Liệu dầu mỏ có phải đến từ tàn tích của sinh vật? Các nhà khoa học giải thích cách khác



[ChanhKien.org]

Hầu hết chúng ta đều được dạy rằng dầu mỏ được hình thành sâu bên trong Trái Đất qua hàng triệu năm từ tàn tích của sinh vật phù du, thực vật và các sinh vật khác. Trên trang web của một số chính phủ và một số trang web giáo dục, lời giải thích này được công bố như một sự thật.

Tuy nhiên, cách giải thích về sự hình thành dầu mỏ này chỉ là một lý luận. Ngoài ra còn có một kiểu quan điểm trái chiều có nhiều bằng chứng ủng hộ mang tính thực chất.

Quan điểm về nguồn gốc hữu cơ (nguồn gốc sinh học) của dầu mỏ được chấp nhận rộng rãi tại Hoa Kỳ, trong khi quan điểm về nguồn gốc vô cơ (nguồn gốc phi sinh học) đã được các nhà khoa học thời hậu Xô Viết chấp nhận từ lâu. Một số nhà khoa học Mỹ đã gia nhập nhóm này mặc dù quan điểm trên bị hầu hết các đồng nghiệp bác bỏ.

Các nhà khoa học này chỉ ra vấn đề với cách nghĩ cho rằng dầu mỏ có nguồn gốc từ thực vật đã chết.

Ở đâu ra nhiều di thể đến thế?

Khi một loài thực vật hoặc động vật chết đi, xác của nó hiếm khi được chôn cất mà là được thiên nhiên thu hồi lại. Một số “người thu hồi” vĩ đại nhất trong thiên nhiên là côn trùng, vi sinh vật, nấm và vi khuẩn. Liệu Trái Đất có thực sự đủ số sinh vật bị chôn ngầm dưới lòng đất để sản xuất ra hàng nghìn tỷ thùng dầu không?

Ngoài ra, lý thuyết sinh vật cho rằng sinh vật phải có “cửa sổ dầu”(oil window) thích hợp trước khi chúng có thể trở thành dầu. “Cửa sổ dầu” ý là nói đến một loạt các điều kiện thích hợp để tạo thành dầu, bao gồm nhiệt độ thích hợp (140℉ đến 300℉ ~ 60°C đến 149°C) tồn tại ở độ sâu cụ thể (1 đến 2,5 dặm ~ 1.609 đến 4.023 mét).

Những người ủng hộ lý thuyết phi sinh học khác cho rằng dầu mỏ có thể là một chất nguyên thủy nổi lên từ sâu bên trong lòng đất qua các vết nứt. Do đó, dầu mỏ có thể không đến từ xác của các sinh vật sống trải qua quá trình hóa học, mà có thể giống với khí metan được tìm thấy trên các tiểu hành tinh hoặc các môi trường cằn cỗi khác.

Những người hoài nghi với ý kiến trên cho rằng khí metan là chất đơn giản hơn dầu. Quá trình hình thành hydrocarbon trong dầu phức tạp hơn, do đó logic tạo thành khí metan có khả năng không vững chắc.

Ví dụ về khai thác dầu dựa trên lý thuyết phi sinh vật

Vành đai Siljan: Ông Thomas Gold đến từ Đại học Cornell ở New York, ông mất năm 2004, là người đề xuất lý thuyết phi sinh vật. Ông đề nghị tổ chức một cuộc khoan thăm dò vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 tại một địa điểm ở miền Trung Thụy Điển được gọi là Vành đai Siljan. Về mặt sinh học, các nhà khảo sát cho rằng khu vực này không thể có dầu mỏ.

Hoạt động thăm dò dầu truyền thống chỉ giới hạn ở các bồn địa trầm tích. Người ta tin rằng khi sinh vật phù du chết, nó sẽ chìm xuống đáy nước và bị chôn vùi trong trầm tích, các vật chất trầm tích này bị ép xuống theo thời gian cho đến khi đạt được điều kiện thích hợp: cửa sổ dầu.

