Thử giải “Tây Du Ký” (6)
Tác giả: Đàn Trần
[Chanhkien.org]
IV. Ngụ ý và ý nghĩa của “Tây Du Ký”
Kết cấu và bố cục của “Tây Du Ký” đồ sộ mà lại nghiêm ngặt. Mở đầu là Bàn Cổ khai thiên lập địa, Tam Hoàng Ngũ Đế trị thế. Được phân làm hai phần: phần đầu là bảy chương tiết đầu lấy Tôn Ngộ Không làm chủ thể; phần hai là lấy thỉnh kinh làm chủ thể. Cuối cùng là năm thầy trò mỗi người đều đắc quả vị, được sự kính trọng và ca tụng của chư Phật và Bồ Tát.
Trong “Tây Du Ký” một số từ ngữ có ẩn ý tương đối sâu xa, nhưng chỉ cần đứng tại góc độ người tu luyện mà xét, thì có thể thấy được đầu mối, chỉ là có những điều ẩn giấu quá sâu mà thôi. Ví dụ: Bồ Đề Tổ Sư dạy Ngộ Không phép biến hóa tránh tam tai, trong đó nhắc tới ba lần 500 năm, cũng chính là 1.500 năm, nếu nhân với 72 phép biến hóa của Tôn Ngộ Không, thì chính là 10.800, đó chính là quãng đường mười vạn tám nghìn dặm mà Đường Tăng đi thỉnh kinh. Nếu nhân với số dương lớn nhất là 9, bởi vì vật cực tắc phản, cho nên 9 là con số lớn nhất, thì được 13.500, vừa khớp với trọng lượng Kim cô bổng của Tôn Ngộ Không. Mà con số này lại ngầm hợp với điều nói trong “Hoàng Đế bát thập nhất nạn kinh” là “nhân trú dạ hô hấp nhất vạn tam thiên ngũ bách tức” (trong một ngày đêm người ta hô hấp 13.500 lần).
Đường Tăng thỉnh kinh trải qua 80 nạn, đến được Linh Sơn rồi, bởi vì còn thiếu một nạn nữa, nên phải bổ sung thêm. Tổng cộng trải qua 14 năm, theo lịch cũ thì một năm có 360 ngày mà tính, tổng cộng mất 5.040 ngày. Nhưng còn thiếu 8 ngày nữa so với ẩn số, lại vừa khớp với một nạn bổ sung 8 ngày, hợp thành con số 5.048 bí ẩn, con số bí ẩn này lại là con số giống với trọng lượng binh khí của Bát Giới và Sa Tăng.
Nói về một nạn bổ sung thêm cho Đường Tăng, trong truyện tác giả đã sớm để lại “phục bút” rồi. Bề ngoài là lão rùa trắng Bạch Ngoan hỏi Đường Tăng là khi nào lão mới thoát xác để đắc được thân người, thực chất biểu hiện ra là Đường Tăng đã thoát khỏi thân người đắc được Phật thể rồi. Ngoài ra, nạn này chính là khi Đường Tăng đã trải qua hơn một nửa con đường mười vạn tám nghìn dặm, cũng chính là tại vị trí huyệt bách hội của con người, mà nơi đây lại chính là nơi sở tại của Nê Hoàn Cung, trong giới tu luyện Nê Hoàn Cung cũng được coi là nơi trú ngụ của chủ nguyên thần. Tại nơi đây họ đã cứu được Trần Quan Bảo và Nhất Xứng Kim. Thực ra ngụ ý trong đó chúng ta cũng dễ dàng có thể thấy được: người trong thôn có cùng họ Trần với Đường Tăng, có thể coi là phản bổn quy chân; năm đó bởi vì đi được nửa đoạn đường, sá nữ và anh nhi đại biểu cho âm dương lúc hòa hợp. Trần Quan Bảo 7 tuổi và Nhất Kim Bình 8 tuổi cộng lại là 15, chính là một nửa của ba mươi cân. Cái tên “Quan Bảo” được đóng lại và được bảo vệ ở bên trong Nê Hoàn. Ai là người bảo vệ đây? Đương nhiên chính là Nhất Xứng Kim. Trong Phật giáo coi ‘Trượng lục kim thân’ là một trong ba thân thể của Phật, là thân thể nhỏ trong thân thể biến hóa của Phật. Trong tu luyện Toàn Chân Đạo có khẩu quyết kim đan như thế này: “Nội hữu kim đan thập lục lưỡng, Tống tại tây nam khôn địa thượng. Thùy tri thử vật thị hoàn đan, Chỉ tại Nê Hoàn Cung lý dưỡng.” Lưỡng và xích ở đây nếu tính là ngang nhau, thì kim đan chính là chỉ kim thân. Nhất Xứng Kim ở đây chính là chỉ kim thân của Đường Tăng sau khi ông tu thành.
