ĐCSTQ dùng “thuyết vô thần” để bức hại tự do tín ngưỡng (3)



Tác giả: Âu Dương Phi, bình luận viên Minh Huệ

[Chanhkien.org] (Tiếp theo Phần 1, Phần 2)

4. “Vô thần” là một trường hợp ngoại lệ ngoài biên của “hữu thần”

Khi thảo luận về vô thần và hữu thần, những người vô thần thường có xu hướng tin rằng họ là hiện thực hơn, và do đó cảm thấy quan điểm của họ là chính đáng hơn. Sau cùng, quan điểm về Thần không thể được thấy rõ hay động chạm được. Vô thần và hữu thần dường như không so sánh được, như nước với lửa vậy. Tuy nhiên, có một số hiện tượng thú vị khi chúng ta nghiên cứu thuyết vô thần và hữu thần từ một thế giới quan rộng lớn hơn.

Lấy ví dụ, từ vũ trụ quan rộng lớn của Phật gia, có tồn tại các hiện tượng như không gian khác, luân hồi, sinh mệnh cao cấp và nhân quả báo ứng. Các bất hạnh như nghèo khó, bệnh tật, và tai họa thường được gây ra bởi trường nghiệp lực. Các nhà vật lý luôn tìm kiếm một lý thuyết đồng nhất về trường. Các tôn giáo khác nhau có nhận thức khác nhau, và các tín đồ khác nhau trong cùng một tôn giáo cũng có nhận thức khác nhau. Thuyết hữu thần, có thể nói là tồn tại trong một khoảng rộng về trình độ nhận thức. Khi nhận thức giảm xuống đến mức chỉ thừa nhận những gì thấy quá rõ, đó là “một không gian, một đời sống, không có sinh mệnh cao tầng, và không có nhân quả báo ứng”, thì nó trở thành thuyết vô thần.

Nghĩa là từ cái nhìn này, thuyết vô thần có thể được hiểu như là nhận thức thấp nhất có thể nhận thức được của thuyết hữu thần.

Với cái nhìn từ thế giới quan rộng lớn hơn, chúng ta sẽ có thể hiểu được thuyết vô thần là hạn chế hơn rất nhiều thuyết hữu thần. Thuyết vô thần không có bất cứ lý do nào cao cả hơn, hay lập luận nào thuyết phục hơn và hợp lý hơn thuyết hữu thần.

Thực ra, quan sát thế giới từ góc độ hữu thần là thâm sâu và rộng lớn hơn khi quan sát thế giới từ góc độ vô thần (một cái nhìn cực đoan chỉ tồn tại ở tầng thấp nhất có thể của thuyết hữu thần). Khi ấy, nhiều điều khoa học hiện đại không thể giải thích đã trở nên dễ hiểu hơn nhiều. Ví dụ, y học hiện đại công nhận chỉ có đời này, hay cuộc sống hiện tại của một người. Cùng lắm nó cũng chỉ xem xét đến các yếu tố gene hay di truyền. Tuy nhiên, theo thuyết hữu thần của Phật gia, một người có nhiều đời (hay “kiếp”). Bệnh tật trong đời này có thể là kết quả của các đời trước. Cuộc đời của một người cũng có biểu hiện của nó ở các không gian khác. Lý do một căn bệnh có thể xảy đến là do cá nhân ấy đã làm điều xấu trong quá khứ. Cách nhìn này là rộng lớn hơn rất nhiều so với chỉ xét đến một đời người.

Khi khai thác thị giác và các lĩnh vực khoa học mới, thuyết vô thần thực tế là bó hẹp suy nghĩ của người ta, cản trở tri giác và năng lực sáng tạo của con người. Nếu người ta không tin có không gian khác, thì họ sẽ không theo đuổi việc khám phá các sinh mệnh hay sự sống ở đó. Khi họ không tin có luân hồi chuyển thế, họ sẽ không buồn nghĩ về các đời trước hay chú ý đến các hành động trong đời này để có trách nhiệm với tương lai của mình. Dưới sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), thuyết vô thần đã trở thành lý thuyết căn bản, và quan điểm hữu thần bị bài xích như ngu muội và bị diệt trừ. ĐCSTQ đã cố tình dựng nên khu vực cấm trong nghiên cứu khoa học. Ngược lại, khoa học phương Tây đã đột phá các lý luận cũ và dám nói đến ‘đa không gian’ và ‘đa vũ trụ’. Tuy nhiên, nhiều lý thuyết như vậy vẫn còn ở mức độ khái niệm toán học trừu tượng.