Mặt khác, vành đai Siljan không có nhiều chất trầm tích. Ông Thomas Gold nói rằng các trầm tích ở đó không sâu hơn 1.000 feet (300 mét) và việc khoan được tiến hành ở độ sâu từ 3 đến 7 dặm (5 đến 10km).

Mặc dù lần khoan này không tìm thấy “mỏ khí đốt tầm cỡ thế giới” như ông Thomas Gold dự đoán, nhưng đã khai thác được 80 thùng dầu, đủ để khiến ông cảm thấy mình đúng và khiến một số nhà khoa học xem xét lại quan điểm của mình. Tất nhiên, khi nhân viên đo lường cho rằng một khu vực nào đó trông có vẻ như có dầu mỏ tồn tại thì việc khoan thăm dò theo cách truyền thống không phải lúc nào cũng mang đến điều có lợi.

Tuy nhiên, những người phê bình quan điểm này cho rằng dầu thấm từ đá trầm tích ra, và ông Thomas Gold phản bác rằng: “Một lượng trầm tích ít như vậy không thể sản sinh ra sự rò rỉ dầu mỏ sau 360 triệu năm được”.

Các mỏ dầu của Ukraine: Một bài báo công bố năm 1996 có tựa đề “Ấn bản Đặc biệt về Tương lai của Dầu mỏ” (Special Edition on The Future of Petroleum) của Tiến sĩ J. F. Kenney đã trích dẫn quan điểm của giáo sư Vladilen A. Krayushkin – Trưởng ban thăm dò dầu mỏ tại viện Khoa học Dầu mỏ Ukraine, kiên định ủng hộ cho lý thuyết phi sinh học.

Ông Krayushkin cho biết: “11 mỏ dầu chủ yếu và một mỏ dầu khổng lồ được mô tả ở đây đã được phát hiện ở những khu vực mà 40 năm trước được coi là không có tiềm năng sản xuất dầu. Việc thăm dò các mỏ dầu khí này hoàn toàn tiến hành dựa trên lý luận hiện đại của Nga – Ukraine về nguồn gốc phi sinh vật học của dầu ở biển sâu”.

“Hoạt động khoan này dẫn đến kết quả nêu trên đã mở rộng sâu vào tầng đá nền kết tinh… Những trữ lượng này tương đương với ít nhất 8,2 tỷ tấn dầu (hơn 57 tỷ thùng dầu) và 100 tỷ mét khối (328 tỷ feet khối) khí đốt thiên nhiên có thể thu hồi được. Nó có thể sánh với North Slope của Alaska”.

Đảo Eugene: Năm 1995, theo tin đưa, các mỏ dầu trên đảo Eugene bang Louisiana đã tự lấp đầy trở lại sau khi cạn kiệt. Điều này khiến người ta cảm thấy thật khó hiểu. Những kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Jean K. Whelan làm việc trong chương trình thăm dò của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, dường như ủng hộ thuyết phi sinh học để giải thích điều này. Bà phát hiện ra rằng dầu có khả năng đến từ độ sâu lớn, giống như những người ủng hộ thuyết phi sinh học nói.

Một bài báo của tờ New York Times vào thời điểm đó đã giải thích: “Bà Whelan đã phát hiện ra rằng khi dầu đi từ độ sâu lớn hơn đến độ sâu nông hơn, thì thành phần của nó có sự khác biệt. Bằng cách đo lường những thay đổi hóa học phân hủy trong dầu do hoạt động của vi khuẩn ăn dầu, bà suy ra rằng dầu phun lên theo từng đợt khá nhanh từ độ sâu lớn đến các bể chứa gần bề mặt hơn”.

Bà Whelan cũng ủng hộ lý thuyết của ông Gold cho rằng vi khuẩn tiêu hóa dầu, từ đó giải thích tại sao sự hiện diện của vật liệu sinh học được tìm thấy trong dầu ở độ sâu lớn.

