong việc sử dụng xác suất trong cơ học lượng tử.

Khoa học hiện nay cho rằng vận tốc ánh sáng là tốc độ nhanh nhất và bất biến trong vũ trụ của chúng ta, kỳ thực không phải vậy.

Einstein giảng tốc độ ánh sáng là tốc độ cao nhất, tôi nói cho mọi người rằng trong cùng một tầng thứ thì niệm lực của các sinh mệnh còn nhanh hơn tốc độ ánh sáng, hơn nữa tầng thứ cao hơn mà vượt qua tầng thứ nhân loại này thì do thời gian khác nhau, tốc độ chậm nhất cũng sẽ nhanh hơn tốc độ nhanh nhất tại tầng thấp hơn. Sinh mệnh là có tầng thứ, tầng thứ khác nhau lại có hình thức thời gian và không gian khác nhau, hết thảy chúng sinh và vật chất đều chịu sự hạn chế của thời gian và không gian khác nhau, tầng thứ càng cao thì tốc độ của nó càng nhanh, cũng tức là nói [tốc độ] chậm nhất tại cao tầng còn nhanh hơn nhiều so với tốc độ ánh sáng mà con người nhận thức được tại tầng thấp. [Giảng Pháp tại Pháp hội Houston năm 1996]

Kỳ thực, “không bị thời gian chế ước là nhanh nhất”, nhưng đối với con người mà nói, chư vị vĩnh viễn cũng không thể thật sự lý giải được nội hàm chân chính của câu ấy. Dùng khái niệm của chư vị là “Trong vũ trụ loại tốc độ nào nhanh nhất” đều là tư tưởng của con người, nhận thức của con người. Kể cả trong không gian hiện hữu này của chúng ta, thời gian này cũng không phải là tuyệt đối. Mọi người biết rằng trong “Chuyển Pháp Luân”, tôi nói rằng nhìn được ngôi sao kia đến chỗ chúng ta là có khoảng cách 15 vạn năm ánh sáng. Kỳ thực tôi cũng chỉ là dùng khoa học hiện nay mà con người có thể nhận thức được mà giảng vậy thôi. Trên thực chất vẫn không phải chuyện như vậy. Vì sao không phải chuyện như vậy? Mọi người nghĩ xem, các không gian khác nhau tồn tại thời gian khác nhau, trong phạm vi của trái đất chúng ta có một trường thời gian. Hết thảy đều giới hạn trong phạm vi của cái thời gian này. Ngay khi cái vệ tinh nhân tạo kia ra khỏi tầng khí quyển của chúng ta, nó đã là một [trường] thời gian khác rồi, [nó] với thời gian của trái đất tuyệt đối không phải cùng một trường thời gian. Như vậy khi đi qua tinh cầu khác, thì lại có trường thời gian của tinh cầu ấy. Thiên thể càng to lớn, thì thời gian, tốc độ của nó sai khác càng lớn.

Trong hệ Ngân Hà phát sinh sự việc, chư vị nói phải 15 vạn năm ánh sáng mới có thể thấy được, kỳ thực tôi nói cho mọi người, không chừng hai, ba năm là chư vị có thể thấy được. Vì sao? Bởi vì tốc độ ánh sáng cũng chịu khống chế của trường thời gian. Khi xuyên qua các trường thời gian khác nhau, tốc độ ánh sáng “xoạt–, xoạt–, xoạt–” liền trở nên chợt nhanh chợt chậm, khi đến nơi trái đất chúng ta đây, lại [phải] phù hợp với trường thời gian của trái đất, liền trở nên hết sức chậm. Chư vị dùng trường thời gian trái đất mà nhân loại có thể hiểu được để đo lường cái thời gian này của vũ trụ, thì căn bản không cách nào đo lường được. Nhận thức của nhân loại đối với chân lý, nhận thức đối với vật chất, nhận thức đối với sinh mệnh, khái niệm đối với vũ trụ, nhận thức đối với rất nhiều sự vật đều không chính xác, bao gồm cả [nhận thức về] sự phát triển của nhân loại. [Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ [1998]]

Khoa học hiện đại vẫn còn một chặng đường rất dài để có thể quan sát trực tiếp được thể hiện chân thực của vận tốc ánh sáng khi xuyên qua các hành tinh. Nhưng những Giác Giả thông qua tu luyện lại có thể nhìn thấy được, bởi vì tu luyện là quá trình tu luyện nâng cao tầng thứ, các Giác Giả sẽ hình thành con mắt ở các tầng thứ khác nhau, tầng thứ càng cao thì càng có nhiều con mắt, liếc mắt một cái là có thể nhìn thấy hết tất cả các tầng thứ. Điều này hoàn toàn khác biệt với khoa học hiện đại, thực ra tu luyện mới là con đường duy nhất để nhân loại có nhận thức đúng đắn về vũ trụ chân thực.

