ĐCSTQ dùng “thuyết vô thần” để bức hại tự do tín ngưỡng (2)
Tác giả: Âu Dương Phi, bình luận viên Minh Huệ
[Chanhkien.org] (Tiếp theo Phần 1)
3. “Vô thần” có thể phủ nhận “hữu thần”?
3.1 “Khoa học phổ cập” của ĐCSTQ đả kích điều gì?
Theo tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), thuyết hữu thần là thế giới quan của loài người trong thời kỳ mông muội. Theo đó, loài người vào thời kỳ bấy giờ không thể tìm được giải thích khoa học cho một số hiện tượng tự nhiên. Vì vậy, người ta tin các hiện tượng đó được truyền đến bởi Thiên Đàng hay Thượng Đế. Kết quả là, khái niệm về quỷ và Thần được hình thành, cho phép “mê tín” phát triển.
ĐCSTQ đánh đồng “hữu thần” với “ngu muội” hay “thuật phù thủy” và mô tả đồ đệ của các môn này như là những người bị lừa dối. Nắm lấy tiền đề này, công cụ “khoa học phổ cập” đã trở thành vũ khí lợi hại nhất của ĐCSTQ để đả kích “thuyết hữu thần”. Sau khi nắm quyền, ĐCSTQ tuyên truyền “khoa học phổ cập” để kết thúc “thuyết hữu thần”.
Thực ra trong một xã hội điển hình (ghi chú: Trung Quốc Đại Lục dưới sự thống trị của ĐCSTQ không phải là một xã hội điển hình), “khoa học phổ cập” không phải là khoa học tuyến đầu (frontiers of science). Nó thực sự giống một hành vi xã hội hơn, trong đó người ta giới thiệu các khái niệm khoa học cơ bản. “Khoa học phổ cập” nhìn chung chỉ thảo luận một cách hời hợt và ở mức độ thực tiễn. Nó thật cách xa các khám phá mới nhất của khoa học, và không đại diện các dữ liệu cập nhật nhất bởi các nhà khoa học. Trên thực tế, những dữ liệu như vậy sẽ gây sốc xã hội, và sau cùng là cho phép một đột phá căn bản trong hiểu biết về các không gian khác nhau, sự sống và vũ trụ.
Chúng ta cũng cần hiểu rằng trong nhiều quốc gia trên thế giới, người ta tìm hiểu các tập tục cổ xưa, cũng như các câu chuyện gây tò mò về ma quỷ. Một số người có thể lấy sự xuất hiện của các linh thể ma quỷ cấp thấp để lừa người ta. Tuy nhiên, nhiều hiện tượng hữu thần được thảo luận không giống cách mô tả các linh thể cấp thấp này. Dưới tuyên truyền lâu dài của ĐCSTQ, người Trung Quốc đang lầm lẫn các linh thể cấp thấp với Phật, Đạo và Thần.
Chính tín vào Thần Phật và các chính giáo ở Trung Quốc trước đây là nói về đức tin vào các Giác Giả, bao gồm Lão Tử, Phật Thích Ca Mâu Ni và Chúa Jesus. Họ đã hạ xuống cõi phàm để truyền chính Đạo và cứu độ chúng sinh. Nó cũng gồm niềm tin rằng nếu luyện tập trí huệ theo Kinh Thánh và Kinh Phật, vốn được lưu lại bởi Thần Phật, thì người ta có thể đạt giác ngộ và cuối cùng là trở về với nguồn gốc chân thật (phản bổn quy chân). ĐCSTQ dán nhãn các niềm tin chân chính của loài người vào Thần Phật là “mê tín phong kiến” của những người lạc hậu quê mùa. Cách thao túng này là một thể hiện bản chất lừa dối của ĐCSTQ.
