Trung y thất thủ trước ôn dịch? Trung Cộng hệ thống hủy hoại Trung y?



[Chanhkien.org] Virus Trung Cộng (Corona virus) tiếp tục hoành hành trên toàn cầu khiến cho số thương vong ngày càng nặng nề. Trong màn đêm đen mây mù u ám này đến các chuyên gia y học cũng bó tay hết cách, mọi người chờ đợi có vắc-xin mới ra đời dù cho không biết là tới khi nào mới có; còn chính phủ Trung Cộng dùng ngọn cờ Trung y mà đưa ra viên thuốc con nhộng Liên Hoa Thanh Ôn, không chỉ gặp phải sự phản đối của Tây y ở nước ngoài mà còn gặp phải sự phê bình của các thầy thuốc Trung y trong nước, bị chỉ trích là đánh lừa trăm họ, đồng thời không phải là Trung y chân chính.

Dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát nghiêm trọng vào đầu tháng 2 năm nay, một số thầy thuốc Trung y hy vọng được đến Vũ Hán tham gia cứu chữa. Nhưng khi đó tiếng hô “Trung y đừng vào làm loạn thêm nữa” là rất lớn, khiến cho các thầy thuốc cũng không còn chỗ đứng. Những tổ chức tự phát của các thầy thuốc dân gian đến Vũ Hán thì hoàn toàn không có cơ hội được chữa trị, Trung Cộng chỉ cho họ đến các khu dân cư để tham gia điều trị tâm lý, họ tận dụng thuốc Trung dược mang theo bên mình và kĩ năng châm cứu để trị liệu cho một vài người mắc bệnh khác. Nhưng sau khi quay về lại bị chỉnh đốn, có người còn bị thu hồi giấy phép hành nghề.

Trong lần lây lan đại ôn dịch này Trung y lâm vào hoàn cảnh khó xử. Trung y từng là công cụ chủ yếu để phòng bệnh, trị bệnh, có lịch sử mấy ngàn năm, trong lịch sử đã từng chống chọi qua hơn trăm trận ôn dịch. Vì sao trong trận đại ôn dịch lần này lại vắng mặt? Nhân sĩ trong giới Trung y cho rằng, ở Trung Quốc đại lục Trung y chân chính đã diệt vong, điều còn lại chỉ là lớp vỏ của Trung y, không thể nào đại diện cho Trung y chân chính từ trước tới nay.

Sự thật bị che đậy

Có thể sẽ có người nói rằng Trung y đã tham gia vào điều trị ôn dịch. Dịch SARS năm 2003, Bệnh viện số 1 thuộc Đại học Trung Sơn, Quảng Châu, Trung Quốc có tham dự vào việc điều trị bằng Trung y, giới truyền thông đã đưa tin về hiệu quả tốt đẹp của nó: “không có người chết, không có di chứng để lại”. Viêm phổi virus Trung Cộng năm 2020 (viêm phổi Corona mới) bùng phát, Trung y cũng tham dự vào điều trị; cũng có báo cáo hiệu quả đạt đến 95%.

Giáo sư trường học viện Trung y công lập ở Canada – Lưu Tân Sinh (Jonathan Liu) chỉ rõ: “Bệnh nhân bị Sars nặng năm 2003 đều đã tới bệnh viện Tây y, bệnh viện Trung y chỉ tiếp nhận bệnh nhân bệnh nhẹ, mà còn dùng phương pháp điều trị Trung Tây y kết hợp. Thực tế khi đó bác sỹ Trung y phần nhiều không có chỗ đứng, làm ra dáng vẻ chứ thực ra bác sỹ Tây y không để họ nhúng tay vào. Nhưng vì để sinh tồn mà giới Trung y đã khuếch đại tác dụng của nó lên. Sau này có một vị giáo sư bóc trần ra sự thật, nhưng bài viết đó nhanh chóng đã bị xóa bỏ.”

Ôn dịch lần này cũng giống như vậy, rất nhiều thầy thuốc Trung y chỉ đến bệnh viện dã chiến, đều là điều trị bệnh nhân có chứng bệnh nhẹ hoặc chỉ nghi ngờ là có bệnh. Những bệnh viện như Kim Ngân Đàm, Hiệp Hòa mới là nơi người bệnh nặng tới. Lưu Tân Sinh nói: “Thực ra rất nhiều thầy thuốc Trung y là không đến lượt, Tây y không để họ tham gia, cũng có bệnh nhân cá biệt tới bệnh viện Trung y, đó là điều trị Đông Tây y kết hợp: Tây y cũng dùng, các loại liệu pháp hỗ trợ cũng dùng, Trung y bằng như là mất chỗ đứng.”

