Chín phương pháp cầm bút của người xưa



[ChanhKien.org]

Trong Luận Thư, Tô Thức cho rằng: “Chấp bút vô định pháp, yếu sử hư nhi khoan” tạm dịch là cầm bút không có phương pháp cố định, cần làm được “hư” mà lại “khoan” (*). Không quan trọng người nào nói câu này đầu tiên, mà quan trọng là thể hiện được đạo lý cầm bút.

[1] “Tam chỉ lập thể” (phương pháp cầm bút đứng bằng ba ngón)

(Chú thích: Phương pháp này sử dụng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa để cầm cán bút. Ưu điểm của kỹ thuật này là có thể điều khiển linh hoạt góc và lực của cán bút. Phương pháp cầm ba ngón cũng có thể làm cho ngón tay ít bị mỏi và viết được lâu hơn. Kỹ thuật này đòi hỏi phải luyện tập và thực hành một thời gian nhất định mới có thể thành thạo)

[2] “Niệp quản pháp” (phương pháp cầm vặn bút)

(Chú thích: Phương pháp này dùng đốt ngón tay cái đầu tiên kẹp cán bút từ trong ra ngoài. Ngón trỏ và ngón giữa phối hợp kẹp mặt ngoài của cán bút theo hướng từ trên xuống. Ngón áp út với sự phối hợp của ngón út, ấn bút từ trong ra ngoài. Dựng thẳng khi viết, động tác thoải mái tuỳ ý, vận động tự nhiên, cởi mở mà khoáng đạt)

[3] “Đề đấu pháp” (phương pháp cầm đấu bút lớn dốc đứng)

(Chú thích: Dùng năm ngón tay nắm lấy phần “đấu bút” (là phần nối giữa cán bút với đầu bút) của bút lông loại lớn và vận dụng hết sức lực để viết những chữ lớn với chuyển động lớn)

[4] “Đơn bao pháp” (phương pháp giản đơn bao quát)

(Chú thích: “Đơn bao” có nghĩa là đơn móc, tức là ba ngón tay giữ thân bút, tương tự như tư thế cầm bút của các loại đầu bút cứng hiện nay của chúng ta. Tuy nhiên, “Đơn bao” xoay thân bút bằng ba ngón tay, cổ tay và khuỷu tay được cố định và phạm vi chuyển động nhỏ. Trong lịch sử có vẻ như chỉ có một người là Tô Thức thời nhà Tống mới thật sự thành công trong việc chọn dùng phương pháp “Đơn bao” viết chữ)

[5] “Cầm ống pháp” (phương pháp cầm ống bút)

(Chú thích: Ngón cái nghiêng vào cán bút, bốn ngón còn lại cầm bút, vì cầm ống bút nên gọi là phương pháp cầm ống. Cũng có người cầm ống bút như sau: phần giữa của bốn ngón giữ tư thế cầm bút, vững vàng mà uy lực, Hàn Phương Minh nói: Từ ngón tay trỏ đầu đến ngón tay út, giữ ở đốt giữa của ngón tay trỏ đầu và ngón tay giữa)

[6] “Bát đăng chẩm oản pháp” (phương pháp bát đăng gối cổ tay)

(Chú thích:Đặt bàn tay trái (hoặc là “tựa tay trái”) dưới cổ tay phải, mục đích là để mở rộng phạm vi kiểm soát bút. Khi mới học viết, có thể bạn chưa tìm được chỗ đặt bút, trong trường hợp này bạn có thể sử dụng phương pháp kê cổ tay gối phía dưới để chuyển động của bút tương đối ổn định)

[7] “Bát đăng pháp” (phương pháp bát đăng)

(Chú thích: Cơ bản là “đẩy, kéo, xoắn và túm”. Cách cầm bút viết và ngón tay chuyển động như châm ngòi bấc đèn đầu)

[8] “Dúm quản pháp” (phương pháp chụm ngón tay quanh ống bút)

(Chú thích: Là chụm năm ngón tay lại và giữ đuôi bút để viết. Đối với những người có sức lực yếu, việc truyền lực của cánh tay, cổ tay, ngón tay đến đầu bút là điều không dễ dàng, đôi khi họ có thể mất kiểm soát. Vì vậy, người bình thường khó có thể sử dụng tốt phương pháp này)

[9] “Bình phúc pháp” (phương pháp che phẳng)

(Chú thích: Phương pháp che phẳng: Khi cầm bút, ngón trỏ và ngón giữa song móc; ngón áp út và ngón út song gánh (hướng về phía trước dựa sát vào thân bút), cổ tay phẳng che lòng bàn tay, nắm tay trống không. Vì lòng bàn tay lật ngược nên cổ tay có thể phẳng, do nắm tay yếu nên ngón tay mạnh, đây là sức mạnh của ngón)

Ghi chú của người dịch:

(*) “hư” trong hư không, trống rỗng, khiêm tốn; “khoan” trong khoan dung, không chặt chẽ.

Phần ghi chú trong ngoặc đơn trích từ nguồn sau: https://www.sohu.com/a/715500301_120826461

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/262106



Ngày đăng: 18-11-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.