Cũng như những gì được giả định trong một cuộc nghiên cứu khoa học. Lịch sử có vô số ví dụ về lừa đảo, ăn cắp, dối trá và thậm chí là giết người. Tuy nhiên, những hành động ấy không thể được dùng để công kích “khoa học”. Nó cũng tương tự với những gì ĐCSTQ đã làm những năm qua. Nó mang theo một số người “thiếu sáng kiến cá nhân” hay những người chỉ cốt cho đủ số để tiến hành chiến dịch tuyên truyền công kích Pháp Luân Công. Tuy nhiên, các ví dụ này không thể đại diện cho dòng chính hàng chục triệu học viên Pháp Luân Công, nói gì đến bản thân Pháp Luân Công.
Về mặt khái niệm, chúng ta không thể lầm lẫn giữa thực hành tu luyện với thuyết hữu thần. Những người hữu thần chỉ đồng ý một điểm về sự tồn tại của “Thần”. Còn những người thực hành tu luyện, không chỉ tin vào sự tồn tại của Thần, mà còn cải thiện đạo đức của họ và thực hành trong cả suy nghĩ lẫn hành động các lời dạy của Thần. Khác biệt căn bản giữa những ai thực hành tu luyện và những người hữu thần là vấn đề quan điểm nhận thức hay khía cạnh thực hành.
Hiểu biết cá nhân và hành động của bất cứ người hữu thần cụ thể nào không thể được dùng để làm căn cứ phủ định thuyết hữu thần, cũng như phủ định “niềm tin vào Thần”. Một tu sĩ có hiểu biết của riêng mình về thế giới mà chỉ có thể đại diện cho hiểu biết cá nhân, thứ được hình thành trong môi trường và dưới ảnh hưởng của khoa học hiện đại. Hiểu biết của ông ta không tương đương với hiểu biết về Thần. Nếu một nhà khoa học chứng minh được một tu sĩ là sai, ông ta chỉ chứng minh được cá nhân vị ấy là sai chứ không phải niềm tin vào Thần là sai.
Nếu chúng ta nói từ một khía cạnh cao hơn, một “tôn giáo” cũng không tương đương với Thần. Khi một tôn giáo làm điều gì đó cực đoan hay các tín đồ phạm phải tội ác, nó đến từ nhận thức phía con người của các tín đồ, được hình thành trong môi trường của họ, và không thể được dùng để phủ định Thần. Ngay cả với những người đã phạm tội ác lấy danh nghĩa của Thần, hay thậm chí tuyên bố Thần đã bảo họ phạm tội, thì niềm tin vào Thần cũng không phải chịu trách nhiệm cho tội ác. Trái lại, nếu những gì họ làm đi ngược lại giáo lý của các chính giáo, nó chỉ xác nhận sự quý giá trong các lời dạy của Thần, và cho thấy sự hủ bại của các “tôn giáo” hiện đại.
Trong các dối trá và phỉ báng thêu dệt nhằm bức hại Pháp Luân Công, ĐCSTQ tập trung công kích niềm tin vào Thần của Pháp Luân Công. ĐCSTQ đã đàn áp các chính giáo cũng như đức tin vào Thần trong suốt lịch sử. Tuyên truyền của ĐCSTQ xoáy sâu vào “hậu quả tai hại” của việc thiếu hiểu biết và “mê tín”, cũng như các “phù phép”, vốn không có quan hệ gì với Pháp Luân Công. Điều này hoàn toàn không nằm trong khái niệm “niềm tin vào Thần”.
“Khoa học phổ cập” là nông nạn, nhưng không phải là điều xấu. Tuy nhiên, nếu người ta dùng một tiếng nói để thao túng truyền thông, và gán cho “khoa học phổ cập” một mục đích chính trị, thì khi ấy “khoa học phổ cập” không phải là khoa học, mà đơn giản là chính trị bẩn thỉu.