5. ĐCSTQ biến “thuyết vô thần” thành một công cụ chính trị

5.1 “Thuyết vô thần” nguyên là một môn học

Trong lịch sử, ở cả phương Đông và phương Tây, chỉ có một vài đại diện ít ỏi của thuyết vô thần. Ở Trung Quốc, Vương Sung thời Đông Hán (người viết “Luận hành”), Phạm Chẩn thời Nam triều (người viết “Thần diệt luận”), và Hùng Bá Long đầu thời Thanh (người viết “Vô hà tập”), tất cả đều đặt dấu hỏi và phản bác các hiện tượng về quỷ thần. Nhiều triết gia phương Tây như Ludwig Feuerbach (người viết “Bản chất của tôn giáo”), Benedictus de Spinoza (người viết “Luận về thần học chính trị”), và Bertrand A. W. Russell (người viết “Tôn giáo và khoa học”), cũng đều phê phán thuyết hữu thần và tôn giáo.

Thuyết vô thần, như một loại thế giới quan, là một môn học ở thế giới phương Tây. Người ta tự do cởi mở nghiên cứu học thuật, bao gồm nghiên cứu thuyết vô thần. Đây là biểu hiện điển hình của một xã hội bình thường. Nhưng ĐCSTQ lại dùng thuyết vô thần làm công cụ chính trị để thống trị người dân và công kích hay khống chế tín ngưỡng của nhân dân. Khi một nền độc tài dùng thuyết vô thần theo cách này, nó đã từ một quan điểm tùy chọn hay môn học nghiên cứu trở thành một công cụ mạnh mẽ hay vũ khí giết người tàn bạo.

5.2 Vì sao ĐCSTQ cổ xúy “thuyết vô thần”?

ĐCSTQ giành quyền lực thông qua bạo lực và muốn dùng bạo lực để lật đổ tất cả hệ thống xã hội đang tồn tại, từ đó dựng lập xã hội của ĐCSTQ. Do đó, ngay từ đầu, ĐCSTQ đã là một lực lượng “phản thiên, phản địa, phản nhân loại”. Chỉ bằng cách loại bỏ “Thần”, nó mới có thể tự do dùng bạo lực không hạn chế, và đây là cách duy nhất để ĐCSTQ có thể tuyên bố nó đã tạo ra “thiên đường trên mặt đất”.

Văn minh 5.000 năm của Trung Quốc là văn hóa nửa-Thần, dựa trên tam giáo là Khổng giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Bởi vậy có thể nói đức tin vào Thần Phật của người Trung Quốc là đã được bén rễ sâu. Từ khi nắm quyền, ĐCSTQ đã giáo dục nhân dân bằng “thuyết vô thần” qua nhiều thập niên, mãi cho đến tận ngày nay. Đó là bởi vì rất khó để hoàn toàn tẩy sạch niềm tin của con người vào Thần Phật. “Thuyết vô thần” cực đoan của ĐCSTQ không gì khác là một bóng ma từ Châu Âu truyền đến Trung Quốc. Tuy nhiên, các quan chức ĐCSTQ tuyên bố xã hội Trung Quốc, vốn có hàng ngàn năm lịch sử tin vào Thần Phật, là xã hội lấy “vô thần luận” làm chủ thể. Một số học giả ĐCSTQ thậm chí còn lấy học thuyết Lão Tử và Trang Tử (của Đạo gia), mà trọng tâm là tu luyện Đạo gia (“Đạo pháp tự nhiên”), coi đó là cơ sở của thuyết duy vật vô thần, điều này quả thực là quá xa rời sự thật.

Không chịu hạn chế của Thần trên thiên thượng, ĐCSTQ tự coi nó là một vị “thần” vô pháp vô thiên và làm tất cả những gì nó muốn.

5.3 ĐCSTQ cổ xúy “thuyết vô thần” như thế nào?