Tầng thứ của sinh mệnh được nói đến ở đây là do điều gì quyết định? Pháp Luân Đại Pháp cho chúng ta biết rằng, vũ trụ ngoài tồn tại vật chất thì còn tồn tại đặc tính Chân Thiện Nhẫn, đặc tính Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ đang chế ước tất cả mọi thứ.

Cũng như vũ trụ mà tôi giảng, nó có tồn tại vật chất, đồng thời nó có tồn tại đặc tính. Đặc tính Chân Thiện Nhẫn trong vũ trụ kia, người thường không cảm nhận được sự tồn tại của nó, bởi vì toàn thể người thường cùng ở trên mặt của một tầng này. Khi chư vị siêu xuất khỏi tầng của người thường, thì có thể quan sát được. Quan sát như thế nào? Bất kể vật chất nào trong vũ trụ, bao gồm tất cả toàn thể những vật chất tràn đầy trong toàn vũ trụ, chúng đều là những linh thể, chúng đều có tư tưởng; chúng đều là những hình thái tồn tại của Pháp vũ trụ tại các tầng khác nhau. [Bài giảng thứ nhất – Chuyển Pháp Luân]

Chính là đặc tính Chân Thiện Nhẫn này đã khai sáng môi trường tồn tại và phương thức sinh tồn của sinh mệnh tại các tầng thứ khác nhau, chế ước mọi sự vật trong các tầng thứ khác nhau và các không gian khác nhau, bao gồm cả bản thân không gian đó. Tầng thứ của sinh mệnh được quyết định bởi việc sinh mệnh đó đồng hóa nhiều hay ít với đặc tính Chân Thiện Nhẫn.

Nhận thức của khoa học hiện đại về đặc tính Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ vốn dĩ vẫn thiếu sót. Bởi vì điều này động chạm đến phương diện tinh thần và đạo đức, phương diện này lại luôn bị khoa học hiện đại bài xích và chống đối. Mà đặc tính Chân Thiện Nhẫn này của vũ trụ lại tràn ngập trong hết thảy các vật chất từ vi quan đến hoành quan của tất cả các không gian.

Hiện tượng lực hấp dẫn vẫn luôn là một nan đề gây bối rối cho giới khoa học. Cơ học Newton có thể tính toán ra được lực hút lớn nhỏ ra sao, tuy nhiên nó lại không thể giải thích lực hấp dẫn được sinh ra như thế nào. Einstein sử dụng hiện tượng lõm của thời không để giải thích sự sản sinh của lực hấp dẫn, nhưng thực ra cách giải thích này cũng không đúng. Khi một sinh mệnh đề thăng tầng thứ, vậy thì đặc tính của tầng thứ này sẽ không còn ước chế sinh mệnh đó nữa, lúc này dường như hiện tượng lực hút mà khoa học nhận thức sẽ không còn tồn tại nữa. Ví dụ, trong thời không này của chúng ta, tại sao mọi người có thể đứng vững trên Trái Đất mà không bị rơi vào không gian vũ trụ? Giải thích của khoa học là nhờ có lực vạn vật hấp dẫn hoặc độ lõm của thời không của Trái Đất, nhưng thực ra không phải như vậy, Pháp Luân Đại Pháp cho chúng ta biết được đó là do đặc tính vũ trụ đang khởi tác dụng thông qua sự liên kết mà ta nhìn không thấy giữa các vật chất và lạp tử tràn đầy trong không gian này của chúng ta.

Khoa học cho rằng con người hiện nay sinh tồn ở trên trái đất, có thể đứng trên trái đất không rớt vào trong không gian, không rớt xuống, là bởi vì trái đất có lực hấp dẫn. “Lực vạn vật hấp dẫn” kỳ thực chúng tôi phát hiện không phải là chuyện như thế. Tôi giảng Pháp không phải giảng cho người trong xã hội nghe, là giảng cho các đệ tử tu luyện của tôi ở đây nghe, nói cho chư vị chân lý của vũ trụ, tình huống chân thực của sinh mệnh, tồn tại vật chất. Bởi vì trong vũ trụ này, xung quanh trái đất có một môi trường vật chất khổng lồ, hết sức hết sức vi quan, do tầng tầng sinh mệnh vật chất tổ thành, đã cấu thành cho con người một môi trường như thế này, có thể ở đây mà sinh tồn. Hơn nữa có nước ở vi quan của các tầng thứ khác nhau mà chư vị không nhìn thấy, đã tạo thành cho chư vị rất nhiều rất nhiều nhân tố mà có thể có thực vật, động vật và vật chất tồn tại, có thể khiến con người ở đây mà có sinh cơ, có thể sinh sống.

