Nhắc nhở đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi cảnh giác rơi vào bẫy hủy người của cựu thế lực (Phần 2)
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tỉnh Hà Bắc
[ChanhKien.org]
Văn hoá đảng còn có một loại biểu hiện che đậy, ẩn giấu rất tinh vi, thời gian gần đây tôi cũng mới nhận thức ra được.
Sau khi tu luyện, tôi đi bộ cảm thấy rất nhẹ nhàng, chỉ tội do bản tính nóng vội, hấp tấp, nên trong mắt người khác luôn thấy dáng bộ của tôi hùng hùng hổ hổ, tác phong nói năng và làm việc của tôi rất sắc sảo nhanh nhẹn, khi người khác nói về tôi như vậy tôi liền coi đó là một ưu điểm. Cho đến khi có một đồng tu nói với tôi rằng “Chị cần điềm đạm hơn một chút”, nghe đồng tu nói vậy tôi mới bắt đầu suy nghĩ về vấn đề này.
Trong nhóm tôi có một vị đồng tu lớn tuổi luôn trầm mặc tĩnh tại, khi nói chuyện cũng thường chậm rãi tế nhị, ông đối xử với người vợ bị bệnh ở nhà hết sức nhẫn nại, lúc nào cũng nói những lời nhẹ nhàng an ủi động viên. Khi học Pháp nhóm, lúc gặp vấn đề mọi người thảo luận có phần kịch liệt, đôi khi không nhẫn được cao giọng với nhau thì ông ấy hoặc là không nói gì, hoặc có nói thì cũng rất bình hòa thong thả, tôi chưa bao giờ thấy ông cao giọng, càng không bao giờ thấy ông ấy vội vàng kích động.
Lúc đầu tôi cho rằng đó là tính cách của ông ấy như vậy, sau này tôi mới phát hiện ra, để có được tâm thái tường hòa tĩnh tại đó đồng tu phải trải qua rất nhiều năm tu luyện mới có thể xuất ra được, đó mới là trạng thái nên có của người tu luyện.
Người xưa giảng rằng “tịnh tâm, điều tức” (Trích Chuyển Pháp Luân), Phật Đà tĩnh như nước lặng, vững vàng tựa núi Thái Sơn. Tôi giờ mới phát hiện ra rằng, vội vàng, nóng giận, thích nói chuyện, cao giọng, kích động, thích tranh đấu, khi chia sẻ thể hội cũng thao thao bất tuyệt, bàn luận viển vông, đó đều là biểu hiện của văn hoá đảng. Văn hoá đảng chẳng phải coi trọng “khí thế oai hùng”, “đấu với trời, đấu với đất”, coi trọng “đấu tranh” cách mạng, những điều này trái ngược hoàn toàn với yêu cầu của người tu luyện. Sự tường hoà, từ bi, trầm tĩnh của đồng tu lớn tuổi so với trạng thái hùng hùng hổ hổ, hừng hực khí thế của tôi khác biệt lớn đến mức nào! Không ngạc nhiên khi các đồng tu cảm thấy tôi “hấp tấp, bộp chộp, khi làm việc thì không chắc chắn, không đáng tin cậy”.
Văn hoá đảng còn có một phương diện vô cùng tà ác khác, đó chính là “Nam nữ bình đẳng”.
Không biết bắt đầu từ khi nào, tôi có thái độ coi thường và sinh tâm oán hận với chồng. Bình thường anh ấy rất ít khi ở nhà (anh hay đi công trình ở ngoài), mỗi khi về nhà cũng không đụng chân đụng tay làm gì cả, những việc lớn nhỏ trong nhà đều do một tay tôi lo liệu giải quyết, anh ấy không những không hiểu và thông cảm cho tôi, ngược lại có lúc còn xét nét tôi. Trong tâm tôi bực bội khó chịu, cho rằng anh ấy tố chất quá kém. Đặc biệt khi dịch bệnh bùng phát, việc kiếm tiền không dễ dàng, thu nhập của anh ấy cũng bị ảnh hưởng, do vậy tôi càng coi thường anh ấy. Mặc dù không nói ra miệng, nhưng trong tâm tôi vô cùng bất mãn. Tôi cũng hiểu rằng mình không nên có tâm oán hận, do vậy bình thường tôi luôn cố gắng nhẫn nhịn, nhưng nếu anh ấy chỉ vì những việc nhỏ mà nói tôi thì tôi cũng không cho anh ấy có cơ hội được nói. Không chỉ vậy tôi còn thẳng thừng phản bác ra vẻ cây ngay không sợ chết đứng, có lý chẳng sợ. Nhưng vì tôi sợ xảy ra tranh cãi nên cũng không dám nói nhiều, cứ cố gắng nhẫn như vậy và tự cho rằng mình đã rất bao dung với anh ấy rồi.
