Cuốn sách “Hạt giống vàng” kể lại câu chuyện Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan



[ChanhKien.org]

Ngày 16/11/1997, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, Đại sư Lý Hồng Chí giảng Pháp tại trường tiểu học Tam Hưng, Đài Bắc, Đài Loan.

Nhà xuất bản Bác Đại đã cho xuất bản cuốn sách “Hạt giống vàng”, kể lại câu chuyện về một Đại Pháp tu luyện Phật gia thượng thừa, do Đại sư Lý Hồng Chí – nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp truyền thụ, đã được hồng truyền tại Đài Loan như thế nào. Những câu chuyện thần kỳ, siêu thường này ai đọc cũng sẽ thấy say mê và khiến người ta cảm thấy vô cùng kinh ngạc.

Năm 1992, Pháp Luân Đại Pháp được truyền ra ở Trường Xuân.

Năm 1995, Đài Loan thành lập “điểm luyện công” đầu tiên.

Lớp giảng Pháp Luân Công Trung Quốc kỳ thứ hai được khai giảng tại Tế Nam vào ngày 21/6/1994, ảnh chụp chung của Sư phụ Lý Hồng Chí (thứ hai bên trái) cùng vợ chồng ông Trịnh Văn Hoàng (đầu tiên bên trái), bà Hà Lai Cầm (thứ tư bên trái) đến từ Đài Loan. (Ảnh do nhà xuất bản Bác Đại cung cấp)

“Chỗ chúng tôi có vị Đại sư Lý Hồng Chí từ núi Trường Bạch đến, có thể chữa trị các chứng bệnh nan y hiểm nghèo vô cùng thần kỳ, các vị mau làm thủ tục qua đây đi!” Hai vợ chồng học viên Đài Loan – ông Trịnh Văn Hoàng và bà Hà Lai Cầm – hồi tưởng lại ngày 21/6/1994 đã đến Tế Nam, Sơn Đông tham gia lớp giảng Pháp chín ngày. Họ lúc đó do nghe theo lời kêu gọi của người thân ở Trung Quốc đại lục, từ đó đã mở ra một “Hành trình thần kỳ”, vào ngày giảng Pháp đầu tiên của Thầy Lý, trên lối đi vào lễ đường có một cậu bé khoảng ba tuổi đang nằm, có người nói rằng đây là một người thực vật. Ngày thứ hai cậu bé vẫn nằm trên đất, đến ngày thứ ba cậu bé đã có thể vui vẻ thoải mái nhảy nhót chơi trên lối đi.

Ảnh bìa cuốn sách “Hạt giống vàng” (do nhà xuất bản Bác Đại cung cấp)

Cùng năm đó vợ chồng ông Trịnh Văn Hoàng may mắn tham gia lớp giảng Pháp Luân Công cuối cùng tại Trung Quốc đại lục. Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công), bắt đầu mở lớp vào ngày 13/05/1992 tại Trường Trung học số 5 thuộc thành phố Trường Xuân, Cát Lâm, cho đến lớp cuối cùng vào ngày 21/12/1994 tại nhà thi đấu Quảng Châu. Trong khoảng thời gian này Đại sư đã mở tổng cộng 54 lớp tại các nơi ở Trung Quốc. Vào một buổi tối tại Quảng Châu, khi họ đang luyện công trên tầng cao nhất của khách sạn, có học viên la lớn: “Trên trời có Pháp Luân!” Bà Hà Lai Cầm ngẩng đầu nhìn lên thấy một Pháp Luân rất lớn trên bầu trời đang xoay chuyển ngược xuôi, lúc ấy tại hiện trường có rất nhiều người kích động la lớn: “Pháp Luân! Pháp Luân! Tôi nhìn thấy Pháp Luân rồi!”

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đến từ các nơi như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Việt Nam, Australia, Mỹ, Châu Âu, tổng cộng 6300 người cùng nhau xếp thành đồ hình “Pháp Luân Đại Pháp” trang nghiêm vào ngày 28/11/2015 tại Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch, Quảng trường Tự Do. (Ảnh do Học hội Pháp Luân Đại Pháp Đài Loan cung cấp)

