Bài viết kỷ niệm 20 năm Chánh Kiến – Thảo luận về văn minh 5000 năm Trung Hoa: Công trình thủy lợi Đô Giang Yển chí thiện chí mỹ (Kỳ 3)
Tác giả: Phất Hiểu
[ChanhKien.org]
III. Hiện trạng của Đô Giang Yển như thế nào?
Nghe nói rằng trong lịch sử cũng có một vài triều đại đã tiến hành cải tạo và tu sửa cải thiện nhỏ cho Đô Giang Yển.
Trung Cộng tự khoe khoang “Từ những năm 50 bắt đầu kiến tạo lại mới 4 khu dẫn nước tưới tiêu: kênh dẫn nước nhân dân, kênh dẫn nước Tây Hà, kênh dẫn nước Đông Phong và kênh dẫn nước thải, vào những năm 70 đã đào một đường hầm dài hơn 6000m ở đoạn giữa núi Long Tuyền nhằm dẫn nước sông đến phía đông chân núi Long Tuyền, mở rộng diện tích tưới tiêu đến hơn 7 triệu mẫu (năm 1973)”. Dãy núi Long Tuyền nằm ở phía đông của thành phố Thành Đô, cách Đô Giang Yển 80km về hướng đông, vùng này đã nằm ngoài các vấn đề mà công trình Đô Giang Yển có thể xử lý, hầu như không có liên quan gì đến công trình thủy lợi Đô Giang Yển mà chúng ta đang thảo luận, không thấy những cải tiến của Trung Cộng có gì tốt đối với công trình Đô Giang Yển, cùng lắm cũng chỉ là mượn danh của công trình Đô Giang Yển mà thôi. Theo Wikipedia: đến nay khu vực tưới tiêu đã đạt hơn 30 huyện thị, diện tích gần 10 triệu mẫu, e rằng so với ban đầu cũng không có bao nhiêu khác biệt. Giả sử nếu nói có liên quan đến Đô Giang Yển, nhiều lắm cũng chỉ là tận dụng lợi ích của công trình Đô Giang Yển mà thôi. Nhưng qua đó có thể thấy, điều này chẳng phải đã chứng minh cho lợi ích to lớn của Đô Giang Yển hay sao?
Mà từ sau năm 1974, Trung Cộng đã cho xây dựng một đập nước kiên cố tại cửa sông, thay thế cho phương pháp khống chế lưu lượng nước bằng Mạ Chu truyền thống, cản trở vận tải đường thủy và ngăn không cho bùn cát đá ở cửa sông trôi thoát đi một cách tự nhiên, từ đó gây ứ đọng và tràn ngược về bên trong lòng sông.
Sau khi Trung Cộng cướp chính quyền, cây cối trong rừng bị chặt phá bừa bãi, khiến đất đai bị sa mạc hóa càng ngày càng nghiêm trọng.
Trận động đất lớn 5.12 độ richter ở Ôn Châu vào năm 2008, không biết có tạo nên tổn hại gì cho Đô Giang Yển hay không?
Dưới đây là ghi nhận theo tư liệu trên trang web “Đại Kỷ Nguyên”:
Chuyên gia thủy lợi học nổi tiếng Vương Duy Lạc nói: “Đường sông của Mân Giang bị con người tiến hành quy hoạch và sửa chữa, mà trong thiết kế và quy hoạch thành phố của Trung Cộng, đã lợi dụng những nơi có sông chảy qua để lập các dự án bất động sản, hiện tại về cơ bản dòng chảy các sông ở Tứ Xuyên đều trở thành rất hẹp, hai bên đầy những công trình kiến trúc.
Đường kênh xi-măng ấy thay thế cho sự hài hòa của cây cối và đất đai, cây cỏ và tự nhiên, khiến cho cảnh quan núi non lưu vực Mân Giang không có cái nào may mắn còn tồn tại, kết quả tất yếu là lũ lụt khắp nơi, sạt lở thường xuyên, khiến vùng thung lũng Mân Giang hoang tàn đến cỏ cũng không mọc nổi.”
Những cơn mưa lớn liên tiếp giáng xuống khiến 90 vạn người thuộc tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc chịu nạn, vào ngày 10 tháng 7 (năm 2013) tại Đô Giang Yển đã phát sinh một trận sạt lở núi trên diện rộng, cây cầu số 3 trên tuyến quốc lộ số 213 bị ngập tạo thành hồ lớn chắn ngang.
Người dân Đại Lục lưu truyền rằng, chính quyền tự tiện di dời thần thú “Thạch Tê Trấn Thủy”, được phát hiện năm 1973, năm 2013 khai quật; đem gửi đến bảo tàng di chỉ Kim Sa chịu phơi nắng, phơi gió phơi mưa, mới tạo thành việc xảy ra lũ lụt một cách mất kiểm soát.
Lúc đó rất nhiều người nói không được đào Thần thú trấn thủy của Lý Băng lên, nhưng phía chính phủ cho rằng đó là mê tín, cái gì mà Thần thú trấn thủy; nó được rửa sạch sẽ rồi chuyển đến bảo tàng di chỉ Kim Sa.
Đào Thần thú lên thì sẽ như thế nào? Không đến nửa năm, liền thấy ứng nghiệm.
Hiện tại tình trạng của Đô Giang Yển ra sao? Mức độ tổn hại thế nào? Thiết nghĩ người dân địa phương nhất định biết rõ nhất.
