Buông bỏ sinh tử và viên dung vô lậu trong tu luyện phản bức hại



Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc

[ChanhKien.org]

Theo báo cáo của Minh Huệ, đến nay, cuộc bức hại của tà ác đối với các đệ tử Đại Pháp vẫn đang gây chấn động. Các vụ bắt cóc và giam giữ bất hợp pháp cùng các bản án phi pháp và bức hại đến chết liên tục xảy ra. Tôi muốn chia sẻ những sở ngộ của bản thân từ giác độ tu luyện phản bức hại. Nếu có chỗ nào thiếu sót, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.

1. Buông bỏ sinh tử có thể giúp vượt quan khi đang trong bức hại không?

Trường hợp thứ nhất: Trong một lần giảng chân tướng, đồng tu A đã bị báo cáo, bị tà ác bắt cóc phi pháp; nhà của cô cũng bị lục soát phi pháp. Tà ác luôn đe dọa rằng cô sẽ bị kết án bằng cách đưa ra một số ví dụ tương tự về trường hợp của những học viên khác bị kết án; đồng thời yêu cầu đồng tu A thành thật hợp tác, từ bỏ tu luyện, để có thể nhận được cái gọi là đối xử khoan hồng. Trong suốt cuộc thẩm vấn phi pháp, đồng tu A luôn giữ vững chính niệm. Điều cô ấy nghĩ đến là: “Trường hợp tệ nhất là chết hoặc bị bỏ tù, kết án phi pháp (con nhỏ thì đã có mẹ chồng chăm sóc, mình không lo lắng về điều đó), mình quyết không phản bội đồng tu hoặc làm ô uế thanh danh của Đại Pháp, cho dù tà ác có uy hiếp khủng bố như thế nào đi nữa mình cũng sẽ bất động tâm.” Đồng tu A đã từ bỏ chấp trước sinh tử ở một cảnh giới nhất định, nhưng tà ác không để cô ấy vượt qua khảo nghiệm.

Biết tin đồng tu A lần đầu bị bắt cóc phi pháp, thân nhân và đồng tu B đã phát chính niệm cho đồng tu A và miêu tả lại những gì họ cảm thấy trong suốt quá trình ấy như sau (những xung đột trong tư tưởng này được miêu tả dưới dạng hội thoại):

Đồng tu B nói với cựu thế lực:

– Các vị không thể bức hại đồng tu A. Hãy thả cô ấy ra ngay lập tức…

Cựu thế lực:

– Chúng tôi chỉ đang giúp cô ấy (đồng tu A) tu luyện; đó là ý nguyện của cô ấy (trong lịch sử, cô ấy đã từng đồng ý tu khứ các chủng tâm chấp trước và tình cuối cùng của mình trong lao ngục). Chính cô ấy đã cam tâm tình nguyện tống khứ các chấp trước cũng như buông bỏ tình mà mình chưa thể đoạn theo cách này…

Đồng tu B:

– Dù trong lịch sử, cô ấy (đồng tu A) có nguyện như thế, nhưng hiện giờ cô ấy đã là đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp. Cô ấy muốn trợ Sư chính Pháp và cứu độ chúng sinh; các vị cũng không thể bức hại cô ấy…

Cựu thế lực:

– Cô ấy vẫn còn có nghiệp lực (Cựu thế lực lúc này đang do dự về việc thả đồng tu A với lý do rằng cô ấy có nghiệp lực cần tiêu khứ ở trong tù). Chúng tôi muốn giúp cô ấy tiêu trừ các chủng nghiệp lực từ trong quá khứ theo cách này…

Đồng tu B:

– Cho dù trong lịch sử, cô ấy có nợ nghiệp lực, cô ấy cũng không thể bị giam giữ một cách phi pháp. Nghiệp lực của cô ấy có thể được buông bỏ theo cách… Nếu cô ấy không được thả, các vị sẽ bị thanh trừ theo yêu cầu của Chính Pháp.

Sau đó, đồng tu A đột nhiên ngộ ra: “Mình không thể bị giam giữ phi pháp ở đây. Mình không thể ở một nơi như vậy. Đây không phải là nơi mình nên ở. Mình cần ra ngoài để chăm lo cho con, cần phải ra ngoài giảng chân tướng cứu chúng sinh, không thể để người thân của mình có suy nghĩ tiêu cực về Đại Pháp (một số người thân xung quanh cô ấy không thể hiểu được những việc đệ tử Đại Pháp đang làm và sẽ phàn nàn rằng đệ tử Đại Pháp đã rời bỏ gia đình của họ)…” Vì vậy, cô ấy đã cầu xin Sư phụ gia trì, và ngay lập tức được phóng thích.

