Một chút thiển ngộ và suy nghĩ sau khi học Kinh văn “Pháp nạn”



Tác giả: Tâm Lộ

[ChanhKien.org]

1. Nghiệp lực

Trong quá trình học Kinh văn “Pháp nạn” đã giúp tôi hiểu rõ một số nghi hoặc trước đây. Ví dụ như Sư tôn là đến để Chính Pháp, tất cả những điều trong Chính Pháp đều do Sư tôn nói mới được tính. Vậy thì tại sao Sư tôn lại muốn giúp chúng sinh gánh chịu nghiệp lực? Sư tôn đã chịu rất nhiều thống khổ và đau đớn rồi! Vậy những nghiệp lực đó có thể không tính đến không?

Cũng trong quá trình học Kinh văn “Pháp nạn”, tôi đột nhiên minh bạch rằng, điều này có liên quan đến nguồn gốc của sinh mệnh chúng ta. Khi chủ nguyên thần của chúng ta sinh ra, chúng ta có công – do đức tạo thành tương xứng với tầng thứ đó. Và trong quá trình chúng ta hạ xuống tầng tầng, đời đời chuyển sinh, có một bộ phận đức đã chuyển hóa thành nghiệp lực. Nếu phần nghiệp lực này không tính đến nữa, thì phần đức còn lại không đủ để tăng trưởng công khiến chúng ta có thể trở về vị trí tiên thiên sở tại của chúng ta.

Vì vậy, Sư phụ đã lấy đi nghiệp lực cho đệ tử, Sư phụ lấy đi nghiệp lực cho chúng sinh. Sư phụ dùng Thần thể của mình để tiêu trừ tội nghiệp cho chúng sinh, hoàn lại cho đệ tử, hoàn lại cho chúng sinh phúc báo, sinh mệnh, cũng như sự phồn vinh và huy hoàng của tầng tầng vũ trụ.

Những nghiệp lực mà chúng ta tạo ra, trước nay chưa từng được tính đến. Về việc tiêu nghiệp, cái nghiệp đó không phải tự nhiên tiêu đi, mà là Sư phụ đang gánh chịu.

Vậy thì, phần nghiệp lực còn lại để cho chúng ta tự tiêu thì sao?

Từ Kinh văn “Pháp nạn”, tôi lý giải rằng, phương thức tiêu nghiệp mà Sư phụ an bài cho chúng ta là tiêu trừ tội nghiệp trong khi cứu độ chúng sinh. Vì sao cứu độ chúng sinh lại có thể tiêu trừ tội nghiệp? Ví dụ, trong lịch sử chúng ta đã từng sát sinh, vậy thì sẽ an bài cho chúng ta trong quá trình giảng thanh chân tướng mà cứu những sinh mệnh này, đây chính là phương thức tiêu nghiệp và thiện giải tốt nhất mà Sư phụ mong muốn.

Vậy chúng ta đã xứng đáng với sự khổ tâm an bài của Sư phụ hay chưa? Chúng ta đã dùng từ bi và thiện hồng đại tương ứng để giải khai tất cả những điều đó chưa?

2. Nghiệp lực mới

Tôi hiếm khi xem video, nhưng thỉnh thoảng sẽ xem kênh truyền thông của đồng tu làm. Về chiến tranh, tôi nhớ tôi có đọc vài đoạn bình luận khiến tôi rất kinh ngạc. Khi miêu tả bi kịch xảy ra ở Đại Lục, thì họ dùng giọng điệu giống như chế nhạo…, tôi không nhắc lại ở đây nữa.

Từ những lời này, tôi không nhìn thấy được sự từ bi của người tu luyện, tôi đã xem một số bình luận, đến người thường cũng cảm thấy những lời này không phù hợp, nhưng đồng tu dường như không cảm thấy có gì đó không phù hợp.

Vậy có phải các đồng tu cố ý viết những lời không phù hợp này? Tôi không nghĩ như vậy. Nhưng khi viết những lời này, chắc hẳn họ đã quên Sư phụ và quên bản thân mình là đệ tử Đại Pháp.