Lúc trước khi Đường Tăng thỉnh kinh đến sông Thông Thiên, bị yêu ma đóng băng sông Thông Thiên, sau đó Đường Tăng bị bắt đi. Bát Giới nói Đường Tăng, “Đừng gọi là Tam Tạng nữa, mà nên đổi thành Trần Đáo Để” (lối chơi chữ, nghĩa là “Trầm Đáo Để”, chìm đến đáy). Đường Tăng rốt cuộc chìm đến nơi nào? Trong truyện nói là chìm đến “Thủy ngoan chi đệ” (phủ đệ của lão rùa), thực ra đây là Nê Hoàn của con người. Từ huyệt bách hội hướng xuống vào trong đại não, là vị trí sở tại của Nê Hoàn, Nê Hoàn cũng được gọi là ‘Tổ khiếu’, cũng là thể tùng quả mà y học hiện đại nhận thức được. Nó cũng là nơi trú ngụ của chủ nguyên thần của con người. Mà lần này, Bạch Ngoan (lão rùa trắng) muốn hất Đường Tăng xuống nước, thân thể của Đường Tăng đã là thân thể đắc Đạo, cho nên có thể ở trong chân không được và ở dưới nước được.
Ngoài ra, từ thọ mệnh của Bạch Ngoan cũng có thể thấy được mối quan hệ giữa Bạch Ngoan và Đường Tăng. Bạch Ngoan nhờ Đường Tăng hỏi Phật Như Lai xem khi nào ông mới thoát xác, ông nói rằng bản thân ông “đã tu hành hơn một ngàn ba trăm năm”. Hơn một ngàn ba trăm năm này, nếu tính theo thời gian trước khi Đường Tăng đi thỉnh kinh, thì chính là thời đại mà Phật Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp, đương nhiên cũng là thời đại Tu Bồ Đề hay Kim Thiền Tử còn tại thế.
Vậy thì Lão Ngoan này là ai? Đó chẳng qua chỉ là một bộ phận của nhục thân, là vật chất cấu thành từ ngũ hành mà thôi, có thể nói là một tải thể của Kim Thiền Tử tại nhân gian. Trong truyện dùng Lão Ngoan thực chất là nói về bản lai diện mục của Đường Tăng, cũng tức là ý nói “hoàn nguyên” (“ngoan” [鼋] với “nguyên” [元] là đồng âm), đây cũng chính là câu thơ trong truyện: “Bất nhị môn trung Pháp áo huyền, Chư ma chiến thoái thức nhân Thiên. Bản lai diện mục kim phương kiến, Nhất thể nguyên nhân thủy đắc toàn. Bỉnh chứng tam thừa tùy xuất nhập, Đan thành cửu chuyển nhậm chu toàn. Khiêu bao phi trượng thông hưu giảng, Hạnh hỉ hoàn nguyên ngộ Lão Ngoan.”
“Ma ha bàn nhược ba la mật đa tâm kinh” gọi tắt là “Tâm kinh”, là kinh sách kinh điển trong Phật giáo. Năm xưa khi Ô Sào Thiền Sư truyền thụ cho Đường Tăng, lại nói là “Đa tâm kinh”, về sau khi Đường Tăng gặp ma nạn hay có chấp trước trong tâm của bản thân, mặc dù nói là niệm “Tâm kinh”, nhưng tác giả lại viết thành “Đa tâm kinh”. Ví dụ trong hồi thứ 20 “Hoàng Phong lĩnh Đường Tăng hữu nạn, Bán sơn trung Bát Giới tranh tiên”, khi Bát Giới và Ngộ Không đại chiến với hổ quái, trong truyện có viết: “Tam Tạng ngồi xuống, sợ đến rét run lập cập, miệng niệm‘Đa tâm kinh’ mà không lên tiếng.” Trong tâm nếu sợ hãi như thế này, đương nhiên là tâm sợ hãi rồi, Đương Tăng niệm cũng chỉ có thể là “Đa tâm kinh” thôi. Mãi đến lúc sau khi đến nước Thiên Trúc, tâm chấp trước của Đường Tăng về cơ bản đã trừ sạch rồi, lúc này tác giả mới viết rằng Đường Tăng niệm chính là “Tâm kinh” .
Từ đây có thể thấy, khi sáng tác “Tây Du Ký” là tương đối khắt khe, tuyệt không phải là nghĩ lung tung từ không thành có mà viết ra. Trong việc bố trí tình tiết và dùng từ dùng câu, miêu tả hình tượng nhân vật cũng là như vậy. Hình tượng thầy trò Đường Tăng ai ai cũng thích, và đã đi sâu vào lòng người. Thực ra tác giả đã viết ra tính chất chung của của con người, cũng chính là tâm lý và tính tình thuần khiết của con người; từ hình tượng Tôn Ngộ Không, người ta có thể nhìn thấy được sự thông minh, hoạt bát, cơ trí, tinh nghịch, tâm lý không bị gò bó cho đến sự hướng về của chính mình. Từ hình tượng Trư Bát Giới người ta có thể nhìn ra mặt lười biếng, đố kỵ, tham lam, vụng về mà lại đáng yêu của bản thân; từ hình tượng của Sa Hòa Thượng có thể nhìn thấy mặt nội tâm an định, không oán hận, nhẫn nhượng, sạch sẽ của bản thân; từ hình tượng của Đường Tăng, chúng ta nhìn thấy được sự kiên định vì đi tìm chân lý mà không bao giờ bỏ cuộc của bản thân.