3.2 Vũ trụ có biên giới hay không?
Thuyết vô thần có một gánh nặng chứng minh lớn hơn nhiều so với thuyết hữu thần. Tại sao nói như vậy? Khi thuyết hữu thần muốn chứng minh thuyết vô thần là sai, nó chỉ cần tìm một bằng chứng ngược lại. Nghĩa là nó chỉ cần tìm chứng cứ về sự tồn tại của Thần trong vũ trụ bao la này. Khi ấy thuyết vô thần sẽ được chứng minh là sai. Còn nếu thuyết vô thần muốn chứng minh thuyết hữu thần là sai, sẽ là rất khó khăn. Nó phải đảm bảo rằng không có Thần nào hết trong toàn bộ vũ trụ này. Chỉ như vậy thuyết vô thần mới chứng minh được thuyết hữu thần là sai. Do đó, bất cứ khi nào có một khám phá khoa học mới, những người vô thần sẽ lo lắng hơn những người hữu thần, bởi vì trong mỗi khám phá mới, thuyết vô thần phải phủ định khả năng về sự tồn tại của Thần nếu nó muốn tồn tại. Tuy nhiên, thuyết hữu thần không dùng khoa học con người để chứng minh điều gì cả.
Một câu hỏi cơ bản luôn tồn tại với thuyết vô thần. Liệu vũ trụ này có biên giới hay không? Hầu hết những người vô thần tin rằng nó không có biên giới. Đó là bởi vì nếu họ thừa nhận rằng nó có biên giới, thì điều gì bên ngoài biên giới này? Liệu đó vẫn còn là vũ trụ? Có lẽ nó nên được bao gồm trong vũ trụ. Do đó, có lẽ là không có biên giới. Vậy thì một vấn đề nảy sinh. Người vô thần phải tìm kiếm tất cả các không gian trong vũ trụ và chứng minh rằng không có Thần. Chỉ như vậy thuyết vô thần mới bác bỏ được thuyết hữu thần. Nếu họ giả thuyết rằng vũ trụ không có biên giới, thì có khả thi khi tìm kiếm tất cả các không gian? Làm sao để tiến hành tìm kiếm, và phương pháp được dùng đều phụ thuộc vào mức độ phát triển của khoa học vào thời điểm đó! Khi khoa học tiếp tục phát triển, các phương pháp tìm kiếm mới sẽ không ngừng được khám phá. Chẳng phải họ cần tìm kiếm lại ở những khu vực đã được tìm kiếm trước đó?
Điều này đã trở thành một nghịch lý của thuyết vô thần. Một số người vô thần sau đó đề xuất rằng vũ trụ này có bờ. Stephen Hawking, một nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng người Anh, đã đưa ra một giả thuyết, pha trộn thuyết tương đối rộng với cơ học lượng tử để phân tích các mẫu tối giản của vũ trụ. Dựa trên lý thuyết này, ông đi đến kết luận rằng vũ trụ có bờ (edge) nhưng không có biên giới (boundary). Nó cũng giống như một quả bóng. Lý thuyết này đã mở rộng tới mức mà không có sự khởi đầu của vũ trụ. Nói cách khác, theo cách hiểu đó về vạn vật, không có sự sống khởi đầu, và do đó, cũng không cần Thần phải tồn tại.
Lý thuyết của Giáo sư Hawking chỉ là một trong vô số giả thuyết về sự khởi đầu của vũ trụ. Ông cũng viết một tác phẩm khoa học thường thức có tựa đề “Giản sử về thời gian” (A Brief History of Time), trong đó tuyên bố quan điểm của ông về vũ trụ. Năm 2002, khi Giáo sư Hawking viếng thăm Bắc Kinh, Giang Trạch Dân đã gặp gỡ ông. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã quảng bá rầm rộ về ông. Quan điểm vô thần tuyệt đối của Giáo sư Hawking là tương hợp với ý thức hệ của ĐCSTQ, do đó Trung Quốc đã lên cơn sốt “sính Hawking”.
