Viên dung Đại Pháp



Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Cát Lâm

[Chanhkien.org] Một nhóm học viên ở thành phố tôi không thể ngồi chung với nhau và tĩnh tâm học Pháp cùng nhau trong một thời gian dài. Điều này bắt nguồn từ sự tiến bộ chậm chạp của họ trong việc hiểu biết các Pháp lý. Nó cũng được gây ra bởi sự thiệt hại nặng nề trong sự tiến bộ chỉnh thể khi giảng rõ sự thật, phản bức hại và cứu độ chúng sinh. Những xung đột giữa các đồng tu vẫn không ngừng lại và thậm chí còn tồi tệ hơn.

Sư phụ giảng trong «Chuyển Pháp Luân»: “Kỳ thực Thích Ca Mâu Ni muốn giảng rằng: Các tầng thứ khác nhau có Pháp của các tầng thứ khác nhau, Pháp của mỗi một tầng thứ đều không phải là chân lý tuyệt đối của vũ trụ; nhưng Pháp của mỗi một tầng thứ có tác dụng chỉ đạo ở tầng thứ đó.” Sau khi đọc đoạn Pháp này, tôi đi tới nhận thức rằng chúng ta đang viên dung Đại Pháp nếu chúng ta phối hợp với các bạn đồng tu. Bất kể tầng thứ cao bao nhiêu hay thấp bao nhiêu, tất cả các học viên đều có nhận thức của riêng mình về Pháp lý ở tầng thứ của họ. Nhận thức ấy là ngộ ra trong Đại Pháp của vũ trụ, và là sự thể hiện của tầng thứ trong Pháp.

Vì vậy, các đồng tu phải tiêu trừ sự gián cách giữa họ để hình thành nên một chỉnh thể. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể cùng nhau giảng thanh chân tướng, cứu độ chúng sinh theo lời Sư phụ giảng, và giải cứu các bạn đồng tu, hình thành nên chỉnh thể lực lượng lớn mạnh phản bức hại. Đây cũng là một cách để đề cao trạng thái và tu luyện cá nhân. Các bạn đồng tu! Đừng nhìn vào chỗ thiếu sót của đồng tu, họ đều là người đang tu luyện, đang đề cao từng chút một, không ngừng hoàn thiện bản thân. Chân chính chiểu theo yêu cầu của Sư phụ mà làm mới là chân chính tu luyện.

Sư phụ giảng trong «Giảng pháp tại Pháp hội New York 2010» như sau:

“Va chạm nhân tâm với nhau, không hướng nội tìm, đều dùng nhân tâm nghĩ vấn đề, chư vị không coi trọng họ, người này coi thường người kia, dần dần hình thành gián cách, không hàn gắn được nữa, giống như người thường vậy. Hãy dùng chính niệm xét vấn đề, đều nghĩ xem mình ở chỗ nào làm không tốt, thật sự tự mình làm cho tốt, thế thì đối phương sẽ thấy biến hoá, họ cũng nghĩ xem bản thân họ chỗ nào chưa tốt, có thể làm được thế thì sẽ không xuất hiện gián cách. Tiêu trừ gián cách cũng như thế, cùng tu một Pháp, đều là duyên phận giống nhau, có gì chưa buông bỏ được thì trao đổi chân thành với đối phương, tiếp thu người khác chỉ ra chỗ thiếu sót, thì vấn đề đó chẳng phải giải quyết rồi sao?”

Chúng ta là các đồng tu với nhau. Chúng ta không nên bài xích người khác hay đề phòng nhau. Khi bất cứ vấn đề nào nảy sinh, chúng ta phải hành xử chiểu theo Pháp và tự hướng nội. Chúng ta phải tự hỏi rằng mình đã đạt tiêu chuẩn Đại Pháp yêu cầu hay chưa, và đã buông bỏ được nhân tâm hay chưa. Chúng ta không nên tỏ ra phong cách lãnh đạo giống như người thường, vì nó như một căn bệnh truyền nhiễm gây can nhiễu và phá hoại chỉnh thể, khiến chúng ta không thể viên dung Đại Pháp, không thể hình thành chỉnh thể. Đây là chỗ hữu lậu khiến các nhân tố tà ác của cựu thế lực lợi dụng gây tổn thất cho giảng chân tướng, cứu chúng sinh. Lý do chúng ta không thể hình thành một chỉnh thể chính là vì chúng ta không nhìn những vấn đề này dựa trên Pháp lý, mà dùng nhân tâm xét vấn đề.

Sư phụ giảng: “Liễu khước nhân tâm ác tự bại” (“Biệt ai”, «Hồng Ngâm II»)

Trên đây chỉ là nhận thức của cá nhân tôi, kính mong quý đồng tu từ bi chỉ chính.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2010/10/13/69030.html
http://pureinsight.org/node/6074



Ngày đăng: 02-01-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.