Là một bộ trường thiên tiểu thuyết, tuy tác giả miêu tả nhân vật chính không nhiều, nhưng điều viết ra lại là tính chất chung của con người, đạt được sự đồng cảm về tâm lý của mọi người. Đương nhiên, tác giả miêu tả về đặc trưng của các vị thần tiên, cho đến việc miêu tả hình thể dung mạo khác thường của yêu ma quỷ quái cũng đều có những nét độc đáo; miêu tả về sự mỹ hảo, thù thắng tráng lệ của Thiên Cung, cho đến địa phủ và động phủ của yêu ma làm cho độc giả cảm thấy chân thực đáng tin. Những điều này rất khó để miêu tả được, nó mở ra cho con người sự tưởng tượng vô hạn về không gian và cảm thụ, làm cho người ta có sự tưởng tượng thiết thực mà có thể cảm nhận được về không gian và trải nghiệm bản thân đối với thế giới thiên quốc. Đương nhiên, đây cũng là tác giả viết về những thể hiện chân thực tại không gian khác, thì mới có tác dụng như thế.
Mỗi một hình tượng trong “Tây Du Ký” đều được đưa vào đó nội hàm tu luyện, cho dù là một tiểu yêu, cũng là thể hiện suy nghĩ của người tu luyện. Khi người ta xem “Tây Du Ký”, bao gồm tác phẩm điện ảnh, phim truyền hình, kịch, sách bình luận văn học, các cố sự, đều không tránh được việc hòa những nhân tố tu luyện vào nơi sâu thẳm trong tư tưởng của bản thân. Cho nên, đối với người Trung Quốc mà nói, nhắc tới tu luyện, Thần Phật, thần thông, Pháp thân, Pháp khí, thiên quốc, long cung, địa phủ, yêu ma, v.v. trong đầu họ đều có những nội hàm tương ứng, mà những điều này đều là chính diện. Không giống như câu chuyện về Pháp Hải hòa thượng trấn áp Bạch Xà, vốn là truyền thuyết mang theo nội hàm tu luyện chính diện, nhưng lại bị người ta diễn dịch thành câu chuyện tình đúng-sai lẫn lộn. Người đời khi hứng thú và chú tâm xem, hoặc nghe, hoặc kể về “Tây Du Ký”, thì nhân tố tu luyện đã dần dần đi vào và thay đổi một cách vô tri vô giác tư tưởng cùng nhận thức của họ. Do đó từ góc độ nhận thức, về phương diện phổ cập văn hóa tu luyện thì “Tây Du Ký” có tác dụng không gì sánh bằng!
Vậy điều này có chỗ tốt nào? Người tu luyện chân chính đều biết rằng, con người đến thế gian, không phải vì để làm người, mà là vì để phản bổn quy chân. Đây là điều các tôn giáo trên thế giới đều giảng. Đặc biệt là trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc, nhân tố tu luyện có thể nói là không nơi nào không có. Ngôi nhà thật sự của con người không phải là nơi thế gian, mà là ở các thiên quốc khác nhau. Con người đến thế gian này là vì để đắc được Chính Pháp để tu luyện quay trở về, từ đó thoát khỏi sự đau khổ trong luân hồi sinh tử. Về điểm này, trong “Tây Du Ký” cũng có thể hiện. Ví dụ như hồi thứ 64 “Kinh Cức lĩnh Ngộ Năng nỗ lực, Mộc Tiên am Tam Tạng đàm thơ” Đường Tăng nói: “Phu nhân thân nan đắc, Trung Thổ nan sinh, chính Pháp nan ngộ; toàn thử tam giả, hạnh mạc đại yên” (Thân người khó được, Trung Thổ khó sinh, chính Pháp khó gặp; nếu được cả ba điều, thì may mắn lắm thay!)Hồi thứ 91 “Kim Bình phủ nguyên dạ quan đăng, Huyền Anh động Đường Tăng cung trạng”, một vị hòa thượng nghe thấy Đường Tăng đến từ Trung Hoa, liền cúi người xuống bái, chắp tay mà nói: “Tôi đây là người hướng thiện, đọc kinh niệm Phật, cũng chỉ mong tu luyện để được thác sinh đến đất Trung Hoa của ngài.”