Ông Trịnh Văn Hoàng sinh năm 1923 tại Trung Quốc đại lục, năm 1949 ông đi theo chính phủ Quốc dân đến Đài Loan, ông xuất thân là quân nhân từng trải qua những ngày tháng chiến đấu với quân Nhật, lại lần lượt trải qua nội chiến Quốc – Cộng, chiến dịch Kim Môn (Cổ Ninh Đầu). Tính cách của ông không tốt, lại hay mắng chửi người khác, con gái nói trước đây rất khó đến gần bố mình, lúc còn nhỏ hễ nhìn thấy ông ấy thì liền nhanh chóng lẩn trốn. Sau khi tu luyện trên gương mặt khô khan vốn lạnh băng của ông bắt đầu dần nở nụ cười, tính tình ông thay đổi, đã biết nghĩ cho người khác, gia đình cũng hòa thuận hơn. Bà Hà Lai Cầm mắc chứng đau nửa đầu suốt 27 năm, chạy chữa rất nhiều danh y đều chỉ đành bó tay bất lực, sau khi tu luyện những chứng bệnh nan y của bà đều biến mất một cách thần kỳ mà không cần uống thuốc, bà ấy trong sự hân hoan được tái sinh cảm tạ Thầy Lý từ tận sâu thẳm đáy lòng.

Vào tháng 4/1995 “điểm luyện công” đầu tiên được thành lập tại Đài Loan, điểm luyện công phía trước công viên Dương Minh Sơn, trong thời gian ngắn đã có rất nhiều người tham gia. (Ảnh do bà Hà Lai Cầm/ Nhà xuất bản Bác Đại cung cấp)

Học viên Bắc Kinh thường hay gửi thư động viên ông Trịnh Văn Hoàng và bà Hà Lai Cầm: “Các bạn hãy làm theo cách làm của học viên Đại Lục, ra ngoài lập ‘điểm luyện công'”. Sau một thời gian tìm kiếm, họ chọn vị trí bên cạnh vườn hoa hình đồng hồ của công viên Dương Minh Sơn, Đài Bắc, họ cảm thấy môi trường ở đây khá tốt, không khí trong lành, lại có thể nhìn xuống toàn bộ thành phố Đài Bắc, tầm nhìn tốt. 6:30 sáng ngày 27/04/1995, hai vợ chồng treo lên tấm biểu ngữ viết tay của con gái “Pháp Luân Đại Pháp hảo” bên cạnh vườn hoa hình đồng hồ rồi bắt đầu luyện công, từ đó về sau “điểm luyện công” đầu tiên của Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan đã được thành lập.

Tất cả Pháp lý chủ yếu của Pháp Luân Đại Pháp đều nằm trong quyển sách Chuyển Pháp Luân, lấy “Chân Thiện Nhẫn” làm nguyên tắc chỉ đạo, bao gồm năm bài công pháp với các động tác hoãn – mạn – viên vô cùng ưu mỹ. Cựu thư ký trưởng của Học hội Pháp Luân Đại Pháp Đài Loan, ông Hồng Cát Hoằng từng là hội phó môn Dương thức Thái Cực Quyền, một người luyện võ thuật đến cảnh giới cao thâm như ông đã luyện đến mức “hai mạch Nhâm, Đốc” đã được đả thông. Sau khi ông hữu duyên tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, phát hiện rằng trong sách Chuyển Pháp Luân đã hoàn toàn triển hiện ra những “tâm pháp” mà trước kia ông luôn muốn biết trong võ học. Sau khi tu luyện được hai tháng ông minh bạch “điều mà Pháp Luân Công mang đến, đã vượt xa rất xa cảnh giới mà ông muốn truy cầu cả cuộc đời này”.

Người có danh tiếng lớn như Hồng Cát Hoằng, cả nhà đều là tín đồ Cơ Đốc, ông trước kia là một tín đồ Cơ Đốc lâu năm, có tính cách nóng như lửa, trong cái nhìn của người ngoại giới thì ông được công nhận là người tốt, nhưng trong gia đình khi không ai biết đến, ông đánh con trẻ rất hung dữ, mỗi lần đánh con xong lại hối hận đứng trước tượng Chúa Giê-su hối lỗi, “vừa thề xong, thấy con không ngoan, lại đánh”. Nhưng con trai ông phát hiện, sau khi luyện Pháp Luân Công, bố mình không còn đánh người nữa. Do ông Trịnh Văn Hoàng chuyển đến Nghi Lan sống, nên ông tự mở lớp chín ngày học Pháp luyện công tại nhà mình ở Đài Bắc.

