“Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn” cảm động khán giả Boston: Chính nghĩa sẽ chiến thắng
[ChanhKien.org]
Tại “Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn” ở Boston hôm 18 tháng 8, các học viên Pháp Luân Công địa phương đã giải thích nội dung các bức tranh cho khán giả. (Ảnh: Lưu Cảnh Diệp/The Epoch Times)
Cô Aubrey, một du khách đến thăm công viên Boston Common cho biết: “Khi nhìn những bức tranh này, trong tâm tôi cảm thấy rất xúc động. Đến khi hiểu được câu chuyện có thật đằng sau, quay lại ngắm nhìn những bức tranh ấy, cảm giác thực sự khác biệt. Những Thiên sứ hạnh phúc, ác quỷ, tất cả những chi tiết, khung cảnh được khắc họa trong tranh, tôi cảm nhận được tất cả đều có nội hàm trong đó. Tôi cảm thấy chúng thực sự rất đẹp”. Những gì cô Aubrey đang miêu tả là những bức tranh trong “Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn” ở địa phương.
Triển lãm nghệ thuật này do Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp New England tổ chức tại Boston Common từ ngày 18 đến ngày 25 tháng 8. Nhiều du khách đã dừng lại ngắm tranh và bày tỏ cảm xúc với các tình nguyện viên hướng dẫn tham quan.
Triển lãm nghệ thuật này trưng bày khoảng 20 phó bản tranh sơn dầu của các học viên Pháp Luân Công, chẳng hạn như bức “Thiên nhân hợp nhất” thể hiện bầu không khí tường hòa thù thắng lúc các học viên Pháp Luân Công đang luyện các bài công pháp; bức “Nước mắt của một cô nhi” miêu tả bi kịch ở nhân gian do cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gây ra; hay bức tranh miêu tả các học viên Pháp Luân Công phương Tây không sợ thời tiết giá lạnh, vẫn “nhẫn” để truyền chân tướng, v.v.
Du khách dừng lại xem “Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn” ở Boston Common hôm 18/8. (Ảnh: Lưu Cảnh Diệp/The Epoch Times)
Quan niệm ‘thiện ác hữu báo’ gây tiếng vang
Cô Aubrey, người đã xem triển lãm nghệ thuật hôm 18/8, cho biết cô thường không có nhiều cảm xúc khi xem tranh, nhưng lần này thì khác. Cô cảm thấy quan niệm ‘thiện ác hữu báo’ mà các bức tranh truyền tải khiến cô vô cùng xúc động. Cô cũng tán thành quan niệm này.
Một trong những tác phẩm khiến cô có ấn tượng sâu sắc là tác phẩm “Định vị trí” của giáo sư Trương Côn Luân. Bức tranh này miêu tả những cảnh tượng từ các cấp độ khác nhau của thế giới nhân gian, Thiên quốc và Địa ngục. Ở nhân gian, các học viên Pháp Luân Công không sợ sinh tử, họ đi đến Quảng trường Thiên An Môn để kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại nhưng đã bị cảnh sát ĐCSTQ đánh đập tàn bạo. Trong khảo nghiệm sinh tử, các học viên Pháp Luân Công vẫn kiên định với đức tin của mình, cuối cùng được đến thế giới Thiên quốc tươi đẹp. Còn những kẻ ác bức hại họ, dù có hoành hành được một thời gian thì cuối cùng cũng bị đọa xuống Địa ngục để trả giá cho tội ác của mình.
Anh Walter, sống ở Arlington, Massachusetts, cũng dừng lại rất lâu để xem triển lãm nghệ thuật vào chiều ngày 18/8. Anh cho biết, bản thân rất ấn tượng với các khái niệm về Thiên quốc, Địa ngục, thiện ác hữu báo được đưa vào các bức tranh. Anh than thở rằng trên thế giới hiện nay có quá nhiều chuyện xấu xảy ra khiến nhiều người phải sống trong đau khổ. Vì vậy, anh hiểu rất rõ những cảnh tượng được thể hiện trong bức tranh, người xấu làm việc ác sẽ bị đọa vào Địa ngục.