Tất nhiên, tà ác đã không kết án hay bỏ tù cô ấy một cách bất hợp pháp mà thả cô ngay trong ngày.

Trường hợp thứ hai: Tại một vùng nông thôn nọ, đồng tu C, vốn bị cụt tứ chi, phải di chuyển bằng nạng, trong một lần đi phát tờ rơi và giảng chân tướng, đã bị một người chưa minh bạch chân tướng báo cáo. Cô bị tà ác bắt cóc, giam giữ. Lần này, cảnh sát tà ác đã được các quan chức chính quyền địa phương chỉ đạo phải đánh cô đến chết. Họ thực sự đã làm vậy với một thanh gỗ dày bằng cổ tay, suýt chút nữa là cô bị giết chết.

Khi cô đang hấp hối, cảnh sát tà ác đã nói với cô: “Đừng trách chúng tôi, chúng tôi được chỉ đạo để đánh đập cô đến chết, giờ cô đã sắp chết. Tôi sẽ cho cô biết mọi chuyện trước khi cô ra đi. Họ sẽ mang cô đi hỏa táng và cô sẽ hóa thành tro”. Sau khi nghe điều này, đồng tu C biết rằng mình sắp chết, liền nghĩ: “Mình là một người tàn tật, nhưng mình đã đắc được Pháp tốt đến như vậy, đã đến đây để tu luyện trong một thời gian dài như vậy. Dẫu chết cũng không tiếc, đây đâu phải việc gì to tát chứ.”

Đồng tu C cũng buông bỏ chấp trước sinh tử trong suốt cuộc bức hại. Tuy vậy, tà ác vẫn không để cô vượt quan và thật sự vẫn muốn “đánh cô đến chết”.

May mắn thay, đồng tu C chính niệm vẫn mười phần đầy đủ: “Mình chưa thể chết được, mình cần phải để cho nhiều người hơn nữa biết được rằng Đại Pháp là tốt.”

Một niệm ấy phát xuất, kỳ tích đã xảy ra. Cô phát hiện rằng mình có thể di chuyển, có sức mạnh để đứng dậy. Cô thực sự đã đứng dậy.

Cảnh sát tà ác nhìn thấy đồng tu C đứng dậy, liền nghĩ: “Người này mệnh lớn vậy sao!” Họ liền vây quanh và đánh đập cô điên cuồng hơn. Thanh gỗ dày đã bị gẫy, nhưng đồng tu C không hề cảm thấy đau. Trái lại, càng bị đánh, cô càng cảm thấy thoải mái. Những cảnh sát tà ác sững sờ: “Đây là người không thể bị đánh chết sao?” Họ không dám đánh cô nữa, nói rằng cô là “Thiết Quải Lý không thể bị đánh chết” và thả cô đi.

2. Cái mà cựu thế lực gọi là “trợ giúp đệ tử Đại Pháp tu luyện” trên danh nghĩa là khảo nghiệm, nhưng thực ra nó là một cuộc bức hại.

Sư phụ đã giảng:

Cựu thế lực chẳng phải chỉ biết [làm mỗi] cái đó sao? Đệ tử của Jesus và Thích Ca Mâu Ni những năm đó thì chúng đều bức hại như thế, chúng đều làm như vậy, chúng nói “Chúng tôi đang giúp họ tu luyện”.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2019)

Hãy cùng nhìn lại câu chuyện tu luyện trong lịch sử “Cát nhục uy ưng” (xẻ thịt cho chim đại bàng ăn) được coi là kinh điển trong Phật giáo để xem các vị Thần trong cựu vũ trụ đã giúp người tu luyện tu luyện như thế nào.