Giáo sư Hawking được mô tả bởi nhiều người là một thiên tài khoa học. Tuy nhiên, sự thực là có tồn tại nhiều thuyết về nguồn gốc của vũ trụ. Lý thuyết của Hawking cũng chỉ là một giả thuyết mà thôi. Trong cơn sốt “sính Hawking”, một số người đã lầm lẫn lý thuyết của ông là một kết luận khoa học cuối cùng, như thể lý thuyết “vũ trụ có bờ” của ông và “không có sự tồn tại của Thần” đã được chứng minh thuyết phục. Giáo sư Hawking nói mặc dù ông đã khám phá ra vũ trụ khởi đầu như thế nào, ông cũng phải thừa nhận: “Tôi vẫn không hiểu tại sao nó muốn bắt đầu”. “Tại sao nó muốn bắt đầu” là câu hỏi mà Newton, Einstein và nhiều nhà khoa học khác suy ngẫm nhưng không thể giải được. Người ta đã gọi nó là một “chủ đề của Thần”, nghĩa là đề tài này vượt quá năng lực trí óc của con người và khả năng của khoa học.
Trong những năm gần đây, thuyết Big Bang đã trở thành một đề tài nóng. Có đồn đại rằng các nhà nghiên cứu đã đạt tới 3 giây trước vụ nổ lớn. Liệu điều này có nghĩa là sau khi nghiên cứu 3 giây này, vạn vật đã được ổn định? Có thể chúng ta sẽ khám phá một vũ trụ còn lớn hơn nữa. Theo cách hiểu của trường phái Phật, trước Big Bang, vũ trụ đã tồn tại nhiều lần. Vũ trụ mà con người nghiên cứu hôm nay chỉ là một vũ trụ rất nhỏ bé (tiểu vũ trụ). Những vũ trụ như vậy là vô số. Các tiểu vũ trụ kết hợp cùng nhau thành một vũ trụ lớn (đại vũ trụ), hết lớp này đến lớp khác. Cũng có các tổ hợp khác theo hướng ngang nữa. Toàn bộ đại khung là rất vĩ đại và mức độ phức tạp của nó nằm ngoài sức tưởng tượng. Các vũ trụ của một lớp nhất định có quy luật vận hành của riêng chúng, và các vũ trụ của mỗi lớp cũng có hình thức sự sống (sinh mệnh) của riêng chúng.
Chúng ta đều biết chữ “trời” hay “thiên” (天). Nhưng trời là ở đâu? Khi nhìn lên bầu trời xanh trên đầu chúng ta, đó đã là trời chưa? Từ góc độ con người, mặt trăng nằm trên bầu trời. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn trái đất từ mặt trăng, chẳng phải trái đất cũng là trời hay sao? Do đó, trời mà con người nói đến thực ra vẫn là đất. Trường phái Phật luận chứng rằng trời thật sự, hay “Thiên Đàng” là ở vi mô. Hệ thống phân tử là một lớp của Thiên Đàng, nguyên tử cũng là một lớp khác của Thiên Đàng, và electron là một lớp khác nữa. Kích thước hạt tử càng vi quan, phạm vi thế giới đặc thù cấu thành bởi hạt tử đó lại càng lớn.
Từ quan điểm như vậy, nghiên cứu của nhân loại với vũ trụ quả là quá nhỏ bé.
Điều thú vị là, theo các mô hình hiện tại về vũ trụ, khi các nhà khoa học khám phá bí mật của vũ trụ, họ thấy sự tương đồng đáng kinh ngạc với nhận thức về vũ trụ của Phật gia. Cũng không lạ gì khi một số người muốn nghiên cứu văn hóa thần bí phương Đông để lấy cảm hứng cho việc khám phá vũ trụ.
“Liệu bạn có tin nếu tôi nói với bạn rằng khi bạn đọc bài này, một ‘bạn’ khác đang làm việc tương tự? ‘Bạn’ đó thực sự không phải là bạn, nhưng cũng sống trên một hành tinh gọi là trái đất, nơi có núi, có mây, đất đai và các thành phố trải khắp mặt đất. Hệ mặt trời mà trái đất đó tọa lạc cũng có 8 hành tinh lớn. Cá nhân ấy sống trong môi trường rất tương tự với bạn. Có lẽ anh/cô ấy đã đặt tờ tạp chí này xuống trong khi bạn vẫn đang đọc nó”.