“Cô ấy (tình nguyện viên) đã giải thích cho tôi những gì đang xảy ra ở Trung Quốc. Điều này rất đáng sợ”. Anh Walter cảm khái nói về cuộc đàn áp tàn bạo của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công.
Tại “Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn” ở Boston hôm 18/8, các học viên Pháp Luân Công địa phương đã giải thích các bức tranh cho khán giả. (Ảnh: Lưu Cảnh Diệp/The Epoch Times)
Một du khách khác tên là Carson cho biết: “Đây không chỉ là một cuộc triển lãm tranh mà là cả một bài học. Đằng sau mỗi bức tranh đều ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc”.
Anh Carson cho biết anh hiểu rất rõ các học viên Pháp Luân Công. Anh nói rằng việc đứng lên vì những gì bạn tin tưởng là điều hoàn toàn đúng đắn. “Bởi vì cuối cùng chính nghĩa sẽ chiến thắng, dù ở thế giới vật chất này hay không. Bởi vì như những gì được thể hiện trong các bức tranh, mọi thứ xảy ra trong thế giới vật chất này cuối cùng sẽ được hồi báo sau khi chúng ta qua đời”, anh Carson nói.
Về trình độ nghệ thuật của những bức tranh tại cuộc triển lãm, anh Carson cho biết: “Từ góc độ nghệ thuật, những bức tranh này tuyệt đối là vô song và xuất sắc”.
Sau khi xem triển lãm nghệ thuật, nhiều du khách đã ký tên bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với các học viên Pháp Luân Công. Trong cuộc triển lãm vào ngày 20/8, một số du khách sau khi đến xem triển lãm nghệ thuật một mình đã tập hợp các thành viên trong gia đình mình cùng đến để xem tranh và ký tên ủng hộ.
Các học viên Pháp Luân Công ở Boston nói với khách du lịch về trải nghiệm bức hại của các học viên ở Trung Quốc đại lục. (Ảnh: Lưu Cảnh Diệp/The Epoch Times)
Triển lãm Nghệ thuật truyền cảm hứng và giúp mọi người khởi thiện niệm
Anh Trần, một thanh niên người Trung Quốc đến công viên hôm 18/8, đã dừng lại xem và tìm hiểu rất kỹ nội dung của từng bức tranh. Anh nói: “Tất cả các bức tranh dường như là một tổng thể và đang truyền tải một thông điệp chung”.
Người bạn Victoria đi cùng anh cũng cho biết: “Những bức tranh này truyền cảm hứng rất mạnh mẽ. Trong các bức tranh đến từ các quốc gia khác nhau, tôi thấy phương thức biểu đạt có ý nghĩa tượng trưng giống nhau, nhưng tôi vẫn cảm thấy chúng rất mới lạ và độc đáo. Đây là giá trị chân chính mà tôi cảm nhận được”.
Cô Lưu, một học viên Pháp Luân Công, người tình nguyện làm hướng dẫn viên du lịch trong công viên ngày hôm đó, cho biết thông qua triển lãm nghệ thuật, cô hy vọng có thể truyền tải tới mọi người về vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại tàn khốc đang diễn ra ở Trung Quốc đại lục.
“Có một họa sĩ bị giam ba tháng, bị tra tấn về tinh thần và thể xác. Anh ấy đã đem trải nghiệm này vẽ ra. Từ ‘Đàn áp’ được viết rất lớn trên bức tường cao phía sau nhà tù. Anh ấy muốn nói với mọi người rằng: Đây là những gì tôi đã trải qua và những gì vẫn đang xảy ra ở Trung Quốc”, cô Lưu nói.
(Nguồn: The Epoch Times)
Ngày đăng: 26-08-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.