Phân tích và cảm nhận chữ Hán: Cách phát âm của tiếng Hán



Tác giả: Đặng Anh Sĩ

[ChanhKien.org]

Văn tự đều có cách phát âm, mỗi văn tự đều có cách phát âm của mình. Nhưng chữ Hán có một đặc điểm, rất nhiều chữ Hán có cùng cách đọc. Nếu không tính đến thanh điệu thì toàn bộ chữ Hán có số lượng cách đọc rất ít và đại đa số chữ Hán đều là trọng âm (nhấn mạnh khi phát âm). Chữ Hán vốn có nội hàm phong phú, như vậy việc đồng âm phải chăng cũng có nội hàm trong đó?

Lấy một ví dụ để minh họa. Chữ Hán đơn giản nhất là chữ “nhất” 「一」. “Nhất” là số từ, là số đầu tiên, là sự bắt đầu. Vạn vật bắt đầu từ “nhất”. Đạo gia giảng: “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh thiên thiên vạn”, tạm dịch là: Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh ra nghìn nghìn vạn. Vậy “nhất” là gì? “Nhất” là một con số, có thể dùng để chỉ bất kể người, vật, sự việc, tư tưởng… nào. Người, động vật, thực vật, Toại Nhân Thị tạo ra lửa, Hữu Sào Thị xây nơi trú ẩn, Nho Thích Đạo, Cơ Đốc đều từ “nhất” mà sinh thành.

“Nhất” làm thế nào sinh ra “nhị”? Phát âm thanh thượng (thanh hai) của chữ “nhất” là “yí”, đồng âm với chữ “di” 「移」- có nghĩa là vận động. Như vậy đã thể hiện rõ cách thức sinh ra, vậy nó sinh ra bằng cách nào? Chính bằng cách vận động. Dù là sự vận động của thời gian, sự biến đổi của không gian hay là sự cải biến của tư tưởng đều là vận động. Khi viết chữ “nhất”「一」, chỉ có một nét, nhưng khi nâng bút lên mà vạch thì đầu bút cũng là đang vận động.

Một (nhất) vị Thượng Đế, tạo ra hai (nhị) người, từ đó sinh ra hàng triệu người (thiên thiên vạn). Thanh khứ (thanh ba) của chữ “nhất” đọc là “yǐ”, đồng âm với chữ “dĩ”「已」. “Dĩ”, mang hàm ý là không ngừng thay đổi. Nhân loại không ngừng sinh sôi nảy nở, chẳng phải là đang biến hóa thay đổi hay sao?

Kết quả sự vận động của “nhất” là gì? Chính là từ đồng âm với thanh nhập (thanh bốn) của “nhất” (yì) là “ức” 「億」. “Ức” là con số rất lớn, là trăm triệu. Âm nhập thể hiện sự kết thúc, kết quả của sự biến hóa vận động của sự vật.

Nếu vận động tiếp tục, vì thời gian là liên tục, nếu cứ tiếp tục như thế thì sẽ giống với một từ đồng âm thanh nhập khác của “nhất” là “dị” 「異」(có nghĩa là biến dị, khác lạ). Đã biến dị thì không phải “nhất” ban đầu nữa, là kết quả của vận động, tạo ra sự biến đổi về thực chất. Cũng giống như người da trắng châu Âu ngày nay, người da trắng châu Âu thuần chủng đã cực kỳ cực kỳ ít, đa số đều là hỗn huyết, đã biến dị rồi. Trong các thời đại người ta đều nhìn nhận rằng thuần chủng là tốt đẹp nhất. Ngày xưa, “tạp chủng” là cách để mắng người. Y học hiện đại cũng nhận thức được rằng, sinh mệnh thuần chủng, động thực vật thuần chủng vốn đã có bộ gen ổn định và đặc tính ổn định. Sự vật phát triển đến cuối cùng, đến lúc nên phải kết thúc, trong tâm chỉ còn có thể hồi ức, tưởng nhớ dựa dẫm vào những người thuần chính thuần chủng lúc ban đầu. Vừa khớp, “ức” 「憶」(trong từ ký ức) cũng là một chữ đồng âm thanh nhập với chữ “nhất”.

Từ khởi đầu đơn thuần, đến phát triển, kết thúc, biến dị của sự vật, trải qua thăng trầm bể dâu, cuối cùng đều biến thành hồi ức. Điều này để làm gì vậy? Thượng Đế tạo ra người chỉ để cho vui thôi ư? Có thể không phải vậy. Việc này là có ý nghĩa. “Ý” 「意」và “nghĩa” 「義」trùng hợp đều là chữ đồng âm thanh nhập với “nhất”. “Ý” nhấn mạnh vào tư tưởng, “nghĩa” nhấn mạnh vào chính trực. Vạn sự vạn vật, từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi, chẳng lẽ không có giá trị nào hết? Vạn sự vạn vật đều là để con người sử dụng, không sinh không chết thì làm sao con người có thể dùng được? Rau quả không sinh không chết, gia súc cũng không sinh không chết, vậy con người ăn gì?

Đấng tạo hóa tạo ra người là có mục đích, con người đều đến từ trên trời, đến từ thiên quốc. Thần hóa thành thân người đến nhân gian, thì phải chịu đựng cái khổ của lao dịch nặng nhọc. Chữ “Dịch” 「役」(trong từ phục dịch) cũng là đồng âm thanh nhập của “nhất”. Vận động nhiều rồi, cũng chính là lao động mệt rồi thì chính là “dịch” 「役」. Con người trong lúc sinh hoạt ở nhân gian, nghe theo lời dạy của Thượng Đế, tuân theo giao ước giữa con người với Thượng Đế thì chính là “nghĩa” 「義」. Nếu như vi phạm giao ước mà vẫn không hối lỗi, Thượng Đế sẽ tiến hành trừng phạt, tạo ôn dịch, đại đào thải một lượng lớn người. “Dịch” 「疫」(trong từ bệnh dịch) cũng là một từ đồng âm thanh nhập của “nhất”. Trước ngày tận thế sẽ có đại dịch đào thải những người bất nghĩa. Đây là điều mà chư Thần sớm đã dự báo và khải thị từ trước. Con người bất nghĩa chắc chắn sẽ có đại dịch. Con người có chính nghĩa thì ôn dịch tự khắc tiêu tan. Đương nhiên đào thải hết người bất nghĩa thì còn lại sẽ là người chính nghĩa.

Trên đây chỉ đơn giản lấy chữ nhất 「一」làm ví dụ để giới thiệu quan hệ tương hỗ giữa các chữ đồng âm trong chữ Hán. Trong nhiều chữ Hán, thanh ngang (thanh một) biểu thị cùng một loại trạng thái ban đầu của sự vật. Thanh thượng (thanh hai) biểu thị cùng một loại bắt đầu vận động của sự vật. Thanh khứ (thanh ba) biểu thị cùng một loại biến hóa thay đổi của sự vật. Còn thanh nhập (thanh bốn) thể hiện kết quả của sự biến đổi.

Cách phát âm của tiếng Hán không phải tùy ý mà đặt ra, Thương Hiệt tạo chữ như vậy là vì ông hiểu được sâu sắc nội hàm biểu hiện của từng chữ Hán. Chữ Hán, nếu như không phải do Thần truyền thì làm sao có trí huệ rộng lớn như vậy?

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/278944



Ngày đăng: 09-02-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.