Nếu trong mọi chuyện chúng ta lúc nào cũng có thể đứng ở góc độ của Sư phụ mà suy xét vấn đề: Sư phụ trân quý tất cả chúng sinh, vậy chúng ta sẽ nghĩ được rằng, những sinh mệnh trẻ tuổi ra đi trong chiến tranh, họ đã chờ đợi suốt 200 triệu năm, đó là 200 triệu năm ở trong đau khổ từ đời này sang đời khác, họ đã chờ đợi đến khi Đại Pháp hồng truyền vào kiếp này. Đáng lẽ họ nên được ngồi trong một nhà hát sang trọng được ShenYun cứu độ; đáng lẽ họ nên được ở điểm chân tướng, đại biểu cho một phương thiên thể của họ, mà ký tên của họ một cách trang trọng để phản cuộc bức hại.

Thậm chí, Sư phụ từng giảng:

“Trước đây tôi đã giảng, tôi nói rằng trên thực tế hết thảy những gì phát sinh tại xã hội người thường, hiện nay, đều là do tâm các đệ tử Đại Pháp tạo thành. (Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia ở Mỹ quốc năm 2002).

Nếu chúng ta có tâm từ bi lớn như vậy, có lẽ cựu thế lực cũng không thể mượn được cớ gì mà phát động những cuộc chiến tranh này.

Nếu chúng ta có thể nghĩ vấn đề như vậy, thì khi viết về chiến tranh, chúng sinh chắc chắn sẽ thấy được lòng thương xót của chúng ta từ việc lựa chọn từ ngữ và câu văn. Khi viết tin tức về Đại Lục, những chúng sinh chưa minh bạch chân tướng sẽ không cho rằng chúng ta đang bôi nhọ Trung Quốc, mà là thực sự đang lên tiếng thay cho những người dân đang chịu đựng khổ nạn ở nơi đó; những bài viết mà chúng ta viết phản ánh cảnh giới sinh mệnh chân thực của chúng ta, mỗi chữ chúng ta viết đều xuất ra công thuần chính, đều có thể khởi tác dụng thanh trừ tà ác, cứu độ chúng sinh, tiêu trừ tội nghiệp.

Sư phụ giảng:

“Giữa khí với nhau không có tác dụng chế ước”. (Chuyển Pháp Luân)

Ma quỷ phá hoại chính Pháp trong tam giới đều là tà linh cộng sản, tà linh cộng sản là do “hận” cấu thành, cách để phá giải hận không phải dùng hận mà dùng yêu thương. Nếu chúng ta không thể buông bỏ thù hận kia từ trong tâm thì thực ra chúng ta đang đứng về phía đối lập với Sư phụ, đang truyền năng lượng cho tà linh cộng sản.

Cần biết rằng chúng ta không chỉ là nhà bình luận của thế giới này. Khi chúng ta hình thành một niệm, khi ngôn hành của chúng ta vừa xuất ra, chúng ta cũng đồng thời đang bị Pháp lý của vũ trụ, bị chúng Thần phán xét.

Bởi vì không đủ từ bi nên một số tiết mục, một số bài viết không khởi được tác dụng cứu độ chúng sinh, thiện giải oán hận, thậm chí còn đẩy chúng sinh ra xa hơn. Những lỗi lầm mới chúng ta phạm phải trong tu luyện hoặc phần nghiệp lực mới đáng sợ đã tạo ra, lại là Sư phụ giúp chúng ta gánh chịu. Sự khinh mạn và thiếu trân quý đối với tài nguyên Đại Pháp cũng trở thành cái cớ để ma quỷ hủy diệt chúng sinh và tạo ra ma nạn.

3. Đồng tâm

Mỗi ngày không tinh tấn, mỗi quan không vượt qua được, giảng chân tướng không hiệu quả, đi sai đường, đều là đang tích lũy nghiệp lực. Nợ thì phải trả, đây là Thiên lý. Đệ tử không hoàn trả được thì chủ nợ sẽ đòi Sư phụ. Sư phụ vì để bảo vệ đệ tử và chúng sinh mà gánh chịu nghiệp lực. Vì độ một đệ tử bị tắc nghẽn mạch máu não mà Sư phụ đã phải uống một bát thuốc độc. Điều chủ nợ đó muốn là sự thống khổ của Sư phụ, thống khổ mà Sư phụ gánh chịu khiến chủ nợ đó hài lòng.