“Vị bác sĩ từ Thượng Hải xa xôi đến Đài Loan, đã giúp trồng hạt giống vàng của Pháp Luân Đại Pháp”. Bà Nhiếp Thục Văn là phó chủ nhiệm khoa Tim mạch nhi tại một bệnh viện nổi tiếng, mùa xuân năm 1993 một người quá tuổi như bà kết hôn với một quý ông đến từ Đài Loan. Nhiếp Thục Văn từng tham gia nhiều lớp học khí công của Thầy Lý tại Đại Lục, hơn nữa tại hội triển lãm khí công năm 1993, bà đã tận mắt chứng kiến cả quá trình Thầy Lý trị bệnh cho một phụ nữ lớn tuổi bị bại liệt 17, 18 năm, “chỉ có 3 động tác liền có thể khiến cho người bại liệt hơn chục năm đứng lên được”.

Vào Hội triển lãm khí công năm 1993, Đại sư Lý Hồng Chí đã tổ chức ba lần báo cáo khí công sư, sau hội triển lãm Ông được trao tặng giải thưởng cao nhất “Giải thưởng biên duyên tiến bộ khoa học” cùng “Giải vàng đặc biệt” của đại hội, lại còn được trao tặng danh xưng “Khí công sư được quần chúng yêu mến nhất”. Sau hội triển lãm, những chứng bệnh lâu năm của bà Nhiếp Thục Văn như loét tá tràng, đi tiểu ra máu đã không cánh mà bay, bà ở Cao Hùng đã lập điểm luyện công đầu tiên ở Nam Đài Loan, lại cũng động viên các học viên đến Đại Lục tham gia giao lưu vào năm 1996, 1997, có tác dụng thúc đẩy việc tu luyện rất lớn; bà cũng đến Đài Bắc để chia sẻ cho các học viên Đài Loan phương pháp hồng truyền và kinh nghiệm mở “lớp học Pháp luyện công chín ngày” giống như Đại Lục.

“Một ông lão Quý Châu đến thăm người thân ở Hoa Liên, cũng đã giúp truyền đi hạt giống vàng”. Ông Trương Phổ Điền hơn 70 tuổi vào cuối tháng 11/1995, hai tay với ba túi vải chứa đầy kinh sách cùng tư liệu của Pháp Luân Đại Pháp, xuất phát từ Quý Dương, Đại Lục đến thăm gia đình người chị ở Hoa Liên, Đài Loan. Khi ông Trương Phổ Điền mang theo túi vải đáp máy bay đến Thâm Quyến Quảng Đông, lúc đi qua hải quan Trung Quốc, ông lo lắng việc mình mang theo nhiều sách đến vậy có khi nào bị nhân viên hải quan gây khó dễ không, thế mà kỳ lạ là nhân viên kiểm tra chỉ càu nhàu một câu “Toàn là quần áo”. Cứ thế, Trương Phổ Điền đã qua quan thuận lợi một cách thần kỳ.

Ông Trương Phổ Điền đến nhà người chị đã kể lại tỉ mỉ, kỹ càng về câu chuyện tu luyện Pháp Luân Đại Pháp của ông trong một năm nay, nhắc đến những hậu di chứng sau khi phẫu thuật não trước đây đều biến mất, hai vợ chồng đều tu luyện, còn cùng những người 60, 70 tuổi khác trèo đèo lội suối, đi vào các thôn trang trong núi sâu giới thiệu Pháp Luân Công. Ông nói: “Chuyến đi này có một tâm nguyện: Hy vọng ba tháng sau khi ông phải rời Đài Loan, cả nhà người chị có thể luyện công”. Cháu trai của ông, Trương Chấn Vũ cảm nhận được Pháp Luân Công khiến người ta trở nên vô tư, chính là vì muốn tốt cho người khác. Quả nhiên, ba tháng trôi qua, người nhà Trương Chấn Vũ cùng họ hàng tổng cộng 15, 16 người bắt đầu luyện công, lại còn thành lập điểm luyện công ở Hoa Liên.

Năm 1997 Đại sư Lý Hồng Chí đến Đài Loan – Đặt định nền tảng của Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan

Ngày 16 và 20/11/1997, Đại sư Lý dừng chân tại trường tiểu học Tam Hưng, Đài Bắc và Trường Trung học công nông Vụ Phong, Đài Trung giảng Pháp, lúc đó ước tính có hơn 2000 người đến nghe giảng, đặt định nền tảng của Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền ở Đài Loan. Thời điểm đó Thầy Lý tại Đài Bắc đã giảng Pháp cho mọi người khoảng năm giờ đồng hồ, sau khi giảng Pháp còn giải đáp câu hỏi cho mọi người. Đại sư nói người Đài Loan rất nghĩa khí, giữa bạn bè với nhau rất trọng nghĩa khí, đây là điểm đặc biệt chỉ có ở người Đài Loan.