Có một chủng vật chất nó có thể khiến con người đứng thẳng trên mặt đất, không để họ bị nghiêng đi; có một chủng vật chất kiểu như áp lực, ấn chắc con người và vật thể không để họ lơ lửng lên; có một chủng vật chất có thể đảm bảo khiến bộ não con người và hết thảy cơ quan đều ổn định. Bộ não và các loại cơ quan của chư vị nếu không ổn định, chư vị đang đứng bình thường, chư vị sẽ cảm thấy chư vị y như là đang nằm; hoặc dù chư vị có đứng thẳng đến mấy, chư vị cũng sẽ phát hiện chư vị như thể là luôn đứng không được thẳng……

Con người có môi trường sinh tồn, các tinh cầu đều sắp đặt ở đó, chính là sinh mệnh vũ trụ khổng lồ sắp xếp cho nó ở tại đó, cũng giống như trình tự sắp xếp của phân tử, nguyên tử bên trong đồng, sắt, vàng hiện nay của chúng ta không đổi. Tôi nói không có hiện tượng tự nhiên, tất cả những gì khoa học giải thích không nổi đều quy chung chung thành “tự nhiên”, mà lại có thể lừa người, [chỉ một] câu này lại có thể lừa được tất cả mọi người. [Giảng Pháp tại Pháp hội châu Âu [1998]]

Giữa các lạp tử trong không gian này của chúng ta có tồn tại một mối quan hệ liên đới kỳ diệu, chính là mối quan hệ liên đới tạo nên hiện tượng mà khoa học hiện đại cho là “lực hấp dẫn” giữa các lạp tử.

Bởi vì hết thảy các sinh mệnh và vật chất tại trái đất và trong tam giới, kể cả không khí, nước, bao gồm hết thảy những vật thể tồn tại trong tam giới đều do những lạp tử của các tầng trong tam giới cấu thành nên; có quan hệ liên đới giữa các loại lạp tử của các tầng. {liên đới được dịch trong bản tiếng Anh là interconnection} Loại liên đới này trong tam giới có thể khi chịu lực kéo liền duỗi ra hoặc di động; nói cách khác, [nếu] chư vị kéo nó, nó giống như cái dây chun, [nó] có thể duỗi ra; buông [tay] ra nó lại trở về như cũ. Nói cách khác, giữa những lạp tử với nhau có một phương thức để ổn định cơ bản; điều ấy tạo thành điều mà chư vị đưa một vật thể nào đi nữa trong môi trường {hoàn cảnh} của Trái Đất thì nó đều quay về mặt đất. Tất nhiên không định nói về việc viên đá này khi được ném ra chỗ khác thì không thể quay về chỗ ban đầu; không phải khái niệm ấy. Bề mặt Trái Đất là một giới hạn của một tầng; trong một tầng thì có thể vận động theo chiều ngang; bởi vì đều trong một tầng; còn vận động lên một tầng cao hơn hẳn, thì bị kéo trở lại; bởi vì các vật thể trên Trái Đất đều là những lạp tử của tầng trong cảnh giới này. [Giảng Pháp tại Pháp hội Canada năm 2001 – Đạo Hàng]

Người tu luyện sau khi thông qua tu luyện đề cao tầng thứ thì không còn chịu sự khống chế của tầng thứ này nữa, tựa như “lực hấp dẫn” không tồn tại nữa, và họ có thể bay lên không trung.