Đây không phải là mê tín. Nó đã được xuất bản trên trang nhất tạp chí khoa học Scientific American số 7 năm 2003, thảo luận về đa vũ trụ (multiple universes).
Bài báo cũng nói, trong lịch sử khoa học, với sự mở rộng của biên giới vật lý học, một số khái niệm trừu tượng vốn thuộc về siêu hình học, chẳng hạn trái đất hình tròn, sự tồn tại của các làn sóng điện từ vô hình, sự chậm lại của thời gian, bẻ cong của không gian và hố đen, v.v. đều tồn tại. Tất cả những điều này đã được bao gồm trong phạm trù vật lý học. Trong những năm này, khái niệm về ‘đa vũ trụ’ bắt đầu xuất hiện trong danh sách.
Cộng đồng khoa học Mỹ không hề bài xích nghiên cứu loại này, hay dán nhãn nó là “mê tín” để phục vụ mục đích chính trị. Tuy nhiên, ĐCSTQ đã làm như vậy. ĐCSTQ đã đi theo con đường trái ngược với nước Mỹ.
3.3 Có thể dùng tư tưởng của người để nghĩ việc của Thần được không?
Khi các tín đồ ngoan đạo nói: “Chúa là toàn năng”, những người vô thần thầm cười và nghĩ: “Liệu Chúa Toàn Năng có giống một tảng đá không thể nhúc nhích hay không?”
Học giả vô thần người Nga được đề cập ở lời nói đầu cũng ôm giữ một suy nghĩ tương tự. Nếu Thượng Đế tồn tại, tại sao ông không triển hiện quyền năng? Hãy bảo ông ấy biểu diễn thần lực cho chúng ta xem! Chẳng phải Thần có năng lực rất lớn hay sao? Tại sao ông không gây báo ứng cho con người? Nếu tôi nhục mạ ông, thì tôi xứng đáng nhận quả báo! Tại sao không xảy ra quả báo?
Thậm chí có một số người vô thần rất thích nghiên cứu kinh của các tôn giáo. Rồi họ cố gắng lấy ra ý nghĩa tách khỏi toàn văn. Họ cố tìm ra các chỗ mâu thuẫn, nghịch lý và chứng minh chúng là hoang đường. Rồi họ đưa ra những bình luận nhạo báng để hạ thấp Thần Phật.
Những người vô thần này có một lý do để say sưa với sự khôn ngoan kiêu ngạo của mình. Họ bị thuyết phục rằng đối mặt với lô-gíc “không thể chối cãi” này, những người hữu thần hẳn sẽ cảm thấy lúng túng. Tuy nhiên, điều mà những người vô thần không lý giải được là sau nhiều thế kỷ thảo luận sự về mâu thuẫn trong đức tin hữu thần, các đức tin này vẫn tồn tại trong cộng đồng. Còn với những ai tin, thì cơ sở lô-gíc của các lời chỉ trích “thiên tài” từ những người vô thần này là không hề tồn tại.
Trên thực tế, lô-gíc của những người vô thần thực sự không tồn tại. Dùng lý luận con người để nghĩ việc của Thần chính là thách thức Thần. Trong mắt những người hữu thần, lô-gíc như vậy là không có lô-gíc.
Con người là anh linh của vạn vật, con người có thể chế tạo ra “người máy” (robot). Nhưng, trong một thế giới “người máy”, có lẽ một ngày nọ sẽ nảy sinh tranh cãi về vấn đề có con người hay không. Những “người máy” này, vốn không tin sự tồn tại của con người, sẽ nói: Gọi “người” tới xem. Tại sao “người” không tới? Dẫu các “người máy” này tranh cãi với nhau thế nào, dẫu các “người máy” này không tin vào sự tồn tại của “người”, thách thức và lăng mạ các “người máy” tin vào sự tồn tại của “người”, chúng ta đều biết rằng “người máy” là do “người” chế tạo ra. “Người máy” có thể hiểu cách chúng được tạo ra như thế nào, và thậm chí có thể chế tạo các “người máy” mới, nhưng chúng sẽ không có một hiểu biết sâu sắc về tại sao “người máy” lại tồn tại.