Trong truyền thuyết lịch sử xa xưa, Đông Thổ là nơi mà thế nhân hướng về, không chỉ là văn minh Trung Hoa cổ xưa thu hút con người trên khắp thế giới, mà có dự ngôn thế này: “Nhân loại thời kỳ mạt kiếp sẽ có Chuyển Luân Thánh Vương lấy hình tượng Phật Di Lặc tại Đông Thổ truyền chính Pháp mà cứu độ thế nhân”. Trong “Tây Du Ký” cũng có ẩn dụ về điều này. Trong truyện, Phật Di Lặc được gọi là “Đông Lai Phật Tổ” (Phật Tổ đến từ phương Đông). Mà khi Phật Di Lặc thu phục Hoàng Mi quái đã nói với Tôn Ngộ Không, bảo bối ‘đáp bao’ (túi đắp) mà yêu tinh sử dụng chính là “nhân chủng đại” (túi đựng giống người). Điểm này ở bài viết trước đã nói rồi. Vậy thì túi “nhân chủng đại” này nói lên điều gì? Bởi vì Phật Di Lặc cần đến nhân gian để độ nhân, nên phải có mối quan hệ thế nào đó với nhân loại. Trong Phật gia mối quan hệ này được gọi là “duyên phận”. Nếu không có duyên phận, đến thời kỳ mạt pháp mạt kiếp thì những người không có duyên sẽ không thể được cứu độ. Người trong giới tu luyện giảng, trong lịch sử Phật Di Lặc tại thế gian, từ mấy lần lịch sử văn minh nhân loại xa xôi lần trước rồi Ngài đã đến rồi. Thời kỳ mới bắt đầu nền văn minh nhân loại lần này, Ngài đã từng đến nhân gian rồi. Sau đó Ngài dùng các phân thân khác nhau chuyển sinh đến các nơi khác nhau tại các thời kỳ khác nhau, cùng người thế gian tạo nên các loại duyên phận. Mục đích chính là đợi đến khi chính Pháp khai truyền, người có duyên phận sẽ đắc được chính Pháp. Ở Trung Quốc, Phật Di Lặc được gọi là “Vị lai Phật” (vị Phật tương lai), chính là vị Phật Tổ trong tương lai sẽ cứu độ nhân loại. Thậm chí trên tượng Phật Di Lặc người ta còn khắc lên đó 18 tiểu hài tử (gọi là “Di Lặc thập bát tử”), dùng để ẩn dụ rằng tương lai Phật Di Lặc đến nhân gian truyền Pháp sẽ lấy họ là họ “Lý” (“thập bát tử” [十八子] ghép lại thành chữ “Lý” [李]).
Thực ra rất nhiều người trong các tôn giáo cũng như nhiều người trong giới tu luyện đều biết rằng xã hội nhân loại hiện nay chính là đang trong thời kỳ mạt pháp mạt kiếp. Đạo đức nhân loại hiện nay đã bại hoại đến mức độ xưa nay chưa từng có, nhân tâm đã hoàn toàn bại hoại rồi, hơn nữa ở Trung Quốc lại là đang trong thời kỳ một đảng chính trị theo thuyết vô thần cai trị. Cái đảng này tàn hại thế nhân, bức hại người tu luyện đến mức cực kỳ nghiêm trọng. Cho nên sau khi chính Pháp được truyền xuất, cũng gặp phải sự bức hại của ác đảng này. Đương nhiên, đây đều là sự an bài của lịch sử. Nếu ai đắc được chính Pháp trong thời kỳ lịch sử này, hơn nữa lại bước qua được giai đoạn này, thì người đó thật vô cùng may mắn. Mặc dù điều này không được tiết lộ trong “Tây Du Ký”, nhưng trong ý nghĩa hàm ẩn của nó lại có điều này.
Kỳ thực, trong “Tây Du Ký” vẫn còn ẩn chứa một thiên cơ nữa chưa được người ta tiết lộ ra. Khi Tôn Ngộ Không học Đạo, Bồ Đề Tổ Sư vừa giảng về Đạo lại vừa giảng về Thiền, Phật và Đạo này vốn không thể trộn lẫn mà cùng tu luyện. Chính là nói một người, nếu người đó tu Phật thì là tu Phật, tu Đạo thì chính là tu Đạo, tuyệt đối không thể trộn lẫn vào mà tu. Bởi vì tu luyện Phật gia và Đạo gia thì công trên thân thể đều có hình thức tu luyện diễn hóa của bản thân, mà điều này lại đều là do sư phụ giúp đỡ diễn hóa cho. Ví dụ, Đạo gia tu luyện giảng tiểu chu thiên đại chu thiên, là chỉ việc đả thông hai mạch nhâm đốc, ba mạch âm ba mạch dương nơi tay, ba mạch âm ba mạch dương nơi chân. Nhưng mạch trong Phật gia lại chạy theo cách khác. Lấy mạch trong Mật tông mà nói, trong Đạo gia cơ bản không có cách nói này, cũng không tìm được căn cứ về phương diện này, vậy họ luyện như thế nào? Hơn nữa Phật Thích Ca Mâu Ni cơ bản không hề giảng về bộ phận công, mà bảo người tu luyện ngay cả thân thể cũng đều vứt bỏ.