Chính là vì thân thể của chư vị — vốn tạo từ các lạp tử có quan hệ đến bề mặt Trái Đất — đã thay đổi; đối với các lạp tử trong hoàn cảnh này nó đã đoạn đứt liên quan; chư vị không còn chịu lực kết dính của chúng nữa, không còn chịu lực chi phối của chúng nữa; [chư vị] có thể bay lên không [gian] được. Nên khi chư vị tu vào đến một cảnh giới nào đó, thì phần của chư vị tại sinh mệnh vi mô {vi quan} trở lên có liên quan đến cảnh giới ấy; chư vị lại tu lên cao hơn nữa, thì chư vị lại theo liên quan đến [cảnh giới] cao hơn, và đoạn tuyệt [mối] liên quan đã có với tầng thấp hơn. Nó chính là cái quan hệ ấy. [Giảng Pháp tại Pháp hội Canada năm 2001 – Đạo Hàng]

Mọi người có thể đã [xem] trong các cuốn cổ thư như «Thần tiên truyện» hoặc «Đan Kinh», «Đạo tạng», «Tính mệnh khuê chỉ» đều thấy viết về một câu là “bạch nhật phi thăng”, tức là ban ngày sáng tỏ người kia bay lên. Thực ra tôi nói với mọi người, hễ đại chu thiên [khai] thông một cái là cá nhân ấy có thể [bay] lên không trung, đơn giản vậy thôi. [Bài giảng thứ tám – Chuyển Pháp Luân]

Từ những luận thuật của Đại sư Lý Hồng Chí chúng ta có thể thấy, khoa học hiện đại đối với sự tồn tại của không gian, tốc độ ánh sáng và lực hấp dẫn vẫn còn nhiều nhầm lẫn và hạn chế, chứ chưa nói tới nhận thức của đặc tính vũ trụ là Chân – Thiện – Nhẫn vốn vượt lên trên hết thảy các chủng loại vật chất ấy.

Nhân loại cho rằng khoa học của mình phát triển thế này phát triển thế kia; thật đáng thương! Nó hoàn toàn không hề đột phá tầng không gian phân tử này, không thấy được không gian khác; con người còn đang dương dương tự đắc. [Giảng Pháp tại thành phố New York – Giảng Pháp tại Pháp hội Mỹ quốc [1997]]

Nhân loại về nhận thức khoa học vĩnh viễn đều đang mò mẫm. Người mù sờ voi, hiện nay khoa học này chính là vậy. Họ mò tới chân voi, hoặc cái vòi, thì họ nói khoa học là thế. Thật ra là họ không thấy chân tướng hoàn chỉnh. [Giảng Pháp tại thành phố New York – Giảng Pháp tại Pháp hội Mỹ quốc [1997]]

Khoa học hiện nay dường như đã đi vào ngõ cụt, làm thế nào có thể đột phá, làm thế nào có được nhận thức đúng đắn về những sự thực đã biết và những phát hiện thời văn hóa tiền sử? Làm thế nào nhận thức được các loại hiện tượng từ không gian khác phản ánh đến không gian này của chúng ta? Làm thế nào nhận thức được những hiện tượng tồn tại chân thực trong không gian của chúng ta nhưng khoa học thực chứng vẫn chưa thể tiếp xúc được, gồm cả tinh thần, tín ngưỡng, Thần ngôn, Thần tích? Đây đều là những câu hỏi mà khoa học khó tìm ra lời giải đáp và cũng là thách thức đối với nhân loại. Pháp Luân Đại Pháp đã mở ra cái nhìn hoàn toàn mới cho nhân loại khi nhận thức vũ trụ chân thực.

Ghi chú: Loạt bài này có nhiều chỗ trích dẫn nội dung trong các bài giảng Pháp của Ngài Lý Hồng Chí, hoàn toàn dựa trên lý giải một chiều và hạn chế của cá nhân tác giả, do đó khi trích dẫn khó tránh khỏi đoạn chương thủ nghĩa. Nguyên tác các bài giảng của Ngài Lý Hồng Chí có nội hàm thâm sâu và rộng lớn, các độc giả quan tâm xin hãy đọc các bài giảng Pháp nguyên văn của Ngài Lý Hồng Chí được đăng tải miễn phí tại trang web: http://phapluan.org.

Tài liệu tham khảo

– PBS-TV/NOVA: “The Fabric Of The Cosmos” (Updated: November 2011).

– The Fabric of the Cosmos: Space, Time, and the Texture of Reality (2004). Alfred A. Knopf division, Random House, ISBY 0-375-41288-3

– Nguyên lý toán học của triết học tự nhiên (xuất bản năm 2006), tác giả Newton, bản dịch tiếng Trung của Triệu Trấn Giang, mã xuất bản ISBN 7-100-04513-4

– Giảng Pháp trong buổi ra mắt cuốn “Chuyển Pháp Luân” tại Bắc Kinh (4/1/1995) – Lý Hồng Chí

– Bài “Phật tính và ma tính” trong “Pháp Luân Đại Pháp – Tinh Tấn Yếu Chỉ” – Lý Hồng Chí

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2015/10/11/148542



Ngày đăng: 01-07-2016

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.