Thiên Đế nghe nói có một Quốc vương (tiền thân của Phật Thích Ca Mâu Ni khi hành đạo) là người hoàn thiện giới luật, mang nhân đức cao cả và tấm lòng từ bi với hết thảy chúng sinh. Để khảo nghiệm Quốc vương, Thiên Đế đã biến thành một con chim đại bàng, và để một vị Thần hộ mệnh biến thành một con chim bồ câu. Và rồi đại bàng đuổi theo chim bồ câu bay đến gặp Quốc vương. Bồ câu chui vào dưới nách Quốc vương, cầu xin ngài bảo vệ. Đại bàng nói với Quốc vương: “Xin ngài hãy mau trả lại chim bồ câu dưới cánh tay ngài, đó là cao lương mỹ vị của tôi. Đã vài ngày nay tôi chưa có gì để ăn rồi”.

Quốc vương chậm rãi nói: “Ta đã phát nguyện cứu độ và bảo vệ hết thảy chúng sinh. Ta không thể để ngươi sát sinh trước mặt ta. Ta muốn bảo hộ sinh mệnh ấy”.

Đại bàng nói: “Tôi sẽ chết đói nếu như ngài cứu lấy bồ câu. Chẳng lẽ ngài nỡ lòng nào thấy chết mà không cứu sao?”

Quốc vương trả lời: “Chỉ cần ngươi để chim bồ câu này bay đi, ta sẽ cố gắng hết sức để ngươi thỏa mãn cơn đói”.

Đại bàng nói: “Tôi chỉ ăn thịt tươi sống còn nóng hổi”.

Quốc vương liền nghĩ: “Đại bàng muốn ăn thịt tươi sống của sinh mệnh vừa bị giết; nhưng mình không thể cứu một sinh mệnh bằng cách sát hại một sinh linh khác”. Ngài liền rút dao ra cắt một miếng thịt của chính mình cho đại bàng ăn để đổi lấy chim bồ câu.

Đại bàng ăn xong liền nói: “Thưa Quốc vương, ngài hãy đối xử bình đẳng với tất cả chúng sinh. Ngài đổi thịt của mình lấy mạng sống của chim bồ câu. Vậy thì thịt của ngài cắt ra phải bằng trọng lượng của chim bồ câu”.

Quốc vương sai người đem cân đến, đặt chim bồ câu ở một bên, thịt cắt từ ngài đặt ở bên còn lại. Kỳ lạ thay, cho dù Quốc vương cắt bao nhiêu thịt đi chăng nữa thì cũng không thể bằng trọng lượng của chim bồ câu. Dùng hết sức bình sinh, Quốc vương trèo lên chiếc cân, và cuối cùng thì hai mặt cân cũng cân bằng.

Quốc vương đã bất chấp thống khổ cắt thịt đổ máu, cuối cùng xả bỏ cả nhục thân để vượt qua thử thách của Thiên Đế. Đây cũng là thông lệ trong lịch sử của các vị Thần cựu vũ trụ nhằm khảo nghiệm cá nhân người tu luyện trở thành Thần, về bản chất là do trí huệ hữu hạn của các vị Thần cựu vũ trụ, và nó là một quan niệm biến dị.

Trong thời kỳ Chính Pháp, những khảo nghiệm từ cựu thế lực đối với các đệ tử Đại Pháp về cơ bản là can nhiễu và bức hại.

3. Tu luyện phản bức hại trên cơ điểm trợ Sư chính Pháp và cứu độ chúng sinh

Trước ngày 20 tháng 7 năm 1999 là thời kỳ tu luyện cá nhân của các đệ tử Đại Pháp. Sau đó là thời kỳ tu luyện Chính Pháp, tu luyện phản bức hại.

Từ trên Pháp lý, tôi ngộ ra rằng cựu thế lực không hiểu được mối quan hệ giữa tu luyện cá nhân của đệ tử Đại Pháp và tu luyện Chính Pháp. Các an bài cụ thể và có hệ thống của cựu thế lực đối với tu luyện của đệ tử Đại Pháp đều dựa trên cơ điểm của tu luyện cá nhân. Chúng căn bản không biết tu luyện trong thời kỳ Chính Pháp ra sao. Cái gọi là khảo nghiệm đối với đệ tử Đại Pháp thực ra đều là bức hại và can nhiễu. Điều này yêu cầu các đệ tử Đại Pháp về căn bản phải phủ nhận an bài từ cựu thế lực. Về bản chất, các đệ tử Đại Pháp không phải tu luyện trong trường bức hại của cựu thế lực, mà là trên cơ sở hoàn toàn phủ nhận an bài từ cựu thế lực, tức là tu luyện phản bức hại.

