Nhà văn Lý Miễn Ánh: Đại sư Lý chỉ dẫn con người tìm chiếc thang lên trời



Tác giả: Lâm Sầm Tâm và Lạc Á – Báo The Epoch Times

[ChanhKien.org]

Kể từ khi được công bố, bài viết “Vì sao có nhân loại” của Ông Lý Hồng Chí – nhà sáng lập Pháp Luân Công, đã liên tục khơi dậy dư luận. Nhà văn Lý Miễn Ánh cảm nhận được Đại sư Lý chỉ dạy con người cần giữ vững thiện tâm mới có thể tìm được chiếc thang lên trời, mới có thể bước trên con đường về với Thần.

Khoa học phát triển một cách mù quáng sẽ đẩy con người tới bờ vực nguy hiểm

“Đại sư Lý đã đưa ra một câu hỏi về sinh mệnh” – ông Lý Miễn Ánh nói. Gần đây ông đã đọc bài viết “Vì sao có nhân loại”, trong đó Đại sư Lý đã giải thích sinh mệnh là do Thần tạo nên, hơn nữa còn tiết lộ rằng nhân loại đang ở trong giai đoạn “Diệt” của quá trình Thành – Trụ – Hoại – Diệt.

Ông Lý Miễn Ánh thể ngộ ra rằng, khoa học kỹ thuật hiện nay đã rời xa tín ngưỡng và đạo đức, điều này dẫn tới việc khoa học phát triển một cách mù quáng, và nhân loại đã đi tới bờ vực nguy hiểm.

“Chúng ta nói khoa học, khoa học, nhưng trên thực tế lại hoàn toàn không khoa học. Khoa học mà chúng ta đang nghiên cứu đều chạy theo thị trường, còn khoa học chân chính thì trên thực tế lại bị đối xử lạnh nhạt. Các nghiên cứu khoa học kỹ thuật mà nhân loại tìm tòi đã đẩy nhân loại tới bờ vực nguy hiểm”. Ông chia sẻ: “Tôi nghĩ sau sự cố virus vừa qua, nhân loại cũng nên thức tỉnh. Sự phát triển của khoa học công nghệ dẫn đến việc chính bản thân con người có thể sẽ bị diệt vong trước khi Trái Đất bị hủy diệt.

Thiện lương chính là chiếc thang lên trời trở về với Thần

Liệu nhân loại có thể phát triển theo hướng lành mạnh, tránh khỏi nguy cơ bị hủy diệt hay không? Sau khi đọc “Vì sao có nhân loại”, ông Lý Miễn Ánh cảm nhận rằng điều ấy là có khả năng, nhưng trước tiên là phải quay về với đạo đức, tìm về với tín ngưỡng. “Đạo đức là huyết mạch của sinh mệnh di truyền cho chúng ta, chứ không phải là điều chúng ta học được. Đạo đức tiên thiên đến từ đâu? Đến từ nội tâm của chúng ta, nội tâm chúng ta chính xác là do Thần sáng tạo và đồng tại với Thần”.

“Chúng ta muốn tìm kiếm chân lý một cách chân chính, điều đó rất khó tìm được trong khoa học nhưng lại có thể tìm được trong tín ngưỡng. Trước hết, cần vững tin vào sự tồn tại quyền năng siêu việt của Thần”.

Ông Lý Miễn Ánh cũng bày tỏ: “Đồng thời cũng cần giữ vững thiện tâm. Thiện của Chân-Thiện-Nhẫn vô cùng quan trọng. Thiện là bản tính bẩm sinh, là điều vẫn luôn được truyền thừa trong huyết mạch, do đó mới nói là chúng ta nên tìm kiếm Thiện từ nội tâm. Thiện cũng chính là điều mà Cơ Đốc giáo giảng là Tình yêu – là do Thần ban cho. Chúng ta ở đây tìm kiếm con đường dẫn tới Thần, tìm đến nấc thang lên trời, điểm này là vô cùng quan trọng”.

