[Thông tri gửi bài nhân dịp 20 năm Chánh Kiến Net] Suy nghĩ về câu chuyện sáng tác bài hát của Quản Trọng



Tác giả: Phất Hiểu

[ChanhKien.org]

[Ghi chú của Ban biên tập] Cảm ơn sự ủng hộ mạnh mẽ của các đồng tu, sau khi đăng tải bài “Thông tri kêu gọi gửi bài nhân dịp 20 năm Chánh Kiến Net”, chúng tôi liên tục nhận được bài viết của các đồng tu gửi đến. Thời hạn cuối cùng nhận bài là ngày 31 tháng 12 năm 2021, do vậy chúng tôi đã lựa chọn ngày 13 tháng 5 – ngày sinh của Sư phụ và cũng là ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới – để bắt đầu đăng các bài viết. Cũng hy vọng rằng các đồng tu chưa đóng góp có thể nỗ lực viết ra những chính kiến ​​của mình trong tu luyện Đại Pháp về nhân thể, sinh mệnh, vũ trụ và vạn sự vạn vật.

Quản Trọng họ Cơ, Quản thị, tên là Di Ngô, ông là người có danh tiếng lẫy lừng, một nhân vật quan trọng trong thời Chiến Quốc, sau thời Chu Mục Vương. Ông là người hiểu biết sâu rộng, có đầu óc chính trị. Cha của ông là Quản Trang, là quan đại phu của nước Tề, do gia cảnh sa sút nên thời niên thiếu Quản Trọng sống trong cảnh nghèo khó, có lần ông hùn vốn buôn bán với người bạn thân là Bào Thúc Nha nhưng thất bại, vì muốn phụng dưỡng mẹ già nên trong thời gian đi quân dịch đã nhân lúc lâm trận mà bỏ trốn về nhà, nhiều lần bất thành trong đường công danh. Về sau Quản Trọng được phong làm tể tướng của Tề Hoàn Công, công trạng rất lớn, lập nhiều kỳ tích. Gia Cát Lượng thời Tam Quốc từng tự so sánh mình với Quản Trọng, Nhạc Nghị.

Quản Trọng cũng rất am hiểu về âm luật. Sau đây là hai câu chuyện nhỏ chứa đựng nhiều yếu tố thần kỳ kể về việc ông sáng tác ca khúc và dạy cho mọi người hát. Qua đó, có thể gợi mở cho chúng ta nhiều điều hơn về nền văn minh năm nghìn năm Trung Hoa.

Câu chuyện thứ nhất: Quốc vương nước Lỗ bị nước Tề ép phải bắt Quản Trọng lên xe tù đưa đến nước Tề, chiếc xe tù từ từ chạy trên đường đến nước Tề, nhưng Quản Trọng lúc này trong lòng lo lắng. Vì ông biết đây nhất định là bạn thân cũng là Tể tướng Bào Thúc Nha đã tiến cử ông với Tề Hoàn Công, nhưng nếu Lỗ vương đoán ra, đổi ý không giữ lời hứa mà sai quân truy sát thì sẽ phiền phức.

Trong cái khó ló cái khôn, Quản Trọng liền nói với những người dịch phu áp giải: “Mấy vị đi đường vất vả, ta hát cho các vị nghe, các vị hòa nhịp theo ta mà hát, có được không?” Mọi người liền nói được. Thế rồi Quản Trọng cất tiếng hát, các dịch phu đều hòa nhịp hát theo, giọng hát từ trầm lên cao, tiết tấu từ chậm đến nhanh, nhịp bước cũng tăng dần theo tiết tấu, mọi người đều quên đi hết mệt nhọc, chẳng mấy chốc đã đến nước Tề. Đúng như dự đoán của Quản Trọng, Lỗ vương đã không giữ lời hứa và cho quân truy sát, nhưng đã quá muộn. Quả nhiên Quản Trọng đã được Tề Hoàn Công phong làm tể tướng.

Câu chuyện thứ hai: Nước Yên bị nước Li Chi của người Nhung ở phương Bắc xâm lược, chống cự không nổi, Yên Trang Công bèn cầu cứu nước Tề. Sau khi luận bàn với tướng quốc Quản Trọng, Tề Hoàn Công quyết định xuất quân giúp đỡ, Tề Hoàn Công đích thân dẫn quân ra trận. Trong cuộc chiến truy đuổi và tiêu diệt đội quân người Nhung, một lần đoàn quân tiến đến một vùng núi (dải đất phía Bắc Tuần Hoá thuộc phía đông tỉnh Hà Bắc ngày nay, chưa xác minh rõ), chỉ thấy “đường núi lởm chởm, núi đá kỳ quái cheo leo, cây cối rậm rạp, tre trúc cản đường”.