Chúng ta thực sự có thể lập luận rằng quan hệ giữa người và Thần là rất tương tự quan hệ giữa “người máy” và “người”, bởi vì cả hai đều liên quan đến vấn đề sáng tạo sự sống. Nếu con người muốn hiểu việc của Thần, thì họ phải đặt mình vào vị trí của Thần.
3.4 Phù hợp với lý của người liệu có ý chí của Thần hay không?
Sự phát triển của khoa học cho phép con người hiểu được những gì mà họ chưa biết, và cho người ta một giải thích phù hợp với tư tưởng của con người ở một mức độ lớn nhất. Quá trình này, nếu giải thích theo cách của những người vô thần, là quá trình liên tục “bài trừ mê tín”. Hệ thống giáo dục vô thần của ĐCSTQ đã đẩy nó tới mức phủ nhận sự tồn tại của Thần cùng các lời dạy về đạo đức của Thần.
Điều này liên tưởng đến một câu chuyện cổ: Người Trung Quốc xưa thường nói, “Thiện có thiện báo”. Câu chuyện là như thế này. Vào thời Xuân Thu có Sở Huệ Vương, một ngày khi đang ăn dưa chua, ông tìm thấy một con đỉa trong đó. Nếu ông gẩy con đỉa ra, người đầu bếp sẽ bị kết tội chết. Thấy tội nghiệp cho người đầu bếp, ông đã không kêu tiếng nào mà nuốt hết miếng dưa. Khi bài tiết vào buổi tối, Sở Huệ Vương không chỉ bài tiết con đỉa, mà còn thấy rằng bệnh đau dạ dày của ông đã lành. Chẳng phải đây là minh chứng nguyên lý “thiện có thiện báo” ư?
Có nhiều tầng cấp khác nhau của Lý. Học sinh học phép tính từ trung học cho tới đại học, nhưng nó nói về những điều khác nhau và là quá trình từ cụ thể tới trừu tượng. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ định nhận thức ở cấp cao chỉ bằng khám phá ở cấp thấp.
Giờ hãy nói về nguyên lý “thiện có thiện báo”. Phật gia giảng làm việc thiện sẽ nhận được “đức”, hay “tích đức”. “Đức” là một loại vật chất màu trắng tồn tại bên ngoài thân thể. Nói bằng thuật ngữ khoa học, thì nó hình thành một trường năng lượng. Trường này có thể bảo vệ người ta, chuyển hung thành cát. Cụ thể chuyển hung hóa cát như thế nào? Mỗi lần cũng phải phù hợp với một tầng Lý nơi con người đây. Đối với hữu thần luận, khi Thần muốn làm gì đó ở nơi con người, thì ắt phải phù hợp với Lý của con người, bởi vì tầng con người đây là Thần sáng tạo ra, cũng là biểu hiện “trí tuệ của Thần’. Làm sao có thể phủ định ý chí của Thần khi Thần hành sự cũng theo Lý của con người đây?
Có rất nhiều ví dụ về người vô thần phủ định thuyết hữu thần bằng cách tìm ra một nguyên lý ở thế giới con người. Rất nhiều lý luận về phân tử, gene, v.v. đã xuất hiện trong thuyết tiến hóa. Cứ cho là ngay cả các lý luận này cũng có thể giải thích thuyết tiến hóa, thì có thể loại bỏ khả năng phân tử, gene, v.v. đều là công cụ mà Thần sử dụng để hành sự tại thế giới con người?
