Tranh thời Tống lưu trữ tại bảo tàng Quốc gia Tokyo, Nhật Bản (1)



[ChanhKien.org]

Vào cuối thời Heian (Bình An) ở Nhật Bản, vào năm Quan Bình thứ sáu (năm Càn Ninh đầu tiên của nhà Đường, tức năm 894), việc cử sứ giả sang nhà Đường bị đình chỉ, giao lưu giữa chính phủ Nhật Bản và Trung Quốc cũng ngừng lại trong một thời gian. Tuy nhiên, phần văn hóa nhà Đường du nhập vào Nhật Bản này đã dần dần hòa nhập vào văn hóa Nhật Bản, đồng thời được kế thừa và phát triển, từ đó đã khai sinh ra một nền văn hoá mới ở đất nước Nhật Bản.

Cùng với sự sụp đổ của nhà Đường và sau thời Ngũ Đại cho đến thời nhà Tống, Nhật Bản bắt đầu tiếp thu nền văn hóa nhà Tống mới. Trong các triều đại nhà Tống, nhà Nguyên và nhà Minh, sự trao đổi lẫn nhau giữa hai nước chủ yếu thông qua giao thương bằng thuyền với hình thức công và tư. Việc trao đổi giữa hai nước thông qua các thiền sư ngày càng gia tăng, cứ như thế các loại văn vật của Trung Quốc dần truyền đến Nhật Bản.

Tranh “Lầu son gác tía” của Hạ Minh, kích thước: 28.0 x 29.5 (cm)

Tranh “Liên trì thủy cầm” (1) của Cổ Đức Khiêm thời Nam Tống

Tranh “Liên trì thủy cầm” (2) của Cổ Đức Khiêm thời Nam Tống

Tranh màu trên lụa, kích thước mỗi tranh: 150.3 × 90.9 (cm)

Ở những nơi như Bì Lăng (Thường Châu) thuộc vùng sông nước Giang Nam của Trung Quốc, kể từ thời Ngũ Đại, hình ảnh chim nước (thủy cầm) trong ao sen đã xuất hiện thường xuyên trong các bức tranh màu và tranh thủy mặc. Bức tranh này mang dấu ấn của Cổ Đức thời Ngũ Đại Nam Đường nhưng là tác phẩm tiêu biểu cho dòng tranh tô màu vào cuối thời Nam Tống.Trong bức tranh, ta có thể thấy thời gian trôi qua từ lúc hoa sen mới chỉ là nụ hoa đến khi hoa nở rồi tàn. Bức tranh thuộc bộ sưu tập của gia đình Mitsui.

Tranh “Phù Dung hồng” của Lý Địch thời Nam Tống

Tranh “Phù Dung trắng” của Lý Địch thời Nam Tống

Tranh màu trên lụa, kích thước mỗi tranh: 25,2 × 25,5 (cm)

Tranh “16 vị La Hán” của Kim Đại Thụ thời Nam Tống

Tranh màu trên lụa, kích thước mỗi tranh 118,8 × 51,7(cm)

Tranh giấy cuộn Duy Ma Cư Sĩ, tác giả khuyết danh thời Nam Tống

Tranh “Sơn Thủy” của Mễ Nguyên Huy

Tranh “Liễu, Long, Cốt, Xa” của Quách Trung Thứ

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/259873



Ngày đăng: 02-01-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.