Quan điểm của những người hoài nghi

Giống như ông Thomas Gold, bà Jean K. Whelan cũng nhận phải những lời chỉ trích. Một trong những luận điểm chính chống lại lý thuyết phi sinh học là dầu mỏ di chuyển theo mạch nước ngầm, do đó giải thích việc phát hiện ra dầu mỏ ở những nơi không ngờ tới, những nơi không có đá trầm tích. Do đó, tính đều đặn kỳ lạ của dầu được tìm thấy trong các tầng đá khác nhau ở các niên đại khác nhau là kết quả của việc dầu di chuyển đến nơi khác.

Jean H. Laherrère, một kỹ sư kiêm nhà tư vấn dầu khí, đã đưa ra phản bác chi tiết từng điểm một về lập luận của ông Thomas Gold. Lúc này ông ấy đã qua đời và không thể phản hồi. Laherrère cho biết ông Gold chắc chắn đã biết thông tin này.

Laherrère đưa ra một lời giải thích khác thay vì phản bác trực tiếp. Đôi khi ông dường như đoạn chương thủ nghĩa xem những bình luận của Thomas Gold như những luận cứ độc lập của luận thuyết phi sinh vật. Tuy nhiên, bài viết này đưa ra sự xem xét cân bằng về các lập luận từ cả hai phía. Nhiều quan điểm của Laherrère dựa trên thực tế là dầu đã di chuyển và ông đã sử dụng điều này để giải thích các vấn đề của thuyết phi sinh học.

Sự hiện diện của một số kim loại và helium được tìm thấy trong dầu cũng được giải thích khác nhau. ​ Vì dầu phải mất hàng triệu năm để hình thành và chưa có ai chứng kiến ​​điều đó nên bất kỳ chứng cứ nào do một trong hai bên đưa ra đều khó được xác thực. Tuy nhiên, nếu lý luận phi sinh học là đúng thì nó có thể có ảnh hưởng rất lớn đối với ngành năng lượng. Nếu việc sản xuất dầu được hiệu chỉnh theo đó thì “nhiên liệu hóa thạch” có thể được coi là năng lượng tái tạo.

Thomas Gold là “dị đoan”?

Trong một bài báo của Đại học Cornell xuất bản sau khi ông Thomas Gold qua đời, tác giả dẫn lời ông Gold nói: “Tôi không thích đóng vai dị đoan…. Điều này thật khó chịu”.

Bài báo viết tiếp: “Quả thực, mặc dù ông ấy thường chịu phải nhiều thách thức gay gắt, nhưng nhiều ý tưởng khác người và cũng là cuồng nhiệt nhất của Thomas Gold đã có được một kết cục thú vị, đó là chúng đã được chứng minh là đúng”.

Một số lý thuyết của ông, chẳng hạn như lý thuyết về cơ chế thính giác của tai người, tính chất của các sao xung (pulsar) trong vũ trụ và sự hiện diện của bụi đá mịn trên Mặt Trăng, đã bị chế giễu trong nhiều thập niên trước khi chúng được chứng minh và chấp nhận rộng rãi.

Ông Thomas Gold được so sánh với nhà thiên văn học nổi tiếng Carl Sagan. Sau khi Sagan bị từ chối làm việc tại Harvard vào năm 1968, Thomas Gold đã đưa ông đến đại học Cornell. Bài báo của đại học Cornell trích dẫn lời của Keay Davidson trong cuốn tiểu sử về Sagan năm 1999 của ông: “Thomas Gold tập trung thể hiện thái độ cởi mở của đại học Cornell đối với các thiên tài tương tự khác”.

Bài viết gốc “Liệu nhiên liệu hóa thạch có thực sự được sản xuất tái tạo bên trong Trái Đất? Một số nhà khoa học đưa ra giả thuyết về nguồn gốc “Phi sinh học” của dầu” (Is Fossil Fuel Actually Produced Renewably Inside the Earth? Some Scientists Theorize “Abiotic” Origins of Oil) đã được đăng trên trang The Epoch Times tiếng Anh.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/279972



Ngày đăng: 11-10-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.