Hãy so sánh một chút bằng cách tiếp tục câu chuyện về “người máy”. Giả sử các “người máy” này được nghe một tiếng chuông mỗi ngày. Các “người máy” ngu ngốc ban đầu sẽ nghĩ rằng “con người” đang tác quái. Dần dần, một số “người máy” thông minh sẽ phát hiện về cách tiếng chuông được tạo ra. Thế giới “người máy” đã biết được rằng tiếng chuông kêu vào buổi trưa là do cơ chế cơ khí của đồng hồ gây ra. Sau khi khám phá ra bí mật này, chúng sẽ không còn tin rằng “con người” đang tác quái nữa. Đây có thể coi là một Lý ở tầng thấp. Cũng giống như con người khám phá ra bí mật về tiếng sét vậy. Sau khám phá, họ không còn tin rằng “Thần” tạo ra sấm chớp nữa. Tuy nhiên, nếu các “người máy” muốn tiến thêm một bước, chúng sẽ dùng khám phá về tiếng chuông để phủ định sự tồn tại của “con người”. Điều này, tất nhiên, đã lệch quá xa. Đó là vì cái chuông thực sự đã được thiết kế, tạo ra, và được con người đặt ở đó.
3.5 “Không thể chứng minh tồn tại” liệu có nghĩa là “không hề tồn tại” hay không?
Ngày 26 tháng 2 năm 2004, Vương Quán Trường, Chủ nhiệm Bảo tàng Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã viết một bài trong “Báo cáo thời sự”, lấy danh nghĩa Ban Tuyên giáo Trung ương như sau: “Ngày nay, không có bằng chứng nào chứng minh sự tồn tại của quỷ thần. Bởi vậy, thuyết hữu thần là một lý luận sai lầm, là sự lầm lẫn của nhân loại, làm đảo lộn thế giới quan của con người”.
Sự tồn tại của Thần là rất khó để chứng minh. Nhân loại đã tranh luận về chủ đề này trong hàng ngàn năm qua. Tuy nhiên, theo cách nhìn của Chủ nhiệm Vương, nó trở thành một câu hỏi rất đơn giản, và có thể giải quyết dễ dàng: Vì sao “thuyết hữu thần” là sai? Bởi vì không có bằng chứng về sự tồn tại của Thần được tìm thấy.
Giả thuyết của Goldbach, tuyên bố năm 1742 rằng “Mọi số lẻ lớn hơn 5 đều có thể được biểu diễn thành tổng của 3 số nguyên tố”, chưa hề được chứng minh, nhưng vẫn ngầm được thừa nhận. Người ta có thể khẳng định giả thuyết của Goldbach là sai hay không? Về trường hợp Chủ nhiệm Vương, ông ta theo sát đường hướng và các “hình mẫu” mà ĐCSTQ dùng để phê phán thuyết hữu thần. Ông ta cũng không theo phương pháp khoa học trong việc đưa ra kết luận.
Sai lầm của Chủ nhiệm Vương nằm ở chỗ không có chuẩn mực đúng-sai trong việc đưa ra kết luận, mà chỉ giải thích câu hỏi theo lô-gíc của bản thân.
Chủ nhiệm Vương không phải là một học giả chân chính. Trong bài viết của mình, Chủ nhiệm Vương đã nhắm vào Pháp Luân Công. Những lời của ông ta được lấy làm “căn cứ lý luận” để bức hại Pháp Luân Công và làm hài lòng Chủ tịch Giang Trạch Dân. Những gì ông Vương viết thực ra là phục vụ mục đích chính trị của Ban Tuyên giáo Trung ương ĐCSTQ. Nó lệch quá xa khỏi phạm vi của một nghiên cứu học thuật. “Lô-gíc sai lầm” của Chủ nhiệm Vương không thể được coi là một tranh luận học thuật đơn thuần, mà là một hung khí chết người.
(còn tiếp…)
Dịch từ:
http://www.minghui.org/mh/articles/2005/3/30/98145.html
http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2005/4/27/60092.html
Ngày đăng: 13-07-2012
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.