Mà chúng sinh trong vũ trụ nhiều vô kể, chúng sinh thời mạt kiếp lại nợ những món nợ khác nhau với những mức độ khác nhau. Vậy nếu điều những chủ nợ kia muốn là sức khỏe của nhục thân, danh dự, trí huệ, vẻ ngoài trẻ trung của Sư phụ thì sao?

Sư phụ giảng:

“Vì cứu chúng sinh, Ngài đã hy sinh tất cả những gì mình có”. (Tại sao muốn cứu độ chúng sinh).

Tôi nghĩ chúng ta có thể hoàn toàn không dám nghĩ một cách cẩn thận xem “tất cả” thứ đó là những gì? Sư phụ đã lấy từ bi lưu lại cho đệ tử, còn những hiểm ác kia trong Chính Pháp thì Sư phụ trước giờ đều không nói với đệ tử.

Trước đây khi đọc câu chuyện tu luyện của Đức Phật Milarepa, tôi rất cảm động trước sự kiên định cầu đạo của Ngài. Bây giờ khi đọc lại câu chuyện Phật Milarepa, tôi đã rơi nước mắt trước sự gian khổ của Thượng sư Marpa Lotsawa.

Những sư phụ độ nhân, họ ở địa vị cao, xung quanh không ai có thể đạt được cảnh giới của họ, phóng tầm mắt ra xa cũng đều là những chúng sinh đang trông chờ họ cứu độ, nhưng những chúng sinh này lại không thể thực sự hiểu được họ.

Khi ông nhận một đệ tử cũng đồng thời ông đã gánh chịu nghiệp lực cho đệ tử này. Nghiệp lực là thứ mà đến Thần cũng thấy sợ. Milarepa từng giết chết nhiều người như vậy, vô số ân oán đó đều cần ông đi giải quyết.

Milarepa đã phải chịu rất nhiều khổ, nhưng cái khổ này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Còn cái khổ vô hình và còn nhiều cái khổ hơn nữa thì đều là sư phụ của ông gánh chịu. Milarepa kỳ thực cũng không hiểu được sư phụ của ông, ông có thể hiểu được lòng tốt của sư mẫu đối với ông, nhưng lại không hiểu được lòng tốt của sư phụ đối với ông. Ông có khả năng chịu khổ đến kinh ngạc, nhưng ông lại không biết chịu những cái khổ này thì có ý nghĩa gì.

Sư phụ vì để đệ tử hoàn nghiệp mà thiết lập nhiều quan như vậy, quan mà lớn, trong tâm Sư phụ cũng không biết liệu đệ tử có thể qua được không. Quan nhỏ thì làm sao giải quyết được những vấn đề lưu lại từ đời đời kiếp kiếp và đặt định ra những phúc phận lâu dài cho tương lai của đệ tử?

Mặc dù một “đệ tử túc thiện tốt” như Milarepa (túc thiện là thiện căn, công đức tích từ kiếp trước), nhưng Thượng sư Marpa cũng phải trải qua bao gian khổ để tẩy tịnh cho ông. Sư phụ của chúng ta, điều mà Ngài đối diện là toàn bộ vũ trụ cũ của thời mạt kiếp, chúng ta đã bao giờ nghĩ về khối nghiệp lực to lớn đó chưa? Sự gian khổ đó lớn đến nhường nào? Vào thời đầu khi chúng ta hạ thế, chắc hẳn chúng ta đã đến đây với mong muốn chia sẻ gánh nặng với Sư phụ, chứ không phải đến để đắc được lợi ích gì từ Đại Pháp. Nếu đến bây giờ, là đệ tử, chúng ta vẫn chưa thể thực sự trưởng thành để chia sẻ gánh nặng với Sư phụ, vẫn tiếp tục khiến Sư phụ lo lắng vì chúng ta, thì Sư phụ sẽ vất vả biết bao? Khó khăn biết bao?