“Đại sư Lý giảng về Thiện rất quan trọng” – ông thể ngộ được rằng: “Người thiện lương dễ tránh được tai họa, những người học Pháp Luân Công và người thường xuyên luyện khí công có thể chất rất tốt. Hơn nữa, họ không có nhiều tạp niệm, khí mạch vận hành càng chính thường thì cơ thể càng có khả năng chống lại virus, trong tâm không có tạp niệm thì càng không bị dục vọng và truy cầu làm phiền. Ngược lại, dục vọng và truy cầu càng lớn thì lại càng không đạt được mục đích”.

Ông Lý Miễn Ánh nói ông vô cùng tán thành về các khái niệm luân hồi, nhân quả báo ứng và nghiệp lực mà Đại sư Lý đề cập. “Đại sư Lý diễn đạt tất cả những điều này chỉ với vài ngàn từ đơn giản ngắn gọn!”

Pháp Luân Công hồng dương Thần tính, có ý nghĩa to lớn đối với văn hoá Trung Quốc

Ông Lý Miễn Ánh cho biết, hầu hết những người Trung Quốc sinh sau năm 1949 đều chịu sự giáo dục của chủ nghĩa cộng sản của ĐCSTQ. Trên thực tế, chủ nghĩa Marx dựa trên khoa học lý tính của phương Tây nhưng đã bị Marx đẩy đến cực đoan, do đó tất nhiên không thể thấy được sự tồn tại của Thần.

“Vì sao Marx muốn phủ nhận thế giới năng lượng (thế giới tâm linh), cho rằng bản chất của thế giới chính là vật chất. Tại sao ông ta nhất định muốn giữ vững quan điểm này? Ông ấy không phải nói về vấn đề khoa học, cũng không phải nói về vấn đề triết học, mà ông ta muốn dùng chủ nghĩa duy vật này để phủ nhận sự tồn tại của tình yêu, phủ nhận sự thiện lương, phủ nhận tinh thần và phủ nhận sự tồn tại của Thượng Đế”.

Ông Lý Miễn Ánh cho rằng, không chỉ ĐCSTQ cố ý hủy hoại tín ngưỡng, mà các tôn giáo hiện nay cũng đang thay đổi bản chất của tín ngưỡng. May mắn thay, Đại sư Lý đã phổ truyền Pháp Luân Công vào thời điểm này, hồng dương Thần tính, đem lại ảnh hưởng to lớn đối với đất nước Trung Quốc (cũng như cả thế giới).

Ông nói: “Đại sư Lý Hồng Chí đại biểu cho sức mạnh đạo đức của Trung Hoa, sự xuất hiện của Pháp Luân Công tại Trung Quốc là vô cùng vĩ đại, cũng như vô cùng kịp thời! Bởi vì sau khi truyền vào Trung Quốc, tôn giáo đã biến thành phi tôn giáo, tôn giáo đã biến thành đơn vị lợi ích, người ta đến chùa không phải vì tín ngưỡng mà là để cầu Thần ban phước, cầu Thần cho phát tài, nhiều con nhiều phúc, điều này đã cải biến bản chất của tôn giáo. Đại sư Lý Hồng Chí phổ truyền Pháp Luân Công đúng vào lúc này cũng là giúp khôi phục văn hóa Trung Quốc, văn minh Trung Quốc, tạo nên bước ngoặt vô cùng trọng yếu”. “Pháp Luân Công lấy việc hồng dương Thần tính làm chủ yếu, tôi cho rằng sự xuất hiện của Pháp Luân Công có ý nghĩa rất lớn đối với văn hóa Trung Hoa”.

Khi biết bài viết “Vì sao có nhân loại” đã được phiên dịch sang nhiều ngôn ngữ và được truyền rộng khắp các nước phương Tây, ông Lý Miễn Ánh chia sẻ: “Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với văn hóa Trung Quốc mà còn có ý nghĩa với toàn bộ nhân loại!”.

Nhà văn Lý Miễn Ánh từng xuất bản cuốn sách “Sinh mệnh: Ý chí và lịch sử”, cố gắng khám phá sinh mệnh; ông cho rằng sinh mệnh là một kênh kết nối để con người hiểu biết hơn về vũ trụ, đồng thời khuyến khích mọi người suy ngẫm về lịch sử và cảnh giác vấn đề “lý tính là trên hết” trong xã hội ngày nay.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/281425



Ngày đăng: 21-02-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.