Thể ngộ của tôi là: trong thời kỳ Chính Pháp, khi đang bị bức hại, các đệ tử Đại Pháp không nên để mình bị cuốn vào khung bức hại của cựu thế lực và chịu đựng nó một cách mù quáng. Ở một mức độ nhất định, họ đang thừa nhận an bài của cựu thế lực, và trong cái gọi là khảo nghiệm của chúng (bức hại) để tu luyện bản thân. Trên thực tế, nếu ta cân nhắc kỹ thì đó là an bài của cựu thế lực dựa trên tu luyện cá nhân để đạt được viên mãn cá nhân, không phải chính niệm chính hành của đệ tử Đại Pháp trợ Sư chính Pháp và cứu độ chúng sinh trong thời kỳ Chính Pháp.

Hai đồng tu nói trên đã chịu đựng một cách mù quáng, thậm chí buông bỏ sinh tử, nhưng cơ điểm tu luyện của họ là thành tựu uy đức cá nhân, tu luyện bản thân trở thành Thần. Dựa trên trạng thái tu luyện này, cựu thế lực có lý do (nguyên lý của cựu vũ trụ) để lấy đi nhục thân của người tu luyện; chúng sẽ không để các học viên vượt quan một cách dễ dàng. Như chúng ta có thể thấy từ câu chuyện tu luyện lịch sử “Cát nhục uy ưng”, trong tu luyện cá nhân, cựu thế lực rất nghiêm khắc với người tu luyện trong việc buông bỏ sinh tử.

Tuy nhiên, trong thời kỳ Chính Pháp, cuộc bức hại khắc nghiệt của cựu thế lực không phải là thứ mà Đại Pháp cần, không phải là thứ mà Chính Pháp cần, cũng không phải là thứ mà Sư phụ cần, nó cũng không phải là điều được thừa nhận trong thời kỳ Chính Pháp. Thể ngộ của tôi là trong thời kỳ tu luyện Chính Pháp, các đệ tử Đại Pháp sẽ bảo lưu một số nhân tâm, làm tốt ba việc, dần dần loại bỏ những chấp trước và nghiệp lực cuối cùng trong khi làm tốt ba việc cho đến khi họ đạt viên mãn trong Chính Pháp. Bằng cách này, các đệ tử Đại Pháp có thể cứu độ con người thế gian và chúng sinh theo cách phù hợp nhất với trạng thái của người thường. Không ai trong cựu thế lực có thể quản việc tu luyện của đệ tử Đại Pháp, đệ tử Đại Pháp chỉ quy về Sư tôn quản. Đồng thời, Sư phụ đã ban cho các đệ tử Đại Pháp năng lực phủ nhận hoàn toàn cựu thế lực. Đệ tử Đại Pháp trong tu luyện phản bức hại là đứng trên cơ điểm trợ Sư chính Pháp và cứu độ chúng sinh. Cũng giống như hai đồng tu nói trên, họ không thừa nhận cuộc bức hại của cựu thế lực, không thừa nhận việc bị bức hại đến chết, và muốn thoát ra ngoài để cứu độ thế nhân. Sư phụ đã giảng “Đệ tử chính niệm túc, Sư hữu hồi thiên lực” (Giảng Pháp vào ngày Kỷ niệm 20 năm truyền Pháp). Sau khi cơ điểm được thiết lập một cách minh xác, chính niệm hễ xuất ra, bức hại lập tức tiêu mất.

Thể ngộ của tôi là, trong thời kỳ tu luyện Chính Pháp, những học viên chịu bức hại nếu chỉ dựa vào tu luyện bản thân, thì ngay cả khi buông bỏ sinh tử, họ vẫn hữu lậu trong tu luyện và chưa đủ viên dung. Chỉ khi đứng trên cơ điểm vị tha, phản bức hại, phủ định bức hại, trong tâm nghĩ đến nhiều chúng sinh hữu duyên hơn nữa, nghĩ rằng nếu bản thân không bị bức hại thì sẽ có thể cứu độ được nhiều người hữu duyên hơn nữa, thì mới có thể tu thành bậc Chính Giác tiên tha hậu ngã, vô tư vô ngã. Đây chính là viên dung vô lậu.

Dịch từ:

https://www.zhengjian.org/node/273205

https://www.pureinsight.org/node/7702



Ngày đăng: 05-09-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.