Gặp núi mở đường, gặp sông bắc cầu, Quản Trọng hạ lệnh lấy lửa đốt núi. Ngọn lửa sáng rực bầu trời trong năm ngày không dứt. Sau khi lửa tắt, ông hạ lệnh đào núi mở đường để xe cộ dễ dàng tiến lên. Chư tướng lần lượt bẩm báo: Núi cao hiểm trở, xe ngựa lên núi rất vất vả. Quản Trọng nói với thuộc hạ: Ngựa của quân Nhung rất linh hoạt, chỉ có chiến xa (xe do ngựa lái) mới có thể khống chế được. Vì vậy ông đã sáng tác hai bài hát và dạy quân lính hát.

“Thượng sơn ca” (Bài ca lên núi): Núi cao cao (này) đường vòng vèo, cây trơ trọi (này) đá bướng bỉnh như rào chắn. Mây bàng bạc (này) ngày rất lạnh, tôi đánh xe (này) lên núi cao chót vót. Thần gió giúp đánh xe (này) giúp điều khiển cần lái, giống như chim bay (này) bay rất cao, băng lên đỉnh núi kia (này) không khó chút nào.

“Hạ sơn ca” (Bài ca xuống núi): Lên núi khó (này) xuống núi dễ, bánh xe như vành khuyên (này) móng chân như trĩu xuống. Âm thanh lộc cộc (này) người thở hổn hển, qua mấy đoạn vòng vèo (này) phút chốc đã đến đất bằng. Đánh bọn Nhung Lư (này) dập hết khói lửa, ghi công lao nước Cô Trúc (này) muôn vạn đời.

Những người lính cùng cất lên bài ca, bạn hát tôi hòa theo, bánh xe quay như bay.

Tề Hoàn Công, Quản Trọng và những người khác sau khi leo lên đỉnh núi Ty Nhĩ, “quan sát địa hình trên dưới của nó”, Tề Hoàn Công thở dài: “Hôm nay ta mới biết rằng hóa ra ca nhạc có thể khơi dậy tiềm năng của con người!” Quản Trọng kể: Năm ấy khi hạ thần ở trong xe tù, lo người nước Lỗ đuổi theo, bèn viết một bài hát và dạy cho những người lính áp giải hát, họ vui vẻ mà quên mệt mỏi, đã tăng tốc cuộc hành trình. Tề Hoàn Công hỏi: “Nguyên nhân là sao?” Quản Trọng tâu: “Người mà thân thể mệt mỏi thì tinh thần chán nản, người mà tinh thần vui vẻ thì thân thể quên mệt mỏi”. Tề Hoàn Công lĩnh hội nói: “Quản Trọng thật hiểu thấu tính tình của con người, quả là như thế!”

Thời cổ đại có rất nhiều ghi chép mô tả các tác dụng khác nhau của tiếng hát và âm nhạc. Vào thời cổ đại, vua Thuấn đã lệnh cho người sáng tác ra bản vũ nhạc “Đại Thiều”, tổng cộng có chín chương. Sau khi diễn tấu xong chín chương “Đại Thiều”, thì có phượng hoàng đến chầu và nhảy múa, trăm loài thú cũng đều nhảy múa theo. Khoảng 2000 năm sau, Khổng Tử thưởng thức bản vũ nhạc “Đại Thiều”. Sau khi thưởng thức, đột nhiên tâm hồn rộng mở tinh thần sảng khoái, miệng ăn không biết mùi vị, ba tháng không thể nếm mùi vị của thịt, nên đã phải thốt lên: “Âm nhạc của ‘Đại Thiều’ thật là hoàn thiện hoàn mỹ!”. Hàn Tín đã từng dùng “Tứ diện Sở ca” để làm tan rã đội quân nước Sở của Hạng Vũ.

Luật ngũ âm của Trung quốc cổ đại gồm: cung, thương, giác, chủy, vũ, là tương hợp với ngũ hành, ngũ tạng trong cơ thể con người, ngũ tạng cũng có thuộc tính của ngũ hành. Quản Trọng hiểu biết các sách vở kinh điển, nên ông biết rõ rằng ca nhạc có tác động hết sức mạnh mẽ đối với cơ thể con người.