ĐCSTQ dùng hai phương thức chính để truyền bá thuyết vô thần: tuyên truyền và giết chóc. Thông qua tuyên truyền, ĐCSTQ cố gắng tiêm nhiễm thuyết vô thần vào đầu óc của người dân trong nhiều lĩnh vực, bao gồm chính trị, triết học, v.v. Dưới cờ hiệu khoa học, ĐCSTQ bôi nhọ thuyết hữu thần, thậm chí không cho phép những người hữu thần có bất cứ cơ hội nào để giải thích hay giãi bày quan điểm của họ. Trong mấy năm qua, để phối hợp với cuộc đàn áp Pháp Luân Công, ĐCSTQ đã liên tục yêu cầu các trường cao đẳng và đại học đẩy mạnh giáo dục vô thần và gây dựng các “nhân tài vô thần”.

Bởi vì rất nhiều tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, như Phật giáo, Đạo giáo, Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa giáo, v.v. đã được truyền lại từ xa xưa ở Trung Quốc hay truyền đến Trung Quốc từ ngoại quốc, nên sẽ là không dễ để ĐCSTQ trực tiếp đặt ra ngoài vòng pháp luật hay tiêu diệt tất cả các tôn giáo. Để đạt mục tiêu khống chế và dần tiêu diệt các tôn giáo, ĐCSTQ đã chọn cách tiếp cận là thay chúng bằng các tôn giáo biến dị và đặt dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ.

Với những ai không chấp nhận thuyết vô thần của ĐCSTQ, phương cách mà ĐCSTQ dùng là trấn áp không thương tiếc và tiêu diệt thông qua diệt chủng.

6. “Thuyết vô thần” đã mang đến điều gì cho người Trung Quốc?

6.1 “Thuyết vô thần” mang đến tiến bộ khoa học kỹ thuật cho Trung Quốc?

Không. Sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật ở các nước phương Tây, nơi mọi người được tự do thực hành tín ngưỡng vào Thần, là vượt xa so với Trung Quốc. Khi Giang Trạch Dân ghé thăm Hoa Kỳ, ông ta đã hỏi Tổng thống Clinton: “Tại sao khoa học lại phát triển như vậy ở Mỹ, và tại sao nhiều người tin vào tôn giáo như vậy?” Đây là một ví dụ điển hình minh chứng rõ ràng sự ngu dốt của ĐCSTQ.

Hầu hết các xã hội tự do và các nhà khoa học nhìn chung có lý do để tin: “Không có khu vực cấm trong lĩnh vực khoa học”. Tuy nhiên, điều này không áp dụng với quan điểm về khoa học của ĐCSTQ. Không ai có thể đụng tới những khu vực cấm mà vượt qua điều ĐCSTQ có thể dung thứ trong chính trị (thay vì chân lý khách quan). Chẳng phải đây là một chướng ngại cho sự phát triển tự do của khoa học?

Hà Tộ Hưu và các lưu manh chính trị của ĐCSTQ, những người làm điều xấu dưới cờ hiệu khoa học, đã nói rằng con người không cần phải kính sợ tự nhiên; mà thay vào đó, người ta nên dám thách thức tự nhiên. Tuy nhiên, khi tự nhiên bắt đầu đáp trả thái độ và hành vi ngạo mạn của những người vô thần này, thì có lẽ khi ấy họ mới biết con người là nhỏ bé vô năng như thế nào.

6.2 “Thuyết vô thần” nâng cao đạo đức cho người Trung Quốc?

Không. Ngược lại, dưới thuyết vô thần, đạo đức xã hội ở Trung Quốc ngày càng trượt dốc tới một mức độ nguy hiểm và đáng sợ. Ở Trung Quốc, sự xuất hiện thường xuyên của thực phẩm độc trong những năm vừa qua đã vượt qua giới hạn được mô tả bởi câu cấm xưa là “có thất đức đến đâu cũng không thể hạ độc người khác”. Sự cố về sữa độc trẻ em được sản xuất tại Trung Quốc và gây ra cái chết của trẻ sơ sinh đã chứng thực hơn nữa sự thật rằng việc thiếu “thành thực và tin cậy” đã trở thành cuộc khủng hoảng đạo đức nghiêm trọng nhất trong xã hội Trung Quốc.

6.3 “Thuyết vô thần” mang đến hạnh phúc thịnh vượng cho người Trung Quốc?