Lưu Tân Sinh nói: “Trung y hiện nay cũng không khác diệt vong là mấy, chỉ còn lại một ít lớp da bên ngoài, vài bệnh nhỏ còn có thể điều trị, giống như là làm vật trang trí, còn những thứ thực chất thì rất ít.”

Tinh tủy của Trung y bị đoạn đứt

Trung y là một bộ phận của văn hóa truyền thống, văn hóa truyền thống Trung Quốc là văn hóa Thần truyền, Trung y thế nào cũng không tách rời ra khỏi gốc của văn hóa Thần truyền. Lưu Tân Sinh cho rằng tinh tủy của Trung y liên quan tới văn hóa tu luyện, nhận thức đối với sinh mệnh, vũ trụ, cơ thể người so với khoa học thực chứng hoàn toàn không giống nhau. Việc nhận thức thế giới không chỉ giới hạn trong những gì mắt thịt nhìn thấy. Cổ nhân tin tưởng vào “tam tài” là “Thiên, Địa, Nhân”, cho rằng nơi mà mắt người không thể nhìn tới được, từ lâu đã có sinh mệnh tồn tại, mang chứa tâm từ bi to lớn, thiện tâm lớn hơn đối với thế giới.

Hoàng đế trong “Hoàng đế nội kinh” là người tu đạo; tư tưởng tu chân vô vi của Đạo gia và Đạo đức kinh của Lão tử là một mạch kế thừa lẫn nhau, đã nhận thức sự tương quan giữa Đạo thuật, hệ thống ngũ tạng của cơ thể và tinh thần của con người, hỉ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh ảnh hưởng tới các tạng phủ; hoàn cảnh tự nhiên, Đạo gia giảng phương vị, âm dương ngũ hành và cơ thể người có quan hệ mật thiết.

Lưu Tân Sinh nói: “Trung dược Trung y, biện chứng luận trị, cổ nhân đã kinh qua thực tiễn, người đời sau chỉ cần học tập làm theo là được rồi.Trung y có các môn phái khác nhau, phương pháp trị liệu vô cùng nhiều, là phương pháp trị liệu tại các tầng diện khác nhau. Sách giáo khoa Trung y hiện đại chỉ là chọn lấy ra một loại trong đó, kinh nghiệm của một môn phái mà thôi, lại còn không phải là loại môn phái tốt nhất.”

Trung Cộng là vô thần luận, đối lập căn bản với văn hóa truyền thống Trung Quốc. Trong giai đoạn đầu Trung Cộng cướp triều chính đã loại bỏ Trung y, cho rằng Trung y là mê tín. Nhưng vì khi đó Tây y cũng chưa phát triển, cộng thêm sự chống lại của giới Trung y nên sự kiện này đã dừng lại. Nhưng mấy chục năm trở lại đây, Trung Cộng một mặt lợi dụng Trung y để kiếm lời, mặt khác lại hủy diệt Trung y một cách hệ thống từ bản chất.

Đánh đổ những tinh anh trong Trung y

Cựu bác sĩ Trung y của Thiên Kiện Đường, Bắc Kinh, Triệu Trung Nguyên nói: “Không phải Trung y không có điều tốt mà là rõ ràng đã bị (Trung Cộng) dẫm đạp xuống rồi.” Sau khi Trung Cộng chấp chính liền xuất hiện một loạt các chính sách Trung y với dạng thức Tây y. Những thầy thuốc Trung y kỳ cựu từ tổ tiên đã hành nghề y, đã tích góp một lượng lớn tri thức điều trị y học. Nhưng Trung Cộng lại coi họ là “Ngưu Quỷ Xà Thần” mà quét sạch, dẫn tới rất nhiều kĩ thuật Trung y hoàn toàn bị đoạn đứt, thất truyền.

Theo tin truyền thông, một vị thầy thuốc Trung y già nổi tiếng ở Ôn Châu tên là Phan Đức Phù đã điều trị cho rất nhiều bệnh nhân ung thư, kết quả lại bị trấn áp, bị thu hồi giấy phép hành nghề, không cho phép có chỗ đứng.