Quản Trọng sáng tác cho những người lao động nặng nhọc những ca khúc mang tính tích cực, người người đều thích, có giai điệu đẹp và tiết tấu thanh thoát, mọi người cất tiếng hát thì không còn nghĩ ngợi lung tung nữa, tinh thần thông suốt phấn chấn, ngũ tạng phối hợp nhịp nhàng, khí huyết lưu thông, nhiều người cùng hát thì âm thanh vang dội, hiệu quả mạnh mẽ, ý nghĩ về mệt mỏi biến mất, thu được hiệu quả thần kỳ. Đây chính là tác dụng của âm nhạc chính diện.

Điều này làm tôi nhớ đến việc xây dựng nhà ở những vùng nông thôn quê tôi thời tôi còn trẻ. Thời đó ai làm nền nhà đều đào rãnh sâu, sau đó lấp đất từng lớp từng lớp, rồi dùng cối đá để đầm. Cối đá được buộc vào cọc gỗ bằng những sợi dây thừng chắc nịch, được một người giữ thăng bằng, bốn đến sáu người đàn ông khỏe mạnh, mỗi người nắm lấy một đầu dây (hoặc cọc gỗ), kéo lên (hoặc nhấc lên) từng lượt một rồi nện xuống. Liên tục nện và liên tục di chuyển. Một người lĩnh xướng hát một câu, mọi người phụ họa hát theo: “Anh em ơi!” Dô ta nào! “Kéo (nhấc) lên này!” “Dô ta nào!” v.v. Giai điệu đơn giản nghe rất hay, nghìn bài như một, ở đâu cũng đều giai điệu ấy. Ca từ là ứng khẩu, nội dung không câu nệ, tùy ý nghĩ ra, đủ loại đủ kiểu. Đây chính là câu hò đầm đất. Ai xây nhà mà đầm nền, người ở xa đều nghe thấy, trẻ con cũng muốn đến xem cảnh náo nhiệt đó.

Hò đầm đất có hiệu quả thứ nhất là giữ trật tự, đảm bảo mọi người đều nhất tề gắng sức làm việc không lãng phí thời gian, tiết tấu vừa phải, thứ hai là giai điệu nghe rất hay, mọi người ai cũng thích phụ họa theo nên giúp tăng sức mạnh, khởi tinh thần, không cảm thấy mệt mỏi. Nội dung thú vị của ca từ cũng khởi được tác dụng.

Những bài hát, lời thơ hay đều có thể có tác động tích cực. Như vậy các bài hát của Đại Pháp và “Hồng Ngâm” của Sư phụ chẳng phải còn có lực lượng chính mạnh mẽ hơn sao? Hơn nữa còn có lực lượng của Đại Pháp trong đó! Tôi nhớ có một bài viết trên Minh Huệ Net kể về một đệ tử Đại Pháp bị bắt đến đồn cảnh sát đã giảng chân tướng, sau đó hát mấy bài hát Đại Pháp, sau khi hát xong giám đốc sở cảnh sát cuối cùng cũng hiểu ra và đã trả tự do cho cô ấy. Có một năm tôi đọc thuộc bài “Du Nhạn Quan Môn” trong Hồng Ngâm của Sư phụ cho những người trong phòng giam của nhà tù nghe, sau khi ngâm xong, hơn chục người trong phòng vỗ tay tán thưởng, có người còn hét lên hay quá!

Từ đó tôi nghĩ khi giảng chân tướng, liệu chúng ta có thể dùng hình thức như hát các bài hát Đại Pháp và đọc thuộc “Hồng Ngâm” được không?

Tác dụng của âm nhạc e rằng không chỉ có vậy, nó còn có thể thay đổi các chỉ số sức khỏe của cơ thể con người (hoặc bất kỳ sinh mệnh nào), dù là người hát hay là người nghe.

Năm 1950, tiến sĩ Singh, chủ nhiệm khoa thực vật của một trường đại học ở Ấn Độ, đã làm một thí nghiệm như sau: Trợ lý Ponia của ông là người thành thạo đàn violin, người này được yêu cầu chơi đàn ở vị trí gần bãi thực vật thủy sinh mùa thu, kết quả cho thấy rằng tốc độ lưu thông tế bào chất của thực vật thủy sinh mùa thu tăng lên. Tiến sĩ Singh cũng nghĩ đến một bài hát cầu nguyện tên là “Raga” ở miền nam Ấn Độ, giai điệu của nó khiến người nghe cảm thấy thành kính, vì vậy ông đã yêu cầu Ponia chơi giai điệu “Raga” cho đám cây trinh nữ nghe. Hai tuần sau thì thấy rằng số lượng lỗ khí trong đơn vị diện tích của cây trinh nữ tăng 66%, thành biểu bì trở nên dày hơn và các tế bào lớp vòng ngoài thậm chí còn mở rộng ra một nửa.