Ngày 20/11/1997, nhà sáng lập Pháp Luân Công Đại sư Lý Hồng Chí giảng Pháp tại Trường Trung học công nông Vụ Phong. (Minh Huệ Net)

Ngày 17/11/1997, Đại sư Lý cùng vài vị học viên đến tham quan Bảo tàng Cố Cung, Ngài như một vị chuyên gia giảng cho các học viên về lai lịch, phương pháp sử dụng, quá trình chế tạo các văn vật vào thời xưa cùng cách thưởng thức nét đẹp,… của mỗi món văn vật, các học viên đều lắng nghe rất thích thú. Ông Hồng Cát Hoằng luôn bên cạnh Đại sư Lý vào thời đó hồi tưởng lại, có một khúc xương màu vàng mà ngay cả các chuyên gia của Viện Bảo tàng cũng không biết nguồn gốc, Thầy Lý đã nói với mọi người rằng đó là xương của rồng, cũng dạy các học viên dùng “thiên mục” để xem các lạp tử ở vi quan, chính là hình tượng của con rồng đó”.

Ngày 17/11/1997,nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, Đại sư Lý cùng các học viên chụp ảnh tập thể sau khi tham quan Bảo tàng Cố Cung (Ảnh do nhà xuất bản Bác Đại cung cấp)

Sau khi các học viên đi thăm quan bảo tàng Cố Cung với Đại sư Lý, càng thêm phần tôn kính Sư phụ, ông Hồng Cát Hoằng cảm nhận rằng: “Sư phụ thật sự có hiểu biết về hết thảy mọi thứ, đối với ngọn nguồn lai lịch của tất cả văn vật di tích lịch sử, Sư phụ đều nắm rõ như lòng bàn tay!” Ông Hồng Cát Hoằng nhớ lại thầy Lý nhắc đi nhắc lại ba lần về việc muốn đến Hồ Nhật Nguyệt, lộ trình có đi qua Nghi Lan, họ đến nhà của vợ chồng ông Trịnh Văn Hoàng. Thầy Lý nhìn thấy trên tường có treo ảnh hai vợ chồng ông Trịnh Văn Hoàng chụp khi tham gia hai lớp giảng Pháp của Sư phụ ở Đại Lục, liền xem lại từng bức ảnh một, sau đó nói: “Hơn ba năm rồi!” thì liền hỏi tình hình hồng Pháp của họ ở Đài Loan như thế nào, còn đặc biệt dặn dò rằng sau này sẽ có rất nhiều “giáo viên” sẽ đến tìm bà Hà Lai Cầm để học công, những ngày tháng sau này quả thật đúng là đã có rất nhiều giáo sư đại học đến gặp vợ chồng họ để học luyện Pháp Luân Công. Khi đoàn người đến Hồ Nhật Nguyệt đã vào nửa đêm, trước khi vào phòng nghỉ, Thầy Lý đã đặc biệt dặn dò mọi người, trước 7:00 giờ sáng mai, không ai được làm phiền Ngài. Sáng hôm sau Thầy Lý nói với ông Hồng Cát Hoằng: “Vị Thần ở Hồ Nhật Nguyệt này, vốn là một vị Thần không tệ, nhưng vì nơi đây bị khai phá quá độ, đã kinh động đến ông ấy”.

Ngay trước khi họ rời khỏi Hồ Nhật Nguyệt, vợ của ông Hồng Cát Hoằng đã nhận được một mảnh giấy viết tay của Thầy Lý, trên đó có viết một bài thơ, bài thơ ấy sau này được đặt trong cuốn sách “Hồng Ngâm”:

Nhất đàm minh hồ thủy
Yên hà ánh kỷ huy
Thân tại loạn thế trung
Nan đắc độc tự mỹ

Tạm dịch:

Một hồ nước trong sáng
Sương khói ánh lung linh
Thân ở nơi loạn thế
Khó được đẹp riêng mình

(Du Nhật Nguyệt Đàm – Hồng Ngâm)

Ông Hồng Cát Hoằng sau này được nghe Sư phụ nói, Hồ Nhật Nguyệt có tồn tại được hay không, có liên quan đến toàn bộ mắt xích của các sinh mệnh tại Đài Loan.