Thầy thuốc Trung y Triết Giang Nghê Hải Thanh dùng một phương thuốc bí truyền do tổ tiên để lại, đã điều trị được hàng trăm người bệnh ung thư giai đoạn cuối. Ông hợp tác cùng một bệnh viện thị trấn để xin cấp bản quyền sáng chế quốc gia chuyên môn điều trị các bệnh nhân ung thư mà bệnh viện không thể chữa. Ông đã giúp trị khỏi và kéo dài mạng sống cho rất nhiều người. Thế nhưng bộ phận chính trị ngành y tế đã kết tội ông bán thuốc giả và bắt ông, phán quyết 10 năm tù. Nguyên nhân bởi thuốc của ông đã chưa thông qua phê duyệt của cục giám sát dược để đưa vào sản xuất.

Hài hước là trước khi vào trại giam, ông đi kiểm tra tại bệnh viện và phát hiện mình bị ung thư thận giai đoạn cuối, trại tạm giam không nhận mà để ông về nhà nghỉ ngơi. Ông dùng phương thuốc của bản thân để chữa bệnh ung thư thận cho chính mình. Một năm rưỡi sau đến bệnh viện kiểm tra thì phát hiện ung thư thận giai đoạn cuối đã biến thành lành tính. Ông đem kết quả xét nghiệm của bệnh viện cho kiểm sát trưởng xem, nói đây không phải là thuốc giả, xác thực là có hiệu quả điều trị.

Nhưng kết quả trên không chứng minh ông có bán thuốc giả hay không, mà là chứng minh ông có thể ngồi tù hay không. Kết quả kiểm sát trưởng nói vậy là ông đã có thể ngồi tù rồi, mau mau vào trại giam thôi. Người cảnh sát bắt ông nói: Dù cho ông đã cứu mười ngàn người thì đó cũng là thuốc giả.

Ông Triệu Trung Nguyên nói: “Trung Cộng đàn áp Trung y một cách toàn diện. Đầu tiên chính là lợi ích. Không có lợi ích, Đảng Cộng sản sẽ không can dự. Nó không những cạnh tranh với nước ngoài mà còn tranh lợi với dân chúng.”

Vì sao hiện nay Trung Cộng thúc đẩy Trung y? Triệu Trung Nguyên cho rằng: “Chỉ là suy tính về lợi ích, áp lực về bảo hiểm y tế quá lớn, muốn dùng Trung y để giảm chi phí chứ không phải thật tâm muốn giúp Trung y.”

Bẻ cong nội hàm Trung y

Năm 1956 Trung Quốc thành lập bệnh viện Trung y, giáo trình khi đó bỏ hết tất cả bộ phận văn hóa Thần truyền. Lưu Tân Sinh cho rằng dưới áp lực lớn của sự phổ biến Vô thần luận và Đấu tranh giai cấp, Trung y muốn bảo tồn tiếp tục, nên tránh né học thuyết ngũ hành âm dương một cách không tự biết, đem biện chứng luận trị của Trung y và biện chứng duy vật của Marx Lenin kết hợp lại, làm thành Trung Tây y kết hợp, đã trộn lẫn một lượng lớn những thứ của khoa học thực chứng, dùng Tây y để cải tạo Trung y, đã làm đoạn đứt tinh tủy của Trung y, bẻ cong toàn bộ nội hàm.

Ông cho rằng tài liệu giảng dạy của học viện Trung y trước mắt đã đoạn đứt đa số tinh hoa của Trung y, dùng lý luận về nội tạng để thay thế hoàn toàn cho các phương pháp biện chứng khác, biện chứng Lục kinh rất ít được dùng, “Kinh dịch” dường như không còn được đề cập tới, phối hợp bát quái âm dương và thiên thời địa lợi để chỉ đạo lâm sàng thì bệnh viện Trung y căn bản là không nói tới, cho là mê tín; văn hóa thần truyền thì càng không thể được nhắc tới. Người xưa thực sự xem bệnh là có thiên mục khai mở, Hoa Đà, Biển Thước có thể thấu thị nhân thể. Những điều này đều không nói tới, không có nội hàm tu luyện. Tinh tủy của Trung y đã bị hủy hoại mất rồi.

“Châm cứu thực ra có thể chữa được rất nhiều bệnh, nhưng ở Trung Quốc Đại Lục đã bị đẩy ra ngoài rìa.” Lưu Tân Sinh phân tích, chủ yếu là bởi lợi ích kinh tế mà áp chế châm cứu. Mấy năm trước ở Bắc Kinh một lần châm cứu hết 4 nhân dân tệ (gần 15 nghìn đồng). Trong hoàn cảnh vật giá leo thang ở đại lục, không thể nào sinh sống với giá tiền như thế được, dẫn tới biến tướng trong thu phí. Ngược lại bán thuốc kiếm được nhiều tiền. Điều này tạo thành một loại hiện tượng dị dạng: tốt nghiệp ở hệ thống Trung y của học viện Trung y dễ kiếm việc hơn so với hệ thống châm cứu; thầy thuốc bán thuốc thu nhập cao hơn so với thầy thuốc châm cứu.