Nhưng bao năm nay, chồng tôi luôn không tiếp nhận Đại Pháp, tôi giảng chân tướng cho anh ấy, anh ấy ngay cả nghe cũng không muốn. Trong lòng tôi cảm thấy phiền muộn tự hỏi, tôi bao dung với anh như vậy mà anh vẫn không nhận thức được sự tốt đẹp của Đại Pháp, không tiếp nhận Đại Pháp, anh thật sự không thể cứu được nữa rồi!
Thông qua việc không ngừng học Pháp, không ngừng hướng nội tìm, tôi phát hiện ra rằng tính cách của tôi quá cứng nhắc, quá mạnh mẽ! Chính vì tôi vừa phải tự kiếm tiền vừa phải dạy dỗ con cái, ở nhà có việc gì cũng đều tự mình làm do vậy tôi rất xem thường chồng, cảm giác có anh ấy hay không cũng như nhau. Hai ba năm gần đây, kinh tế không khởi sắc, anh ấy việc ít, tiền kiếm về cũng ít, thời gian nhàn rỗi ở nhà nhiều nhưng lại không chịu làm việc gì khiến tâm tôi bất bình vô cùng, cho rằng anh kiếm tiền, tôi cũng kiếm tiền, dựa vào cái gì mà việc nhà một mình tôi phải làm? Hơn nữa ở nhà việc gì anh cũng không làm vậy anh dựa vào cái gì mà nói tôi? Từ đó tôi luôn xoi mói, bới móc, ghét bỏ, tính toán chi li với anh ấy, lấy việc kiếm tiền nhiều ít để đo lòng người! Đó cũng là độc tố trong văn hoá đảng coi “kim tiền là trên hết”: Có tiền là có địa vị, có tiền chính là thành công, đúng như câu nói “Cơ sở kinh tế quyết định thượng tầng kiến trúc”. Một thời gian dài tôi cứ mãi như vậy nên càng coi thường chồng, nhìn anh không vừa mắt, tâm lý bất bình, oán hận đủ cả. Bao lâu nay, biểu hiện của tôi trước mặt chồng chính là tính cương cường mạnh mẽ được dưỡng thành trong văn hóa đảng, thái độ rất lãnh đạm với anh ấy. Bình thường khi nói chuyện cũng dùng những từ ngữ lạnh lùng, về cơ bản không hề có chút dịu dàng, quan tâm nào, lại càng không thể cảm thông với sự vất vả của anh ấy, kiếm tiền vốn không dễ dàng gì!
Chồng tôi vốn là một người vui tính thích pha trò, nhưng vì thời gian dài đối mặt với sự mạnh mẽ của vợ thì anh cũng càng ngày càng trở nên thờ ơ, lạnh nhạt với tôi. Vợ chồng tôi không thể giao tiếp tâm sự, gia đình cũng không còn sự ấm áp vốn có. Ở trong hoàn cảnh gia đình như vậy, chồng tôi làm sao có thể nhìn thấy được sự tốt đẹp của việc tu luyện Đại Pháp? Làm sao anh ấy có thể tiếp nhận việc tôi giảng chân tướng Đại Pháp cho anh ấy? Nếu chỉ vì biểu hiện của tôi dẫn đến việc chồng không thể được cứu thì tội của tôi có lẽ là quá lớn!
Kỳ thực, chồng tôi là người yêu gia đình, tuy anh ấy không ở nhà nhưng mỗi tối đều gọi điện thoại cho mẹ con tôi. Anh ấy đối xử với cha mẹ tôi cũng rất tốt, vào dịp năm mới hay lễ tết đều biếu tiền, mua quà cáp cho ông bà. Điều đáng quý hơn nữa là đứa cháu trai họ của tôi đã sống ở nhà chúng tôi mười năm mà anh ấy chưa bao giờ tỏ thái độ bất mãn, mà còn rất quan tâm tới cháu.