Ngày 21/11/2009, tại thị trấn Ngoại Phố, Đài Trung, Đài Loan (Bãi chăn nuôi thuộc Hội nông nghiệp tổng hợp nông canh tỉnh Đài Loan), trên bãi cỏ với diện tích hơn 10 hec-ta, có hơn 6000 học viên Pháp Luân Công đến từ các quốc gia Châu Á đã xếp hình ảnh bìa cuốn sách Chuyển Pháp Luân, đoái hiện, triển hiện 36 ánh hào quang vàng son rực rỡ (Ảnh: Ngô Bá Hoa/ The Epoch Times)

Trao quyền xuất bản cuốn Chuyển Pháp Luân”’

Đầu năm 1996, vì thiếu sách nên ông Trịnh Văn Hoàng đã nhờ đến sự giúp đỡ của Hội Nghiên cứu Pháp Luân Công Trung Quốc tại Bắc Kinh, sau đó Bắc Kinh đã gửi đến 100 cuốn Chuyển Pháp Luân cho Đài Loan. Vào cuối năm đó, được sự đồng ý của Bắc Kinh, bản giản thể của cuốn Chuyển Pháp Luân, sau khi được các học viên Đài Loan dùng máy tính gõ lại từng câu, từng chữ thành bản chính thể, được giao cho nhà xuất bản đem in. Cuối năm 1997, sau khi được Sư phụ Lý chấp thuận, Đài Loan đã có thể chính thức xuất bản cuốn Chuyển Pháp Luân, các học viên Đài Loan vui mừng khôn xiết, bắt đầu tích cực tìm nhà xuất bản để hợp tác.

Các học viên trong quá trình tìm kiếm nhà xuất bản cũng gặp phải một vài nhà xuất bản từ chối khéo, trước khi kết thúc chuyến viếng thăm đầu tiên với ông chủ của nhà sách Ích Quần là ông Lưu Anh Phú, họ đã tặng ông ấy một cuốn Chuyển Pháp Luân. Vào lần viếng thăm thứ hai, ông Lưu Anh Phú sau khi đọc qua một lượt cuốn sách đã nói: “Cuốn sách này rất hay, nếu có thể làm theo ‘Chân-Thiện-Nhẫn’ như trong sách viết, thì đó thực sự là một người tốt”. Nhưng tại góc độ là một người kinh doanh, ông ấy cũng thành thật nói với mọi người: “Sách rất hay, nhưng tôi không biết sau khi xuất bản sẽ bán cho thị trường nào, lượng tiêu thụ ra sao”.

Ông Lưu Anh Phú nhớ lại thời điểm chuẩn bị xuất bản cuốn Chuyển Pháp Luân, những học viên đến gặp ông đã nói: “Làm tốt sự việc này, chính là ‘công đức vô lượng’!” Bốn chữ này vào thời điểm đó đã khiến ông chấn động, ông lập tức đồng ý nói: “Nếu việc xuất bản cuốn sách Chuyển Pháp Luân này là ‘công đức vô lượng’, thế thì không cần bàn quá chi tiết nữa, các vị muốn làm thế nào thì hãy nói rõ cho tôi, tôi sẽ làm nó thật tốt”.

Ngày 5 tháng 5 năm 1998, Nhà sách Ích Quần chính thức nhận được ủy quyền xuất bản. Đầu tháng 6/1998, 2000 bản Chuyển Pháp Luân được phát hành chỉ trong một tháng đã được bán hết, hơn nữa sau lần in thứ năm, Lưu Anh Phú đã thay đổi số bản in thành mỗi lần 3000 bản, thậm chí là lên đến 6000 bản một lần in. Lưu Anh Phú nói: “Cuốn sách Chuyển Pháp Luân, đúng là quý giá!”, “Tôi luôn muốn xuất bản một cuốn sách có lợi cho mọi người, hiện tại tôi thật sự đang làm điều đó”.

Hiện tại, nhà sách Ích Quần đã được trao quyền xuất bản tất cả các sách, video và audio liên quan đến Pháp Luân Công. Mà cuốn sách Chuyển Pháp Luân và các sách liên quan khác tổng cộng là 45 cuốn, đã được dịch ra hơn 40 ngôn ngữ. Pháp Luân Đại Pháp đến ngày nay đã được hồng truyền đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 100 triệu người nhận được lợi ích cả thân lẫn tâm, nhận được sự yêu mến sâu sắc của người thuộc các chủng tộc khác nhau, các màu da khác nhau.