Xây dựng chương trình học mất cân đối, thiếu hụt giáo dục văn hóa truyền thống. Không có gốc gác văn hóa truyền thống nhất định, sinh viên làm sao có thể lý giải và hiểu được Trung y? Lưu Tân Sinh chỉ ra rằng có rất nhiều sinh viên ngay cả tới kinh điển “Nội kinh”, “Thương hàn luận” cũng chưa đọc kỹ, còn thấy lạ lẫm. “Hoàng đế nội kinh” vô cùng uyên bác thâm sâu, cho dù giáo sư giảng xong cũng còn chưa thể hiểu hết, học xong cũng không có chỗ để dùng.

Cứ như vậy nhất định dẫn tới tầm nhìn của sinh viên học viện Trung y tương đối hạn hẹp. Lưu Tân Sinh tự mình trải qua thể chế giáo dục Trung y của Đại Lục: “Lý luận học rất nhiều, trong thời gian 5 năm khoảng chừng 50% là Tây y, 50% là Trung y, kết quả Trung y cũng không được, Tây y cũng chẳng xong, thành ra “cơm sượng”, sinh viên sau khi tốt nghiệp thì khó bố trí công việc. Đi lâm sàng không được thầy chỉ việc, trình độ chữa trị tương đối kém.”

Sinh viên cũng là người bị hại, dưới thể chế này ở Đại Lục, viện Trung y vì để kiếm tiền đã dùng một lượng lớn thuốc Tây. Người tốt nghiệp hệ chính quy mà không khám được bệnh, hiệu quả cũng không được tốt. Cho tới khi người thầy thuốc thâm niên cao rồi mới phát hiện, dùng Tây y cũng không có nhiều hữu hiệu, bắt đầu dành thời gian nghiên cứu Trung y, từ từ kê đơn thuốc cũng không tệ.

Tây y hóa Trung y

Ở Trung Quốc đại lục, bất kỳ một bệnh viện Trung y nào cũng đều đang dùng Tây y, bộ phương pháp chẩn đoán trị liệu, nguyên tắc dùng thuốc cơ bản là dùng Tây y. Ví dụ như cho bệnh nhân làm xét nghiệm, siêu âm, X-quang cho tới cộng hưởng từ… Trung dược Trung y ở đây đã trở thành phương tiện phụ trợ, phối hợp với Tây y để điều trị, tăng hiệu quả và giải độc, nâng cao sức miễn dịch, gọi là “Trung Tây y kết hợp”.

Vọng (quan sát), văn (nghe), vấn (hỏi), thiết (bắt mạch) là linh hồn của Trung y. “Tứ chẩn” này đều có học vấn và quy phạm nghiêm khắc. Lưu Tân Sinh cho rằng Trung y hiện nay ngay cả những công phu cơ bản đó cũng từ từ bị quên lãng, phương pháp chẩn bệnh của Trung y truyền thống bị giản lược hóa, dùng phương pháp chẩn đoán của Tây y thay thế, người bệnh tìm đến Trung y xem bệnh, có thể có bắt mạch có thể không, thầy thuốc Trung y trực tiếp viết phiếu xét nghiệm, ỷ lại vào chẩn đoán của máy móc hiện đại, đa số thầy thuốc Trung y khi kê đơn thuốc cũng dùng phần lớn thuốc Tây hoặc thuốc Trung y đã chế biến thành dạng dùng ngay, còn thật sự căn cứ vào sự khác biệt cá thể của từng bệnh nhân mà chẩn đoán và tiến hành điều trị, kê đơn một cách linh hoạt thì đã rất ít gặp.

Thanh hao tố (Artemisinin – chất chống sốt rét) là một trong những thành quả mà Trung y tự hào. Lưu Tân Sinh cho rằng nó là một loại thuốc Tây, lấy lý luận Tây y để chỉ đạo ứng dụng trên lâm sàng. Rất nhiều thuốc thực vật của Tây y cũng như vậy, bề mặt của nó là thuốc Trung y, quan trọng là lấy lý luận gì làm chỉ đạo thuốc. Trung y không phải là những thứ như Thanh hao tố, Ma hoàng tố (ephedrine), đây chỉ là thành phần tinh luyện ra từ thuốc Trung y. Trung y không dùng thứ này mà là tứ tính, ngũ vị, sinh trưởng, phù trầm, quy kinh. Những lý luận mà Tây y căn bản không hiểu và cũng không thừa nhận.