Trong lịch sử Trung Quốc quả thực có một số người muốn kết hợp tu luyện Nho giáo, Thích giáo, Đạo giáo; có một số người còn làm cái gì là đội mũ của Đạo sỹ, mặc áo cà sa của Phật giáo, chân đi giầy của Nho sinh, nhưng không đạt được thành tựu gì, cũng không hình thành nổi, càng không cần nói đến có những người như thế này có thể tu thành Phật hoặc thành Đạo. Đây chỉ là biểu hiện của tâm công danh lợi lộc mà thôi. Văn hóa của Nho gia, Phật gia, Đạo gia trong lịch sử phát triển không thể tránh khỏi có một số điều bị dung hợp, nhưng người tu luyện chân chính lại không thể trộn lẫn vào để cùng tu luyện. Vậy làm sao trong “Tây Du Ký” lại có thể dung hợp cả ba nhà lại, đặc biệt là dung hợp Phật và Đạo lại để sáng tác? Đây không chỉ là yêu cầu suy xét đến tình tiết để sắp xếp kết cấu theo trình tự, mà là dự ngôn ở mức độ tương đối lớn, về việc Đại Pháp của vũ trụ truyền ra trong tương lai bao hàm cả Phật gia và Đạo gia. Sau khi tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, mới nhận thức được một cách chân chính rằng những câu chuyện tu luyện được kể đến trong “Tây Du Ký” là vì để trải thảm sẵn cho Pháp Luân Đại Pháp.
Trong phần đầu của loạt bài viết này chúng ta đã nói về Tu Bồ Đề, Tôn Ngộ Không, Đường Tăng; đó chỉ là cách nói về cùng một người. Bây giờ chúng ta thảo luận về nội dung được ẩn giấu trong truyện, khi Tôn Ngộ Không ‘minh tâm kiến tính’, Tu Bồ Đề (Bồ Đề Tổ Sư) dạy Tôn Ngộ Không là nội dung tu luyện của Đạo gia. Điều này thuyết minh rằng, sau khi Tu Bồ Đề tu luyện Phật Pháp nhưng rốt cuộc lại không vứt bỏ được những thứ của Đạo gia, cho nên mới có sự ngạo mạn khi Phật Thích Ca Mâu Ni giảng Pháp, cũng từ đó mà bị đọa xuống hạ giới, tu luyện lại từ đầu. Vì sao Tu Bồ Đề không cho Ngộ Không nhắc đến ông? Bởi bản thân ông là đệ tử của Phật, nhưng trong tâm lại không vứt bỏ được những thứ của Đạo gia, do đó ông cố hết sức giấu kín việc này.
Ở đây lại có một vấn đề đưa ra là, Phật Thích Ca Mâu Ni quản chính là đệ tử chân tu trong Pháp môn của Ngài, người tu Đạo về cơ bản là không thể quản được. Vậy tại sao trong “Tây Du Ký” thầy trò Đường Tăng lại tu thành? Đạo gia giảng âm dương ngũ hành; coi kim, mộc, thủy, hỏa, thổ là yếu tố cơ bản cấu thành nên vạn sự vạn vật trong vụ trụ; Phật giáo giảng tứ đại: đất, nước, lửa, gió cấu thành nên vạn sự vạn vật. Lý luận tu luyện về cơ bản là khác nhau. Điều này chỉ có thể nói rõ một vấn đề, việc an bài quá trình tu luyện của thầy trò Đường Tăng là do một vị Phật cao hơn Phật Thích Ca Mâu Ni an bài tất cả. Chỉ là trong lịch sử Ngài không tạo ra ảnh hưởng gì, nói ra thì tư tưởng của người ta cũng không tiếp thu được, cho nên mới mượn danh nghĩa là Phật Thích Ca Mâu Ni an bài cho thầy trò Đường Tăng tu luyện.
Do đó từ góc độ này mà nói, Bồ Đề Tổ Sư che giấu thân phận tu Đạo của bản thân mình không chỉ là vấn đề ông kiêng kỵ. Ông đang chờ đợi, chờ đợi khi Đại Pháp chân chính của vũ trụ khai truyền sẽ có thể làm cho người ta hiểu được nỗi khổ tâm của ông. Ông biết rằng, Đại Pháp chân chính của vũ trụ sẽ bao hàm cả Phật gia và Đạo gia mà tu luyện. Con đường tu luyện nơi trần thế của ông là để làm bằng chứng cho việc đắc chính Pháp trong tương lai. Đó chính là, tu Đạo cũng vậy mà tu Phật cũng vậy, nếu tu luyện trong Đại Pháp của vũ trụ thì đều có thể giữ lại những thứ vốn có của chính mình, từ đó tiến tới tu luyện trở về bản chất tiên thiên của sinh mệnh bản thân, và có thể đạt được đến tầng thứ cao hơn.
Một nạn được bổ sung thêm cho Đường Tăng, có thể nói là Đường Tăng “hạnh hỉ hoàn nguyên ngộ Lão Ngoan” (may mắn trở lại gặp lão rùa), ý nghĩa trong đó là nói Đường Tăng trải qua tu luyện thì vẫn là trở về bản nguyên của chính mình, nhưng “nguyên” trong hoàn nguyên lại là cùng tuổi với Lão Ngoan, chỉ là mới có lịch sử hơn 1.200 năm, cũng chính là bản nguyên của Kim Thiền Tử hạ xuống phàm gian. Bởi vì Đường Tăng đã trở về trạng thái bản tính lúc mới đến nhân gian, đương nhiên cũng là tu luyện viên mãn rồi, cũng là điều mà Phật giáo giảng “kiến tính thành Phật”.
