Tranh thời Tống lưu trữ tại Bảo tàng Quốc gia Tokyo, Nhật Bản (2)



[ChanhKien.org]

Tiếp theo Phần 1.

Tranh “Sơn Thủy Nhân” của Mã Viễn

Tranh “Lâm hòa tĩnh” (Núi rừng yên tĩnh) của Mã Lân

Tranh “Ngũ vị” của Hạ Khuê

Tranh “Trúc và côn trùng” của Triệu Xương thời Nam Tống

Tranh màu trên lụa 100×54,5

Một trong những cuộn tranh Ngũ long của Trần Dung thời Nam Tống

Tranh mực màu nhạt trên giấy 45,2×299,5

Tranh “Sơn thủy” của Mã Viễn

Tranh vẽ khỉ của Mao Tùng thời Nam Tống

Tranh màu trên lụa 47,1×36,7

Bức tranh vẽ khỉ này thể hiện vô cùng xuất sắc, vượt xa tranh tả thực đơn thuần, cũng có thể xem là một tác phẩm nổi tiếng trong số rất nhiều bức tranh thời Tống. Tranh được cho là vẽ một con khỉ Nhật Bản chứ không phải khỉ Trung Quốc, ngoài mực nước còn sử dụng đất sét vàng, nét vẽ rất tinh tế và tự nhiên. Có thuyết nói rằng tranh của Mao Tùng, một họa sỹ của Họa viện thời Nam Tống, bắt nguồn từ Kano Tanyu (một họa sỹ người Nhật), nhưng thuyết này không có cơ sở. Tranh được Takeda Shingen [một lãnh chúa trong thời Chiến Quốc của Nhật Bản] quyên tặng cho tu viện Manshu-in ở Kyoto.

Tranh “Mai hoa song tước” (Hoa mai và đôi chim tước) của Mã Lân thời Nam Tống

Tranh màu trên lụa 28,0×29,0

Tranh do Tatsuro Yamamoto, một học giả Nhật Bản về lịch sử phương Đông, quyên tặng

Tranh “Trúc đường túc nhạn” (Chim nhạn và trúc bên hồ), tác giả ẩn danh thời Nam Tống

Tranh màu trên lụa 25,0×26,1

Tranh “Động sơn độ thủy” (Xuyên núi vượt sông) của Mã Viễn thời Nam Tống

Tranh mực màu nhạt trên lụa 77,6×33,0

Tranh “Chim tước non” của Nhữ Chí thời Tống

Tranh mực màu nhạt trên lụa 21,6×22,5

Tranh “Hàn giang độc điếu” (Một mình đánh cá trên sông lạnh lẽo) của Mã Viễn thời Nam Tống

Tranh mực màu nhạt trên lụa 26,7×50,6

Tranh “Lý Bạch ngâm thơ” của Lương Giai thời Nam Tống

Tranh mực trên giấy 81,1×30,5

Tác phẩm dùng bút pháp đơn giản để thể hiện một cách xuất sắc hình ảnh nhà thơ Lý Bạch, có thể xem là tác phẩm tiêu biểu nhất trong số các bức tranh thủy mặc theo phong cách “giảm bút thể” của Lương Giai. (“Giảm bút thể” là một trong những kỹ thuật hội họa phương Đông, thể hiện phong cách giảm nét độc đáo, pha trộn giữa vẽ mực và vẽ trắng).

Con dấu trên bức tranh có các chữ “Đại ti đồ ấn” được viết bằng chữ Phagspa, tương truyền là con dấu của Araniko (người Nepal, một bậc thầy về kiến ​​trúc và điêu khắc thời nhà Nguyên). Từ bản mẫu trong gia tộc Kano, có thể thấy rằng vào thời Edo, bức tranh này là một cặp với bức tranh vẽ Đông Phương Sóc. Nó từng thuộc sở hữu của Matsudaira Harusato.

Tranh “Viễn phổ quy phàm” (“Con thuyền từ phương xa trở về”) của Thiền tăng Mục Khê (Pháp Thường)

Tranh “Thích Ca xuất sơn/Sơn thủy cảnh tuyết” của Lương Giai thời Nam Tống

Tranh mực màu nhạt trên lụa

Tranh “Lục Tổ chặt trúc” của Lương Giai thời Nam Tống

Tranh mực trên giấy 72,7×31,5

Tranh “Nhị Tổ điều tâm” của Thạch Khác thời Tống

Tranh mực trên giấy 35,3×64,4 mỗi bức

Tranh “Chim Nhạn” của Huệ Sùng

Tranh vẽ “Thuyền, Người” của Mã Viễn thời Nam Tống

Tranh vẽ Sóng của Mã Hưng Tổ

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/259874



Ngày đăng: 30-08-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.