IV. Liên tưởng đến đập Tam Hiệp
Đập lớn Tam Hiệp trên sông Trường Giang, thuộc thị trấn Tam Đẩu Bình khu Di Lăng thành phố Nghi Xương tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Nó là công trình thủy lợi được xây nên để phát điện bằng sức nước, cắt sông đoạn dòng (triệt giang đoạn lưu), chặn ngang Trường Giang, khiến cả khe núi lớn phạm vi 600km thượng lưu của con đập biến thành một hồ chứa nước. Công trình khởi công năm 1992, đến năm 2009 mới hoàn thành, tổng thời gian thi công là 17 năm!
Vào giai đoạn đầu biện luận và chứng minh, có không ít nhà khoa học, chuyên gia thuỷ lợi đều phủ định quan điểm này, có đến 9 nhà khoa học không ký tên xác nhận. Chuyên gia thuỷ lợi nổi tiếng, giảng viên đại học Thanh Hoa, tiến sĩ Hoàng Vạn Lý, lúc sinh thời đã phản đối mạnh mẽ công trình đập Tam Môn Hiệp trên Hoàng Hà và đập Tam Hiệp trên Trường Giang, tháng 4 năm 1957, ông cùng những người khác đã tiến hành cuộc biện luận 7 ngày về đập lớn Tam Môn Hiệp, sau cuộc họp đó ông bị đánh thành cánh hữu. Từ năm 1992, giáo sư Hoàng đã 6 lần viết thư cho các lãnh đạo cấp cao của Trung Cộng, trình bày các lý do tuyệt đối không thể xây dựng đập Tam Hiệp Trường Giang. Năm ông 90 tuổi, tuy ông bị bệnh nằm liệt giường nhưng vẫn không ít lần nước mắt giàn dụa, lặp đi lặp lại một câu nói: “Họ không chịu nghe tôi nói!”
Ông Blake Wilder thuộc Viện Chính sách Môi trường Washington cho rằng, công trình Tam Hiệp “xét từ góc độ môi trường và xã hội, thì đây là một con đập lớn chứa đầy tai họa.”
Đập Tam Hiệp được xây là vì để phát điện, nhưng lại mang đến vô vàn tai nạn.
Đại sư Lý Hồng Chí từng khai thị:
“Những tìm tòi của nhân loại là vì để cạnh tranh kỹ thuật, mượn cớ là để cải biến điều kiện sinh tồn, nhưng đa số là lấy việc bài xích Thần, phóng túng đạo đức nhân loại [vốn để] ước chế tự thân làm cơ sở, do đó văn minh xuất hiện của nhân loại quá khứ mới bị huỷ diệt nhiều lần.” (Luận Ngữ – Chuyển Pháp Luân)
Mỉa mai thay, công trình Tam Hiệp đã hao phí 200 tỷ nhân dân tệ, tự công bố là lượng phát điện đạt 101.6 tỷ Watt mỗi giờ, nhưng hiện tại vẫn đang bị náo loạn vì thiếu điện.
Có thể sẽ có người nói: Đập Tam Hiệp và công trình Đô Giang Yển khác nhau, Đập Tam Hiệp dùng để phát điện, Đô Giang Yển để phân lưu lượng và điều tiết lũ. Tôi cho rằng, thứ nhất, phát điện không thể đánh đổi trả giá bằng sự phá hoại hoàn cảnh sinh thái và tổn thất các giá trị khác; thứ hai, cho dù cần phát điện, cũng không thể chặn ngang dòng chảy của sông, không cần tích nước thành hồ.
Đập Tam Hiệp sau khi được xây xong, đã tạo những hậu quả tai nạn rõ ràng, ở đây không bàn chi tiết.
Một vị chuyên gia nói: Con người với tự nhiên, không phải quan hệ chinh phục và bị chinh phục, mà là quan hệ hoà hợp, cân bằng cùng chung sống hài hoà. Cổ nhân nói: Hoà vi quý.
Trường Giang, Hoàng Hà, là những mẹ sông từ ngàn vạn năm của dân tộc Trung Hoa; nếu xem trái đất như thân thể con người, thì hai con sông đó càng như hai động mạch chủ của cơ thể người; từ mặt khác xét, chúng cũng là sinh mệnh, mà việc chặt ngang cắt đoạn sinh mệnh làm đôi thì sinh mệnh đó sẽ ra sao?
V. Lời kết
Nếu như nói, cha con Lý Băng có thể coi như là bậc tiền bối tiên phong về thủy lợi, hoặc có thể gọi là nhà khoa học thời cổ đại, vậy thì họ phải có nhận thức rất lớn đối với các hiện tượng thủy lực, quy luật về thủy thế; họ có cảm ngộ với Thần, kính Thiên tín Thần, yêu thương bảo hộ bách tính, chăm sóc vạn vật, thế nên mới có những sáng tạo khiến người ta sửng sốt, kinh thiên động địa như Đô Giang Yển.
Từ một mặt khác, Đô Giang Yển đã chứng thực được sự bác đại, ảo diệu của khoa học cổ đại Trung Quốc, lột tả những đặc sắc của văn hóa thần truyền.
“Khoa học của Trung Quốc cổ đại khác với khoa học hiện nay mà chúng ta học từ phương tây, nó đi theo một con đường khác, có thể đưa đến trạng thái khác.” (Bài giảng thứ bảy – Chuyển Pháp Luân)
Đập lớn Tam Hiệp được kiến tạo theo kỹ thuật hiện đại, sẽ mang đến trạng thái thế nào đây?
Nhận thức nông cạn của bản thân khó tránh có chỗ sai sót, càng không thể nói rõ toàn bộ sự ảo diệu của Đô Giang Yển, mong rằng có sự góp ý và bổ sung của các bạn đọc, chuyên gia hiểu biết thâm sâu toàn diện hơn, tiết lộ những tầng diện thần kỳ cao hơn của công trình Đô Giang Yển!
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/270801
Ngày đăng: 28-01-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.