Sư phụ Lý Hồng Chí trong “Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2007” đã giảng:“Miễn là chư vị đến nơi người đây, ai cũng không lên được thiên thượng; đó là tuyệt đối, chưa có ai từng có thể lên thiên thượng.” “Nói cách khác, ai tiến nhập vào tam giới, ai đã đến [cõi] người nơi đây rồi, thì là đã rớt xuống rồi, chính là không thể lại quay trở về trên nữa, vì nhân loại quá khứ không có chân Pháp có thể khiến con người quay về thiên thượng.” Vậy thì những sinh mênh tầng thứ cao như vậy vì sao lại đến nhân gian? Là họ đang chờ đợi, chờ đợi đến khi Đại Pháp của vũ trụ khai truyền, thì họ sẽ lại đến nhân gian để tu luyện theo Đại Pháp của vũ trụ. Chỉ có như thế này thì họ mới có thể thật sự vượt khỏi tam giới để trở về nơi thế giới của chính mình. Điều này cũng phù hợp với điều Đường Tăng nói: “Thân người khó được, Trung Thổ khó sinh, chính Pháp khó gặp; nếu được cả ba điều, thì may mắn lắm thay!” Đường Tăng đắc được thân người, lại là người Trung Thổ, vậy tại sao ông còn đi Tây Thiên thỉnh kinh? Hiển nhiên là vì chính Pháp của vũ trụ vẫn chưa được truyền xuất. Thế thì thầy trò Đường Tăng giờ ở nơi đâu. Có vị tu luyện có thiên mục khai mở ở tầng thứ rất cao nói rằng, họ hiện giờ đều đang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Người ta nhất thời không thể nào tiếp thu được cách nói này. Thực ra chỉ cần chúng ta thay đổi góc nhìn thì sẽ minh bạch ngay thôi, Phật Thích Ca Mâu Ni giảng, tu luyện có tám vạn bốn nghìn pháp môn. Ở Trung Quốc có rất nhiều pháp lớn của Phật gia lưu truyền trong dân gian, đơn truyền qua các thời đại khác nhau, Phật cao hơn Phật Thích Ca Mâu Ni đương nhiên cũng đếm không xuể. Đây là điều ẩn chứa trong “Tây Du Ký” nhưng lại có thể tiết lộ một bí mật khác.
“Tây Du Ký” có kết cấu vô cùng đồ sộ, mở đầu là nói về nguồn gốc của trời, đất, con người. Nói “Số của trời đất, là 12 vạn 9 nghìn 6 trăm tuổi làm một nguyên” (một nguyên là 129.600 năm). Sự hình thành và xuất hiện của trời, đất, con người cũng chỉ là theo chu kỳ mấy vạn năm lịch sử. Nhưng trong truyện nói rằng Ngọc Hoàng Đại Đế đã trải qua 1.750 kiếp, mỗi kiếp là 129.600 năm. Hiển nhiên là Ngọc Hoàng Đại Đế tồn tại trước cả trời đất. Trong “Tây Du Ký” nói rằng Bồ Đề Tổ Sư cũng là “Lịch kiếp minh tâm Đại Pháp Sư”. Nhưng không nói ông đã trải qua bao nhiêu kiếp, cũng là trải qua bao lần thành-trụ-hoại-diệt của trời đất và con người, cũng giống như Bồ Đề Tổ Sư đã tồn tại trước cả trời đất. Thực ra nhiều chính giáo trên thế giới đều giảng về lịch sử của Thần Sáng Thế, con người là do Thần tạo ra. Mục đích tạo ra con người là để Thần nơi thượng giới xuống đến phàm gian mà hoàn trả tội nghiệp của họ, đồng thời chờ đợi Đại Pháp của vũ trụ khai truyền ở tầng thấp nhất trong vũ trụ – nhân gian, để có cơ duyên đồng hóa với Chính Pháp, từ đó làm cho chúng sinh nơi thiên thể mà họ đại biểu có thể được đắc cứu trong Chính Pháp của vũ trụ. Con người sinh ra là nhờ cha mẹ, cũng chỉ là một phương thức tồn tại và sinh sôi mà Thần thiết đặt ra cho con người mà thôi. Thần đến thế gian thì cũng chỉ có thể lấy phương thức sinh tồn thế này mà thôi. Tôn Ngộ Không lấy hình thức con khỉ sinh ra từ tảng đá là muốn nói với thế nhân rằng, con người có tiên thiên, có thông linh, bản tính tiên thiên của con người cùng với vũ trụ không có sự khác biệt. Thế còn tiên thiên của con người là gì? Có miêu tả thế nào cũng không thể miêu tả được rõ ràng. Lấy Tu Bồ Đề mà nói, ông là vị Đại Pháp Sư trải qua bao nhiêu kiếp, trước khi đến nhân gian ông đã tồn tại rồi. Nhưng một sinh mệnh cao cấp thế này, khi đến nhân gian cũng phải lấy hình tượng của con người để xuất hiện. Mà khi sáng tác “Tây Du Ký” yêu cầu bản tính tiên thiên của con người phải có hình thức sinh mệnh tồn tại để con người có thể tiếp thu được, lại lấy hình thức sinh ra đến thế gian này mà con người có thể tiếp thu thì mới được, đây chính là nguyên do Tôn Ngộ Không sinh ra từ tảng đá.