Sư phụ giảng:

“Kỳ thực tôi biết trong lúc chúng ta cứu người, vẫn còn có 15% nghiệp lực chưa được tiêu trừ, đấy là những gì lưu lại sau hơn 20 năm cứu độ chúng sinh, rất cự đại, tôi biết. Bởi vậy, sự gánh chịu và áp lực cự đại mà tôi cần đối mặt, sẽ từng cái liên tiếp đến”. (Pháp nạn).

Nếu Sư phụ cũng phải chịu đựng khổ nạn giống như những vị Giác giả độ nhân trong lịch sử, thì đó chính là sự xấu hổ của tất cả các đệ tử Đại Pháp, cũng là sự thất bại trong tu luyện của chúng ta.

Sư phụ giảng:

“Cũng chính là nói, từng thành viên trong Đại Pháp đều đang phản bức hại”. (Pháp nạn).

Trước đây chúng ta đã từng đồng lòng từ nơi sâu thẳm của thương khung đến đây. Bây giờ chúng ta hãy dùng những công phu bao năm qua để cùng nhau bước ra khỏi Pháp nạn. Vậy làm thế nào để làm điều đó? Tôi nghĩ, các đồng tu ở các trạng thái tu luyện khác nhau, đảm nhiệm những hạng mục khác nhau sẽ có những lý giải khác nhau. Không cần sốt ruột, miễn là cái tâm của chúng ta ở cùng một chỗ, chúng ta sẽ tạo nên sức mạnh tổng thể.

4. Bước ra khỏi ma nạn

Trước đây khi xem phim “Harry Potter”, tôi không hiểu kết cục của nó. Một mảnh linh hồn của Voldemort bị vỡ và trở thành một bộ phận trong thân thể của Harry, Harry Potter phải cùng Voldemort đồng quy vu tận (chết cùng) mới có thể thật sự giết chết được Voldemort. Điều này có vẻ như là một vấn đề khó và không có cách giải quyết, nhưng cuối cùng, mảnh linh hồn ấy của Voldemort hoàn toàn bị tách ra, còn Harry thì an nhiên vô sự, cậu ấy đã hoàn toàn trở thành chính mình. Chính “yêu thương” đã thay đổi tất cả.

“Yêu thương” vì sao có thể thay đổi mọi thứ?

Trong khi học Kinh văn “Pháp nạn”, tôi đột nhiên minh bạch rằng: thật ra, hiệu trưởng Dumbledore vẫn luôn biết cách tách biệt ma tính, nhưng ông không thể nói, mà có nói thì cậu bé Harry cũng không hiểu được.

Trong quá trình Harry dần trưởng thành, hiệu trưởng Dumbledore vẫn luôn bên cạnh giúp đỡ cậu hết thảy những điều hữu hình lẫn vô hình, nhưng Harry vẫn cần tự mình bước đi trên con đường sinh mệnh đó. May mắn thay Harry rất cừ, sự trưởng thành của cậu đã vượt xa những dự đoán. Điều Voldemort cầu mong là vĩnh viễn tồn tại, còn Harry Potter vì để cứu những người mà cậu yêu thương, cậu có thể buông bỏ chính sinh mệnh trẻ trung của mình.

Đó là một niệm, đồng thời cũng là ranh giới không thể vượt qua giữa sinh mệnh và sinh mệnh. Trước một tâm hồn trong sáng và quang minh, thì ma tính sẽ không thể nào tiến nhập được vào trong thân thể chúng ta.

Sư phụ muốn cứu độ chúng sinh đến vũ trụ mới, độ khó vượt xa hẳn việc tái tạo sinh mệnh. (“Tôi” vẫn là “tôi”, nhưng “tôi” lại không còn là “tôi” kia nữa.) Vì để gánh chịu phần lớn nghiệp lực cho chúng ta, Sư phụ có thể làm cho chúng ta rất nhiều rất nhiều điều, nhưng làm thế nào để bóc tách được ma tính vị tư vị ngã của cựu vũ trụ từ thân thể chúng ta ra, để chúng ta trở thành một sinh mệnh vị tha thuần tịnh của vũ trụ mới, con đường hồi thiên này chúng ta buộc phải tự mình bước đi.