Không. Sống trong một xã hội không có thành thực, không có tin cậy, không có bồi dưỡng tinh thần, và không có sức mạnh nội tâm (điều xuất phát từ niềm tin vào Thần), con người không thể có hạnh phúc. Khi một cụ già, người tin vào “thuyết vô thần” (do tuyên truyền của ĐCSTQ) và người đang bị bệnh hấp hối, họ sẽ thở dài và ca thán: “Sẽ tốt làm sao nếu Thần thực sự tồn tại”, đây là điều ước xuất phát từ nội tâm họ. Tuy nhiên, tin rằng Thần không tồn tại, không có đời sống tiếp theo, thì người ta không còn lựa chọn nào khác ngoài đối mặt với số phận đáng sợ và sự vô vọng khi chờ đợi cái chết. “Những người vô thần” của ĐCSTQ đang bắt đầu nói về “quan tâm chăm sóc sau khi chết”. Tuy nhiên, ĐCSTQ vốn tin vào “chết là hết” (câu của Bertrand Russell), thì vấn đề “quan tâm chăm sóc sau khi chết” là đến từ đâu? “Lo liệu hậu sự” và “linh hồn bất diệt” là hoàn toàn không có quan hệ gì với những người vô thần.

Kết luận

Trong một xã hội mà người ta không tin vào Thần, rất dễ để phát động một chiến dịch quần chúng nhắm vào một đoàn thể tu luyện và hiện vẫn còn tiếp diễn.

Trong vài thập kỷ qua, ĐCSTQ đã tuyệt đối hóa thuyết vô thần trong giáo dục, nơi mà lừa dối được coi như sự thật và khiến người ta tin rằng họ “có khoa học bảo vệ và có chân lý trong tay”. Với cách giáo dục này, nhiều người đã cười nhạo và chế giễu những ai tin vào Thần, và họ nghĩ rằng những người hữu thần ngu ngốc như trong tuyên truyền của ĐCSTQ. Họ thậm chí còn cảm thấy thương hại những ai tin vào Thần. Tâm thái này đã trở thành lý do để nhiều người thờ ơ (và thậm chí giúp đỡ kẻ ác hành ác) khi ĐCSTQ và tập đoàn Giang Trạch Dân bức hại tàn khốc những người có đức tin, bao gồm Pháp Luân Công.

Milan Kundera, một nhà văn thế kỷ 20, có câu nói nổi tiếng rằng: “Con người nghĩ, Thượng Đế cười”. Thuyết vô thần, như một lý thuyết gần nhất với những gì con người thấy ở bề mặt, là một hiện tượng bình thường trong thế giới loài người. Ở đây tôi không có ý phủ định thuyết vô thần, mà là hy vọng những người vô thần, khi ĐCSTQ dùng cực quyền phỉ báng đức tin của những người hữu thần, thì xin đừng hợp tác với ĐCSTQ và cho thuyết hữu thần một không gian sống.

Niềm tin vào Thần là ký ức tiên thiên của con người và nó là “ánh sáng tâm hồn” đến từ tiềm thức sâu thẳm của nhân loại. Bất kể những người vô thần vắt óc thế nào để phê phán đức tin hữu thần, thì tất cả nỗ lực của họ đều là vô nghĩa đối với những người tin vào Thần.

Tin Thần hay không tin Thần, đây là lựa chọn tự do và là quyền cơ bản của con người.

Những người theo chủ nghĩa Marx có hai dự đoán lớn, một là hệ thống tư bản sẽ diệt vong, và hai là thuyết hữu thần, hay tôn giáo, sẽ biến mất. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản đã không tiêu vong, mà ngược lại, chủ nghĩa cộng sản của Marx đang tiến đến những ngày cuối cùng. Cũng như vậy, các tôn giáo đã không biến mất, mà trái lại, có một lượng rất lớn người tin vào Thần, ngay cả ở các quốc gia mà khoa học kỹ thuật tiến bộ nhất.

Chẳng lẽ tất cả những điều này chưa đủ để khiến những người vô thần suy ngẫm từ góc độ khoa học hay sao?

(Hết)

Dịch từ:

http://www.minghui.org/mh/articles/2005/3/31/98146.html
http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2005/4/29/60153.html



Ngày đăng: 18-07-2012

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.