Ngày 24/11/2008,khoảng 5400 học viên Pháp Luân Công tại Quảng trường tự do Đài Bắc tiến hành buổi luyện công xếp chữ quy mô lớn (Minh Huệ Net)

Giáo sư ở Đài Loan lần lượt bước vào tu luyện Pháp Luân Công – các đoàn thể hội nhóm Pháp Luân Công có ở khắp nơi trong khuôn viên trường học

“Bạn được cứu rồi, tôi tìm được Pháp Luân Công rồi”. Vào trung tuần tháng 11/1996 giáo sư khoa kinh tế Diệp Thục Trinh của trường Đại học Quốc gia Đài Loan, nhận được cuộc điện thoại của Lý Vĩ, là vợ của giáo sư cố vấn của chồng cô. Lý Vĩ thông báo cho cô vào ngày 17/11 tại Nhà thi đấu Đại học Sư phạm Quốc gia có một buổi giao lưu tâm đắc thể hội về Pháp Luân Công nhất định phải tham gia. Diệp Thục Trinh là học viên đầu tiên tu luyện Pháp Luân Công của trường Đại học Quốc gia Đài Loan, căn bệnh đau đầu, đau dạ dày, mất ngủ, dính ruột, thậm chí bệnh tiểu đường từng hành hạ khốn đốn bấy lâu, sau khi cô tu luyện Pháp Luân Công không còn xuất hiện nữa.

Cô Diệp Thục Trinh nói: “Sư phụ Lý Hồng Chí là cha mẹ tái sinh tôi lần nữa, chuyển biến về sức khỏe, tâm tính được đề cao, tôi thật sự tôi vô cùng biết ơn Ngài”. Giáo sư khoa kinh tế Trương Thanh Khê của trường Đại học Quốc gia Đài Loan, giáo sư Trương Cẩm Hoa thuộc Viện Nghiên cứu Báo chí Đại học Quốc gia Đài Loan, Giáo sư Minh Cư Chính của Khoa Chính trị, và các giáo sư khác cũng lần lượt bước vào tu luyện Pháp Luân Công.

Tiền thân của “Phật học hội Pháp Luân Đại Pháp Đài Loan” là “Học hội Nghiên cứu Pháp Luân Công Đài Loan” do giáo sư Trương Cảm Hoa, Diệp Thục Trinh, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung Hoa Ngô Huệ Lâm và một số người khác phát động thành lập vào ngày 5/9/1999. Giáo sư Trương Thanh Khê giữ chức vụ chủ tịch đến năm 2014, sau đó do Giáo sư Trương Cẩm Hoa kế nhiệm, khởi một tác dụng quan trọng trong việc hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan.

Đến hiện nay trường Đại học Quốc gia Đài Loan có hai tổ chức Pháp Luân Công, bao gồm Phân hội Pháp Luân Công và Ban Hoạt động Văn hóa và Sức khỏe Đại học Quốc gia Đài Loan của các giảng viên cùng Câu lạc bộ Pháp Luân Công Đại học Quốc gia Đài Loan được thành lập vào năm 2000. Dần dần, các trường đại học khác cũng lần lượt thành lập các câu lạc bộ Pháp Luân Công chẳng hạn như Đại học Thế Tân, Đại học Chính trị Quốc gia, Đại học Quốc lập Thành Công, Đại học Cao Hùng, Đại học Khoa học và Công nghệ Hoàn cầu, Đại học Hải Dương, Đại học Đông Hải, Đại học Đông Hoa, Đại học Trung Sơn, Đại học Trung Chính, Đại học Gia Nghĩa, Đại học Văn hóa, Đại học Nghệ thuật Quốc gia Đài Loan, Đại học Trung Hưng, Đại học Trung Ương, v.v. Cơ duyên cho các thanh niên trẻ tu luyện Pháp Luân Công đã được gieo trồng tại các trường đại học và cao đẳng của Đài Loan.

Trung Cộng bức hại Pháp Luân Công, thu hoạch sống nội tạng, các học viên tích cực giảng chân tướng phản bức hại

Ngày 25/04/1999, đài truyền hình Đài Loan đưa tin, vào sáng sớm cùng ngày đã có khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Công Đại Lục đã đến “Văn phòng tín phóng” Quốc vụ viện của Trung Nam Hải ở Bắc Kinh để thỉnh nguyện. Báo cáo cho biết, sau khi hơn vạn người rời đi, đường phố sạch sẽ không có rác dù chỉ là một mẩu giấy. Cảnh tượng này khiến luật sư Chu Uyển Kỳ vô cùng ngạc nhiên về tố chất cao của những người tu luyện ấy. Sau khi đắc Pháp tu luyện, bảy khối u ở bụng dưới đã biến mất khiến cô vừa ngạc nhiên lại vừa xúc động muôn phần, “Cả thân lẫn tâm của tôi đã được tái sinh một cách kỳ diệu!”