Sư phụ giảng:

“Thực ra Từ Bi là năng lượng rất to lớn, là năng lượng của Chính Thần. Càng Từ Bi thì năng lượng càng lớn, các thứ bất hảo đều bị giải thể rớt cả”. (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009).

Là ma tính chiêu mời ma quỷ đến, cũng chính là ma quỷ tạo ra những ma nạn đó.

Dùng Phật tính để hóa giải ma tính, dùng từ bi để thiện giải ma nạn.

Sư phụ giảng:

“Khi tâm từ bi của chúng ta xuất hiện, có thể thấy rằng chúng sinh đều khổ, thấy ai cũng khổ; sẽ xuất hiện vấn đề này”. (Chuyển Pháp Luân).

Mỗi người chúng ta đều có thể dùng câu Pháp này để tự xét bản thân mình, khi ma quỷ đang chực chờ như hổ đói, nếu chúng ta vẫn chưa thể tu xuất ra được sự từ bi có thể thiện giải trường ma nạn này, điều đó nói lên rằng sự tu luyện của chúng ta đã bị rớt lại khá xa rồi.

5. Học cách làm đệ tử lại từ đầu

Tu luyện bị rớt lại, có lẽ là vì chúng ta đã quên mất những điều rất quan trọng, ví dụ như: quên cách làm đệ tử thế nào rồi.

Đúng vậy, trong những năm tháng dài đằng đẵng, sinh mệnh sẽ dần quên hết mọi thứ, quên đi nguồn gốc, quên cả lối về, quên cả việc làm đệ tử như thế nào.

Khi xem “Phong Thần Diễn Nghĩa”, có một đoạn khiến tôi ấn tượng nhớ mãi không quên:

“Chân nhân gọi lớn: ‘Na tra, ngươi mau đi đi! Tứ hải Long vương đã tấu lên Ngọc đế, đến đòi cha mẹ ngươi rồi’. Na Tra nghe thấy lời này, nước mắt lã chã, khẩn cầu Chân nhân rằng: ‘Xin Sư phụ từ bi với song thân của đệ tử! Con gây tai họa, liên lụy phụ mẫu, tâm này sao an’. Nói rồi cất tiếng khóc lớn. Chân nhân thấy Na Tra như thế, ghé tai nói nhỏ: ‘… Thế này, thế này, có thể cứu được phụ mẫu ngươi qua tai ách này’. Na Tra khấu đầu cảm tạ, xong liền độn thổ trốn đến Trần Đường Quan”.

Khi ấy tôi đọc đến “khấu đầu cảm tạ”, nội tâm thật sự chấn động. Từ phần sau đoạn văn có thể phân tích như sau, nội dung mà Thái Ất Chân nhân ghé sát tai Na Tra nói: “Mổ bụng, móc ruột, rút xương, hoàn trả phụ mẫu, không còn liên lụy song thân”. Cũng chính là nói, Thái Ất Chân nhân khuyên Na Tra xả bỏ nhục thân của cậu. Na Tra không chút do dự, phản ứng đầu tiên của cậu là “khấu đầu cảm tạ”, tín tâm của cậu, sự cảm ân của cậu đối với sư phụ cũng giống như bản năng của sinh mệnh của cậu. Khi sư phụ cho cậu Pháp bảo, cậu tin vào sư phụ; khi sư phụ muốn cậu xả bỏ nhục thân, cậu vẫn tin vào sư phụ; niệm đầu của cậu sau khi nhục thân chết đó là đi tìm sư phụ. Sinh và tử, không thể ngăn cách được tín tâm của cậu đối với sư phụ.

Đây là cách Na Tra làm đệ tử. Đây cũng là bản năng tự nhiên như hơi thở, là điều quý giá nhất của sinh mệnh khi chúng ta thời đầu hạ thế – điều mà chúng ta đã dần quên theo những năm tháng dài đằng đẵng.