Bây giờ tôi đã hiểu, đều là do độc tố “nam nữ bình đẳng” trong văn hoá đảng khiến tôi bị mù quáng. Văn hoá đảng rao giảng rằng: Phụ nữ có thể gánh vác một nửa bầu trời, việc gì nam giới làm được thì nữ giới cũng làm được. Một thời gian dài bị đầu độc như vậy khiến phụ nữ trở nên độc lập, không phụ thuộc vào nam giới, cũng không còn giữ được nét hiền hậu, dịu dàng trong văn hoá truyền thống. Phụ nữ bây giờ đều là “Nữ hán tử”, “Cọp cái”, “Sư tử Hà Đông”…; do vậy mới tạo thành những vấn đề nhức nhối của xã hội như gia đình bất hòa, tỉ lệ ly hôn cao. Tôi đã trúng độc quá sâu mà hoàn toàn không nhận thức ra được, tạo thành tổn thương đối với chồng, lại còn ảnh hưởng đến việc anh ấy được đắc cứu.
Sư phụ giảng:
“Tẩu hồi truyền thống lộ thông thiên” (“Tái tạo”, Hồng Ngâm 5)
Trong văn hóa Thần truyền thì dịu dàng, thiện lương, bao dung, nhẫn nại, chịu thương chịu khó, đối với nam nhân thì tôn trọng, ủng hộ, đó mới đúng là trạng thái đáng có của người phụ nữ. Sư phụ cũng giảng Pháp nhiều lần về phương diện này.
Tôi đã có thể nâng cao nhận thức về những an bài và thủ đoạn hủy hoại con người của cựu thế lực. Đầu tiên tôi đã có được thụ ích từ việc chú trọng học Pháp và học Pháp nhiều hơn trong thời gian gần đây.
“Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm” (“Bài trừ can nhiễu”, Tinh tấn yếu chỉ 2)
Ngoài ra khi chú trọng học Pháp và học Pháp nhiều thì có thể nhắm thẳng vào biểu hiện văn hoá đảng của bản thân mà nhìn nhận. Tôi cho rằng chúng ta nên đọc nhiều lần “Giải thể văn hóa đảng”, xem “Mạn đàm văn hoá đảng” nhiều hơn nhằm triệt để giải thể, thanh trừ hết thảy tàn dư văn hoá đảng ở bản thân, loại bỏ hoàn toàn độc tố của nó, từ trong Pháp mà quy chính lại bản thân mình, để bản thân trở nên thuần tịnh. Hy vọng những đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi có thể chú trọng giải thể và thanh trừ hết thảy văn hoá đảng ở bản thân mình, tiếp thụ bài học giáo huấn của tôi để tránh phạm phải những sai lầm tương tự như tôi.
An bài phá hoại mang tính hủy diệt của cựu thế lực đối với các đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi còn biểu hiện ở nhiều phương diện khác, ví như: Thích xem điện thoại, coi trọng con cái, xem trọng tiền bạc, coi trọng danh lợi ở nơi người thường v.v., tôi cũng không nói kĩ thêm nữa. Ở đây tôi chỉ nêu ra một vài ví dụ để cùng các đồng tu thảo luận, hy vọng mọi người thông qua bài học giáo huấn của tôi để có thể cùng nhau đề cao. Có chỗ nào chưa thích hợp mong các đồng tu từ bi chỉ rõ!
Điều đáng mừng là sau khi tôi viết xong bài này thì những vấn đề đã làm khó tôi trong nhiều năm đã bị phá bỏ một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng. Những chấp trước ngoan cố của tôi được đề cập ở trên đang được tiêu trừ từng lớp, từng lớp một.
“Tu tại tự kỷ, công tại sư phụ” (Chuyển Pháp Luân)
Là Sư phụ từ bi vĩ đại đã hoá giải những vấn đề của tôi, giúp tôi loại bỏ những vật chất bất hảo đó, đệ tử đã làm Sư phụ hao tâm tổn sức rồi! Tạ ơn Sư phụ, đệ tử xin được quỳ gối cảm tạ ân Sư!
Ngày đăng: 26-06-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.