Lưu Tân Sinh nói: “Giới Trung y đại lục có thiên hướng Tây y, vẫn chỉ có chỗ tốt là lợi ích. Nếu bệnh viện Trung y toàn chỉ bán Trung dược thì thật sự kiếm không được bao nhiêu tiền. Việc phẫu thuật và các loại kiểm tra của Tây y kiếm được nhiều tiền, do đó học theo Tây y, tia Gamma cũng dùng, thiết bị càng lớn thì thu tiền càng có lý, người dân cũng bằng lòng trả nhiều tiền.”

“Thực ra rất nhiều bệnh chỉ cần Trung dược là đã khỏi rồi, tiết kiệm tiền, mà người bệnh ít đau khổ. Nhưng thầy thuốc lại không kiếm được nhiều tiền, bệnh viện không kiếm được nhiều tiền. Đã tiến vào ngõ cụt, người dân không hiểu được vấn đề, cũng không biết việc Trung Cộng cắt xén Trung y, cảm thấy Trung y đang phát triển mạnh. Kỳ thực không phải, là đang thụt lùi.”

Lưu Tân Sinh nói “Thập thần tán” trị ôn dịch có hiệu quả rất tốt nhưng lại không có trong sách giáo khoa học viện Trung y. Khi tỉnh Hồ Bắc chống dịch, đã đưa ra những phương thuốc thống nhất, nhưng cũng lại là dùng tư duy Tây y. Trung y không phải là nghìn người một phương thuốc mà là nghìn người nghìn phương thuốc, biện chứng luận trị, đặc biệt là chứng nhiệt (nóng trong) thời xưa là túc trực ở giường bệnh, căn cứ biến hóa bệnh tình mà tăng giảm thuốc đúng lúc.

Tây y là khoa học thực chứng, nhận thức mạch máu, thần kinh, cơ thịt, xương cốt mà phân thành khoa huyết học, khoa thần kinh… Lưu Tân Sinh cho rằng, Tây y xác thực có thể làm giảm nhẹ triệu chứng nhưng tầng diện nó áp chế là nông, rất dễ tái phát, tái phát rồi lại điều trị; Trung y chú trọng vào tầng diện sâu hơn, rộng hơn. Đáng tiếc, Trung y bác đại tinh thâm đến nay đã thành thứ phụ trợ cho Tây y; giảm độc, tăng hiệu quả, nâng cao khả năng miễn dịch. Trung y dân gian vẫn còn một chút không gian, nhưng trong hoàn cảnh kinh tế dị hình ở Đại Lục đã dẫn tới thu phí vô cùng đắt, người bình thường khó có thể chịu được.

Lợi ích thúc đẩy, toàn diện làm giả

Lưu Tân Sinh nói: “Mặc dù ngành Tây y cũng có phần làm giả, nhưng phải nói là ngành Trung y thì hoàn toàn đang làm giả. Ví dụ như xét nghiệm lâm sàng, thực nghiệm động vật, quan sát dược vật, vì sao? Vẫn  là vì lợi ích.”

Phương thuốc của Trương Trọng Cảnh thời Đông Hán hoàn toàn là tài sản chung, đương nhiên không thể lấy ra đăng ký bản quyền sáng chế. Thế là những giáo sư kia hàng ngày chỉ đạo sinh viên làm thí nghiệm thuốc, để phát minh một phương thuốc, rồi lợi dụng sinh viên của mình giúp làm thí nghiệm, làm dữ liệu, đăng ký bản quyền sáng chế, chuyển cho xưởng sản xuất Trung dược, phí chuyển nhượng là mấy triệu nhân dân tệ (cỡ chục tỷ đồng), trên chục triệu nhân dân tệ (hơn 30 tỷ đồng). Nếu như có thể trở thành thuốc loại thành phẩm dùng ngay, sản xuất hàng loạt, thì lợi nhuận càng nhiều, có thể phát đại tài.

Lưu Tân Sinh nói: “Trên thực tế, rất nhiều nghiên cứu đều là làm giả. Không chỉ làm giả nghiên cứu khoa học, các ca bệnh lâm sàng của bệnh viện Trung y cũng làm giả.”