Nói về con người trên thế giới ngày nay, rất nhiều người họ không biết được rằng đã luân hồi chuyển sinh tại thế gian bao nhiêu lần rồi. Có lẽ nguồn gốc sinh mệnh của người đó đến từ tầng thứ rất cao, ban đầu chỉ có một mục đích duy nhất khi xuống nhân gian này, đó chính là để đắc được Đại Pháp của vũ trụ. Nhưng trải qua sự luân hồi dài đằng đẵng, họ đã bị mê mờ nơi nhân gian rồi. Không để cho nhân loại bị mê mờ đi chính là mục đích mà “Tây Du Ký” được truyền ra cho thế nhân, đó là vì để lưu lại cho con người thế gian một cơ hội khai mở bản tính khi Đại Pháp vũ trụ khai truyền, vì sự hồng truyền của Đại Pháp vụ trụ nơi thế gian mà đặt định nền móng. Trong “Chuyển Pháp Luân” bài giảng thứ chín có giảng: “Người ta nói: ‘Ta đến xã hội người thường, giống như đến khách sạn, tá túc vài ngày, rồi vội rời đi’. Một số người cứ lưu luyến nơi này mãi, quên cả nhà của bản thân mình.”
Miêu tả về Bồ Đề Tổ Sư trong “Tây Du Ký” thực ra chính là sự tái hiện bản tính của con người: “Không tịch tự nhiên tùy biến hóa, chân như bản tính nhậm vi chi; Dữ thiên đồng thọ trang nghiêm thể, lịch kiếp minh tâm Đại Pháp Sư.” Người đắc đạo chân chính thì bản tính và thân thể hoàn toàn hợp nhất.
Nói đến đây, còn có một vấn đề nữa đã vô cùng rõ ràng, đó chính là mối quan hệ giữa Ngọc Hoàng Đại Đế cùng Tôn Ngộ Không, Bồ Đề Tổ Sư, và Đường Tăng. Từ góc độ tự thân tu luyện mà nói, họ là cùng một thân thể, bởi vì Ngọc Hoàng Đại Đế là chủ tể của thân thể, thì có chỗ nào khác với Đường Tăng? Như vậy thì số kiếp mà Bồ Đề Tổ Sư trải qua cũng chính là 1.750 kiếp mà Ngọc Hoàng Đại Đế trải qua.
Đây là chúng ta đứng từ góc độ tu luyện cá nhân mà nói. Đứng ở góc độ toàn nhân loại mà nói, tam giới là có tồn tại, Thiên Cung cũng là có tồn tại, Ngọc Đế tồn tại trong tam giới và Ngọc Đế trong tu luyện của Tôn Ngộ Không là không thể xem như tương đồng. Sự tu luyện cá nhân của Ngọc Đế nói là thật cũng được mà nói là hư cấu cũng được, rất nhiều là hình tượng hóa một cách ví von, trong “Tây Du Ký” có cách xử lý thế này, đó là từ góc độ truyền tải một tư tưởng đạo lý nhất định và sự giáo hóa của tác phẩm nghệ thuật mà suy xét cân nhắc. Tuy nhiên Thiên Cung và Ngọc Hoàng cùng chư Thần trong tam giới nữa, họ lại tồn tại thật sự, trong “Tây Du Ký” là mượn dùng từ góc độ tu luyện cá nhân để miêu tả. Cho nên nếu không nhìn từ góc độ tu luyện cá nhân, thì thắng cảnh nơi thiên quốc, chư Thần, Phật, Bồ Tát, cũng là độc lập không liên quan.
Văn hóa Trung Quốc là văn hóa Thần truyền, dường như những an bài trong lịch sử có biết bao ‘Thiên ý’ ở trong đó! Trung Quốc thuộc Nam Thiệm Bộ Châu, mà hướng Nam đối ứng trong ngũ hành thuộc về hỏa. Theo quan hệ tương sinh tương khắc trong ngũ hành, mộc sinh hỏa, gọi là ‘mộc chi tử’, mộc (木) và tử (子) hợp lại chính là một chữ Lý (李), điều này cùng với điều tiết lộ ở phần đầu bài về danh tính của Phật Di Lặc đến thế thế gian truyền chính Pháp vào thời mạt pháp mạt kiếp là hoàn toàn giống nhau. Vào thời Đường, kinh mà Đường Tăng thỉnh là cho người dân triều Đường, danh tính của Đường Thái Tông là Lý Thế Dân đã bao hàm yếu tố này rồi.