Sau này Chu Uyển Kỳ đảm nhận làm luật sư tình nguyện và là người phát ngôn cho Đoàn Luật sư Nhân quyền Pháp Luân Công. Kể từ ngày đầu tiên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ đàn áp, cô đã tích cực bôn ba khắp nơi trên toàn cầu để phản bức hại và lên tiếng vì Pháp Luân Công. Đối diện với sự việc ĐCSTQ che giấu dịch bệnh khiến virus Trung Cộng (Viêm phổi Vũ Hán) tàn phá toàn cầu, cô cho biết, gần đây Châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn và các quốc gia khác đã ca ngợi chính phủ Đài Loan phòng dịch tốt, thậm chí còn học theo chính sách phòng dịch của Đài Loan. Bình tâm lại mà xét, xã hội quốc tế nên cân nhắc về các giáo huấn trước đó cùng kinh nghiệm của Đài Loan trong việc hiểu rõ về “Kháng bệnh dịch cùng kháng cộng là không thể tách rời!”

Khoảng 5400 học viên Pháp Luân Công Đài Loan và các quốc gia khác vào ngày 24/11/2018 diễn luyện năm bài công pháp tại đài tưởng niệm Trung Chính Đài Bắc. (Ảnh: Trần Bá Châu/The Epoch Times)

Cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân vào tháng 07/1999, phát động cuộc bức hại mang tính tuyệt diệt với hơn 100 triệu học viên Pháp Luân Công, gây nên một sự bất hạnh tàn khốc vô nhân đạo, càng khiến thế nhân chấn động kinh ngạc là việc thu hoạch nội tạng sống từ học viên để bán kiếm tiền. Theo báo cáo thống kê không toàn diện, đã có 4406 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết (tính đến thời điểm bài viết).

Ngay khi Trung Cộng vừa mới bức hại Pháp Luân Công, cô dâu Đài Loan Vương Hành từng làm việc cho một công ty nhà nước Trung Quốc cũng vừa về thăm nhà mẹ đẻ, vì khi đó chính phủ Trung Hoa dân quốc quy định sau khi kết hôn tròn tám năm mới được làm đơn chứng minh cư trú Đài Loan. Năm 1992 Vương Hành kết hôn với người chồng đến từ Đài Loan, sau khi kết hôn cô ấy sống nửa năm ở Đài Loan, nửa năm sau thì về Đại Lục. Vương Hành bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 11/1997. Vào ngày 22/07/1999, cô ấy từ Hồng Kông đổi chuyến bay nối đến Vũ Hán, Hồ Bắc, vừa về đến nhà thì nhận được điện thoại của bạn thân cũng tu luyện Pháp Luân Công gọi đến, họ cùng nhau đến văn phòng tỉnh Hồ Bắc để thỉnh nguyện.

Vương Hành sau đó lại đến Bắc Kinh, ở Bắc Kinh Vương Hành bị thất lạc mất dấu với các đồng tu khác, bất đắc dĩ, cô ấy tìm một khách sạn nhỏ ở tạm. Lúc này Vương Hành mới phát hiện, trên đường, tại các trạm xe, đâu đâu cũng cảnh sát để bắt giữ học viên Pháp Luân Công, qua hai ngày sau, cô ấy đã bình an về đến Vũ Hán. Ở Vũ Hán không được bao lâu, cô ấy đã lấy được visa trở về Đài Loan, tháng 01/2000 cô trở về Đài Loan. Việc đàn áp Pháp Luân Công tại Đại Lục được xem như chấp hành nhiệm vụ của chính phủ quốc gia, còn dùng đến thủ đoạn bức hại là “Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể”, cô cảm động sâu sắc trước hoàn cảnh gian khổ của các học viên Pháp Luân Công tại Đại Lục.

Cô hy vọng dân chúng toàn thế giới có thể lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Công phản bức hại, khiến trường bức hại tà ác này nhanh chóng kết thúc. Hội giao lưu tâm đắc thể hội tu luyện của học viên Đài Loan (Pháp hội Đài Loan) hằng năm được cố định tổ chức vào tháng 11, trước ngày hội một ngày sẽ tổ chức hoạt động xếp chữ quy mô lớn, nhằm kỷ niệm việc Đại sư Lý Hồng Chí đã đến Đài Loan giảng Pháp vào tháng 11/1997. Vương Hành nói, học viên Đại Lục xếp chữ lần đầu tiên là ở Vũ Hán, năm 1998 cô thấy học viên Vũ Hán xếp chữ tại công viên rất cảm động, “mỗi từng người đều xếp rất chỉnh tề, xếp theo từng hàng, từng hàng, cơ bản là không ai lệch hàng, toàn bộ khung cảnh đã được xếp ra, khiến người ta cảm thấy thật sự rất thần kỳ”.