Có quá nhiều ví dụ không thể kể hết.

Không chỉ những bài hát, lời thơ lành mạnh hứng khởi mới có thể kích thích năng lượng tích cực của con người, mà âm nhạc mỹ diệu, diễn tấu nhạc cụ (hòa nhạc), vũ đạo, tác phẩm hội họa, cũng như phông màn sân khấu v.v. đều có thể cảm hóa con người. Ví dụ, âm nhạc Đại Pháp, nhạc giao hưởng Thần Vận, vũ đạo Thần Vận, tranh vẽ của đệ tử Đại Pháp, Pháp hội của đệ tử Đại Pháp, cảnh luyện công của đệ tử Pháp Luân Công v.v. tất cả đều như vậy.

Người xưa có câu: “Gần mực thì đen gần đèn thì rạng”. Những điều tốt đẹp có thể làm cho con người trở về với thần tính, trong khi những điều hủ bại, dung tục, thấp hèn, ủy mị, xấu xa và cặn bã hạ lưu sẽ hủy hoại lương tri con người, làm cho con người sa đọa mà bị hủy diệt. Ví dụ, trong quá khứ có một hoàng đế u mê vì say đắm âm nhạc tà dâm thấp hèn mà quên việc triều chính, có người nghe loại âm nhạc này liền biết rằng đất nước đó sắp tiêu vong. Sau khi hồng ma Trung Cộng thống trị Trung Quốc đại lục, nó đã hủy diệt nền văn minh năm nghìn năm của Trung Hoa, những âm thanh “đấu với trời đấu với đất” hay tiếng nói của bọn lưu manh, những vũ điệu ma quái của tà ác tràn ngập xã hội, đưa con người đến bên ma quỷ, thực sự là đất nước không còn là đất nước, con người không còn là con người. Hàng trăm sắc thái xấu xa của buổi dạ tiệc do Đài truyền hình Trung ương tổ chức, đã đầu độc nhiều thế hệ người Trung Quốc.

Dạ tiệc Năm mới hàng năm của người Hoa toàn cầu (Dạ hội Thần Vận), nhạc Giao hưởng Thần Vận, múa Thần Vận, Thiên Quốc nhạc đoàn, ngoài ra còn có các tiết mục biểu diễn của đội trống lưng, đã nhận được sự tán thưởng và làm xúc động biết bao nhiêu người! Các đệ tử Đại Pháp đang ở Trung Quốc đại lục đen tối của chúng tôi không thể đến xem trực tiếp, nhưng chúng tôi đã cố gắng hết sức để xem chương trình Thần Vận mới nhất và kịp thời nhất bằng cách vượt tường lửa, và mỗi lần xem chúng tôi đều không ngăn nổi nước mắt cứ tuôn như mưa!

Từ câu chuyện sáng tác các bài hát của Quản Trọng, chúng ta có thể ngộ ra sự bác đại tinh thâm của nền văn minh Trung Hoa 5000 năm. Ngày nay, dưới ánh hào quang rực rỡ của Pháp Luân Đại Pháp chiếu rọi khắp nơi, chúng ta đã thấy được hy vọng khôi phục lại nền văn hóa Thần truyền, điều đó sẽ chẳng phải thật tuyệt vời sao?

Cuối cùng là một bài thơ trong “Hồng Ngâm” của Sư phụ Đại Pháp: Độ [1]

Độ

Tiên vũ Thần khúc tự Thiên đường
Xuyên thân tẩy tủy noãn tâm phòng
Niệm từ hình thiện hoán thai cốt
Khai ngộ hồi thủ hý mộng trường

Diễn nghĩa:

Độ

Khúc nhạc Thần điệu múa Tiên đến từ Thiên đường
Xuyên qua thân tẩy cốt tủy sưởi ấm tim
Niệm từ bi tướng mạo thiện lương thay đổi thai cốt
Khai ngộ quay đầu nhìn lại vở kịch như giấc mộng dài

Nếu có điều gì trong bài viết này không đúng với Pháp, xin các đồng tu chỉ rõ.

Cảm ơn Sư tôn từ bi vĩ đại!

Ghi chú:

[1] “Hồng Ngâm V” của Sư phụ Lý Hồng Chí

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/266630



Ngày đăng: 03-09-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.