Con người thế gian tiếp thu “Tây Du Ký” mà không có trở ngại nào. Điều này làm cho tôi nghĩ đến những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, bề ngoài thì người ở tất cả các tầng lớp đều có, từ những giáo sư đại học, quan viên chính phủ, người giàu có, cho đến công nhân, nông dân, trẻ nhỏ, rồi có những người lớn tuổi không biết chữ, đều có thể tiếp thu những Pháp lý mà Sư phụ Lý Hồng Chí giảng mà không có chút trở ngại nào. Trong Pháp Luân Đại Pháp xác thực là có những điều của Đạo gia như kinh mạch, âm dương, ngũ hành. Pháp Luân Đại Pháp là công pháp lấy Phật gia là chủ đạo, nhưng bề ngoài cơ bản không có liên quan đến ‘tứ đại’ giảng trong Phật giáo, điều này là nhất trí với “Tây Du Ký”. Đoàn Nghệ thuật Thần Vận (Shen Yun Performing Arts) do những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thành lập, được mệnh danh là “chương trình đệ nhất thế giới”, liên tiếp mấy năm liền đều lấy những nội dung trong “Tây Du Ký” để diễn. Trong vở múa “Kim Hầu xuất thế” năm 2012, hình tượng vị Phật nắm Tôn Ngộ Không trong lòng bàn tay chính là hình tượng người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp – Ngài Lý Hồng Chí. Hàm ý trong đó làm cho người ta phải nghĩ sâu xa hơn.
Mở màn chương trình dạ hội Thần Vận năm 2014 càng làm chấn động người ta hơn, tiết lộ một cách sâu xa hơn về bản tính của sinh mệnh. Nơi thiên quốc, Sáng Thế Chủ mở lời ở trên đỉnh của đại khung vũ trụ: “Ai nguyện theo ta hạ thế Chính Pháp?” Mà trải khắp khung thể vũ trụ từ nơi cao nhất cho đến nơi thấp nhất lại là từng tầng từng tầng thiên thê (thang lên trời), tầng tiếp cận gần với thế gian nhất là bốn chữ vàng: ‘địa, thủy, hỏa, phong’. Điều này thuyết minh rằng, Sáng Thế Chủ khi đến nhân gian đã sớm đặt định cơ sở để con người trong tương lai có thể đắc Pháp, tất cả lịch sử đều là vì Sáng Thế Chủ xuống nhân gian và sự trở về của nhân loại tương lai mà làm những chuẩn bị.
‘Đất, nước, lửa, gió’ là những vật chất cơ bản cấu tạo nên thế giới được giảng trong Phật giáo. Phật giáo truyền vào Trung Quốc trong những năm đầu thời Đông Hán. Trên vũ đài của Thần Vận, Thần Phật hạ xuống thế gian chuyển sinh thành người, người ta vừa hát vừa nhảy múa, trên các ngọn cờ tung bay trong gió có một chữ “Hán”, điều này nói rõ chính là triều Hán. Sau khi bài hát “Giá thị chân âm” (Đây là lời chân thật) kết thúc, tiếp theo là vở múa “Hán phong khởi lệ” (Cảnh sắc tươi đẹp triều Hán). Đối chiếu với việc chúng ta giải “Tây Du Ký”, kết hợp với lịch sử Phật giáo truyền nhập vào Trung Quốc, thì có thể nhìn ra, trong mười đời chuyển sinh của Kim Thiền Tử, lần chuyển sinh đầu tiên cũng chính là thời kỳ Phật giáo bắt đầu truyền nhập vào Trung Quốc. Nét đẹp của “Tây Du Ký” không thể diễn tả bằng lời. Chúng sinh của biết bao thế giới thiên quốc đã vì sự hồng truyền của Đại Pháp ngày hôm nay mà đặt định cơ sở từ rất lâu rồi!
Chúng ta cùng xem lại ca từ của bài hát “Đây là lời chân thật”: “Tôi không biết bạn là ai, cho dù bạn ở nơi góc phố nào, tôi biết rằng con người thế gian phần lớn là đến từ Thiên thượng, vì để chờ đợi Sáng Thế Chủ, Ngài giúp bạn trừ bỏ tội nghiệp thì bạn mới có thể trở về nơi Thiên Đường. Thần Phật đến thế gian ma quỷ tất sẽ trở nên điên cuồng, chớ có tin những lời dối trá của con ma đỏ, vì nó không cho bạn nối lại Thánh duyên, mau tìm đệ tử Đại Pháp để hiểu rõ sự thật, đó là điều mà bạn chờ đợi hàng nghìn vạn năm, đó là hy vọng cuối cùng của bạn.” Những lời ca của bài hát này chính là đang khai mở Phật tính bị chôn giấu sâu thẳm trong tâm hồn con người.
Cuối cùng, tôi tin rằng đoạn Pháp sau đây trong cuốn “Chuyển Pháp Luân” của Sư phụ Lý Hồng Chí có thể giúp bạn phá mê: “Bởi vì công của chúng ta luyện được rất lớn; [điều] luyện được tương đương với cả vũ trụ. Như vậy mọi người thử nghĩ xem, trong vũ trụ này có hai ‘gia’ lớn là Phật gia và Đạo gia, loại trừ đi bất kỳ ‘gia’ nào cũng không cấu thành nên vũ trụ hoàn chỉnh được, không thể nói là vũ trụ hoàn chỉnh được; do đó chúng ta ở đây cũng có những điều trong Đạo gia.”
(Hết)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/node/128193
Ngày đăng: 29-04-2014
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.