Trong các hoạt động hồng Pháp và phản bức hại tại Đài Loan, thường hay thấy một vị đệ tử xuất gia tên là Thích Chứng Thông, bà từng là người phụ trách và trụ trì tịnh xá, nhưng vì bà không biết làm sao để tu luyện lên cao tầng, không dám lừa người dối mình, bà bắt đầu phương thức tu hành vân du khất thực. Đầu năm 1998, một ngày nọ bà Thích Chứng Thông đột nhiên toàn thân cứng đờ, không cử động được, cơ và xương đau nhức, thế nên bà tìm đến một học viên Pháp Luân Công hành nghề trị liệu bằng liệu pháp dân gian, ông Dư Trí Vinh để xem bệnh cho bà, cũng đúng ngày đó, bà đã được trao tận tay cuốn sách Chuyển Pháp Luân từ Dư Trí Vinh.

Bà Thích Chứng Thông nói, sau khi về nhà bà đã dùng hai tay nâng cuốn Chuyển Pháp Luân cao qua đầu, cung kính như cách bà thường nâng Kinh Phật. Khi lật trang bìa nhìn thấy bức ảnh chân dung của Sư phụ Lý, bà đã không kìm được nước mắt: “Dường như trong tâm tôi biết rất rõ lai lịch của Sư phụ, nhưng không biết nói ra thế nào…”, “Tôi cảm nhận rất rõ ràng vị Sư phụ mà tôi vẫn luôn tìm kiếm đang ở trước mặt mình”, “Trong Phật giáo có hơn chục cách giải thích chữ ‘Phật’, mà Sư phụ của chúng tôi giảng: ‘Người tu luyện giác ngộ gọi là ‘Phật’, chỉ một câu nói đã gói trọn được nội dung của nghìn vạn cuốn kinh thư’”. Bà hy vọng sẽ có càng nhiều người hữu duyên, có cơ duyên giống như bà.

Anh Liệu Hiểu Lam tốt nghiệp Học viện Khoa học Máy tính của Đại học Stanford, Hoa Kỳ là trạm trưởng trạm phụ đạo Đài Bắc. Trước đó khi phóng viên phỏng vấn anh đã cho biết, tuy là Trung Cộng hiện tại không công khai việc bức hại Pháp Luân Công như trước, “Nhưng tôi biết bức hại vẫn đang diễn ra ở các địa phương khác nhau, thật ra các giai tầng khác nhau tham dự bức hại, dù là viện kiểm sát, cảnh sát nhà lao, công an, tin rằng bạn cũng đều có thể thấy tấm gương của kẻ bức hại Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Lý Đông Sinh không một ai có kết cục tốt cả”.

Anh Liệu Hiểu Lam cho hay, “Hy vọng tất cả những người đang tham dự bức hại học viên Pháp Luân Công có thể tỉnh ngộ, đều có thể nhanh chóng ngưng việc bức hại, thế thì trường bức hại này có thể kết thúc rồi”. Năm 1996, Liệu Hiểu Lam xem BBS (Hệ thống bảng thông báo điện tử), phát hiện ai đó đã đăng toàn bộ cuốn sách Chuyển Pháp Luân lên BBS, Liệu Hiểu Lam đọc một mạch hết một lượt cả cuốn sách từ lúc trời còn tối mịt đến khi sáng rõ, trong tâm khắc sâu bốn chữ “Đại Pháp chí chính”. Sáng sớm hôm ấy anh đến công viên Thiên Mẫu luyện năm bài công pháp, “Tôi cảm giác toàn bộ con người mình biến hóa canh tân, ngay cả mỗi lạp tử trong không khí cũng đều canh tân”.

Sau khi đắc Pháp, anh Liệu Hiểu Lam đã tổ chức điểm luyện công tại Nhà tưởng niệm Tôn Trung Sơn Đài Bắc, tháng 07/1997, anh thành lập trang web “Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan”, giới thiệu cách học Pháp luyện công cho người mới, cùng các thông tin về các điểm dạy luyện công miễn phí, địa điểm tổ chức các lớp chín ngày học Pháp luyện công, lại có thể tải xuống miễn phí tất cả các sách của Pháp Luân Đại Pháp, Giảng Pháp tại Quảng Châu, video dạy công và nhạc luyện công, khiến càng nhiều người hữu duyên có thể tìm được con đường tu luyện từ trang web, giống như anh.

(Theo The Epoch Times)

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/258353



Ngày đăng: 09-05-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.