Vào khoảng năm 2000, cục quản lý Trung y thường xuyên kiểm tra, lý do là nếu như bệnh viện Trung y dùng lượng lớn thuốc Tây, vậy thì sẽ xóa bỏ bệnh viện Trung y. Trong tình huống ấy thầy thuốc Trung y đã thay đổi ca bệnh, thay đổi hết [đơn thuốc] của tất cả các bệnh đã từng dùng thuốc Tây, ứng phó kiểm tra bề mặt, đây đã là bí mật công khai trong y giới rồi. Lưu Tân Sinh nói: “Rất nhiều trường hợp trung dược cơ bản là không đạt hiệu quả trị bệnh, trên thực tế là hoàn toàn phải nhờ vào Tây y.”

Trong hơn 200 phương thuốc của Trương Trọng Cảnh, thì Đài Loan đều có sản xuất; mà các công ty bào chế dược của Đại Lục dường như không có sản xuất. Những gì mà nhà máy thuốc sản xuất đều là thuốc Tây được Cục Giám sát Dược phê chuẩn. “Vì sao? Chính là vì để kiếm tiền. Rất nhiều thuốc chữa bệnh không được, tốn tiền mà trị không khỏi bệnh.” Lưu Tân Sinh nói.

Có những thầy thuốc có lương tâm nói ra sự thật. Một giáo sư ở Nam Kinh nói, các phương thuốc cổ của phương Đông có thể chữa bệnh, gánh nặng tiền thuốc đối với người dân cũng không lớn, vì sao rất nhiều giáo sư lại bài xích các phương thuốc kinh điển [1]? Thực ra sau lưng còn là lợi ích.

Lưu Tân Sinh nói: “Xã hội dưới sự cai trị của Trung Cộng chính là trước mặt một kiểu, sau lưng một kiểu, lừa dối lẫn nhau, biến Trung y thành không ra ngô, không ra khoai. Hậu quả của nó chính là đã hại Trung y, đã hại người Trung Quốc.”

Vì sao chi phí điều trị bằng thuốc Trung y của người dân Trung Quốc lại cao như vậy? Lưu Tân Sinh phân tích, rất nhiều thuốc Tây chữa không khỏi bệnh, tốn tiền cũng chữa không khỏi; mà kho báu Trung dược Trung y truyền thống chân chính lại bị Trung Cộng hủy diệt cùng tận. Cho dù đại lục có thầy thuốc Trung y có lương tri kêu gọi cứu vãn Trung y, nhưng vẫn chưa có điểm trúng về bản chất.

Đâu là đường ra?

Sự thực là từ sau khi Trung Cộng bức hại Pháp Luân Công, ngay cả khí công người ta cũng rất ít nhắc tới. Văn hóa truyền thống, công năng đặc dị, quan điểm hữu Thần, thiên đạo đều không thể giảng tới. Tinh tủy của Đông y là văn hóa Thần truyền, rời xa gốc của Trung y thì làm sao nói tới chấn hưng Trung y?

“Khoa học thực chứng đã trở ngại rất nhiều con người, nhìn thấy mới thừa nhận, nhìn không thấy không thừa nhận.” Lưu Tân Sinh nói, ôn dịch ngày nay lưu hành chính là như vậy, phòng ngự thì giảng cự ly, mang găng tay, khẩu trang, rốt cuộc tác dụng bao nhiêu? Không ai nói rõ cả. Vì sao cần 2 mét? Không khí đang lưu động, 2 mét có thể phòng hộ không? Số ca nhiễm bệnh tử vong ở Canada phần lớn ở viện dưỡng lão, bọn họ vốn không có tiếp xúc với bên ngoài; nước Mỹ chẩn đoán xác thực 66% ca bệnh là người ở trong nhà; Đài Loan, Nhật Bản không có làm giống lệnh yêu cầu ở nhà như Trung Quốc, cũng không có bùng phát lớn, điều này giải thích ra sao?

Lưu Tân Sinh cho rằng chỉ cần hình thái ý thức của Đảng Cộng Sản còn tồn tại một ngày thì nghề nghiệp của trăm họ sẽ không thể hưng thịnh. Nói chuyện khôi phục Trung y truyền thống, căn bản như nước vô nguồn, cây không gốc, đàm luận đều là ở phần nông bề mặt. Chỉ có cách là đầu tiên giải trừ hình thái ý thức Đảng Cộng Sản, không bị trói buộc tư tưởng nữa mới có thể tự do đề xướng những điều nên làm.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/259602



Ngày đăng: 21-08-2020

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.