Nếu không thì làm sao chúng ta có thể tu luyện đây? Tu luyện là Sư phụ đang dẫn dắt đệ tử vượt qua trùng trùng thiên môn! Trùng trùng thiên môn, trùng trùng quan sinh tử, chỉ cần hơi do dự một chút là sẽ buông tay Sư phụ mà rơi xuống vực thẳm.

Nếu có thể giống như Na Tra, luôn luôn cảm thấy biết ơn đối với Sư phụ, vậy thì cần tu luyện như thế nào?

Sư phụ giảng:

“Mọi người nghĩ xem, bản thân hoàn cảnh đó, phải chăng xã hội nhân loại chính là một trường tu luyện được cung cấp cho đệ tử Đại Pháp?” (Giảng Pháp ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới [2014]).

Vậy thì không chỉ trong quá trình học Pháp, mà trong từng phút, từng giây của cuộc sống, chúng ta có đang kính cẩn lắng nghe theo chỉ dạy của Sư phụ chưa? Kỳ thực tất cả mọi thứ trong trường không gian này, chẳng phải đều có thể được coi là công cụ mà Sư phụ dùng để chỉ dạy chúng ta sao?

Trong đó có một loại công cụ vô hình. Sư phụ giảng:

“Họ ăn thịt vào liền bị đau bụng, không ăn [thịt] thì không đau; sẽ xuất hiện trạng thái này, nghĩa là không được ăn [thịt] nữa”. (Chuyển Pháp Luân).

Khi đó, đau chính là sự chỉ dạy và cảnh tỉnh của Sư phụ, khi đau, cũng giống như Na Tra sẽ khấu đầu cảm tạ Sư phụ.

Có một loại công cụ là vô hình, ví dụ trong giảng Pháp Sư phụ nhắc đến quả táo, căn phòng. Đó đều là công cụ mà Sư phụ dùng để dạy chúng ta buông bỏ tâm chấp trước, mà tâm chấp trước là gì? Nó chính là lực hấp dẫn sẽ vây hãm chúng ta trong các tầng thứ khác nhau của cựu vũ trụ. Chính việc buông bỏ sẽ khiến cuộc sống của chúng ta ung dung hơn. Chính lòng biết ơn Sư phụ sẽ khiến việc buông bỏ trở nên dễ dàng hơn.

Đôi khi cần một sự việc nhỏ để bộc lộ ra tâm chấp trước. Ví dụ mâu thuẫn giữa đồng tu với đồng tu. Những khung hình biểu hiện ra trong mâu thuẫn đều vô cùng quý giá, giúp chúng ta từ đó có thể suy xét và nhìn ra những thiếu sót của bản thân. Đây cũng là một loại hình thức chúng sinh “cứu độ lẫn nhau” mà tôi lý giải. Lúc này chúng ta không chỉ phải khấu đầu cảm tạ an bài của Sư phụ, mà chúng ta còn cần thật lòng cảm ơn đồng tu đã tạo ra “phiền phức” cho chúng ta.

Nếu chúng ta có thể nhận thức tu luyện của bản thân như vậy, nếu chúng ta có thể ôm giữ thiện niệm như vậy đối với chúng sinh, với đồng tu, với vạn vật, thì có chấp trước gì mà không thể buông bỏ được chứ? Có ma nạn nào mà không thể thiện giải được? Có mâu thuẫn nào mà không thể hóa giải?

Trong quá trình chúng ta làm ba việc ngày này qua ngày khác, cũng giống như việc ông Milarepa xây nhà, phá nhà, trong ma nạn, trong thống khổ, chúng ta tạm thời không thể thấy được ý nghĩa to lớn đằng sau. Chợt nhìn lại, mới bàng hoàng nhận ra “thuyền nhẹ đã qua vạn trùng sơn”. Cuối cùng hiểu rằng, căn nhà đó là xây cho mình, nghiệp lực đó là tiêu cho mình.

Làm đệ tử thì chỉ có cảm ân đối với Sư phụ!

Đệ tử khấu đầu cảm tạ Sư tôn!

Lưu ý: Bài viết này là một chút thiển ngộ và suy ngẫm trong trạng thái tu luyện của tôi hiện nay, xin được thảo luận với các đồng tu.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/292113



Ngày đăng: 30-08-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.