Thiển ngộ về “ăn uống và sắc tâm”
Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục
[ChanhKien.org] Một buổi sáng khi luyện bài công pháp số hai, tôi đột nhiên minh bạch ra quan hệ giữa “sắc tâm” và “sắc thân”, có sắc tâm thì sẽ gây tổn hại cho sắc thân. Nhìn các đồng tu mà tôi quen biết xung quanh, thường người nào mà tâm thích trang điểm còn nặng thì vẻ bề ngoài đều trông già nua. Một nữ đồng tu hơn 50 tuổi khi lên xe buýt còn có người nhường ghế cho bà, khiến bà rất ngượng ngùng. Sắc tâm trong người thường xem ra là chuyện rất bình thường, có tâm này mới có thể nói chuyện yêu đương, mới có thể xây dựng gia đình, từ đó mới nói đến chuyện sinh con đẻ cái, lưu truyền hậu thế. Nhưng lý của tu luyện và lý của con người là phản đảo, buông bỏ những thứ của con người mới có thể thăng hoa, thoát thai hoán cốt mới có thể hồi thiên. Những hậu quả mà sắc tâm mang lại chỉ khiến người tu luyện càng mê trong người thường, khiến cho nghiệp vốn đã cao như núi lại tiếp tục bị tích thêm.
Hết thảy mọi thứ trong người thường vốn chỉ là huyễn tượng, sinh lão bệnh tử chỉ là một vở kịch diễn trong một đời người mà thôi. Sắc tâm mang tới cái gọi là thưởng thức và hưởng thụ, nghiệp lực to lớn cũng theo đó mà tới. Chủng nghiệp lực này phản ánh trong cuộc sống chính là rất nhiều chuyện phiền phức liên tiếp xảy đến, phản ánh trên thân thể chính là bệnh nghiệp không dứt, thậm chí mất đi nhục thân. Người thường mê ở trong đó, vui thích không biết mệt, vì họ đang ở trong mê nên họ phải có trạng thái sinh tồn như vậy, nhưng người tu luyện chúng ta nếu cũng chấp mê bất ngộ thì chỉ có thể tự huỷ hoại mình.
“Ăn uống và sắc tâm” là thứ mà con người xem trọng và cũng là hai chướng ngại lớn trong tu luyện. Người thường rất coi trọng việc ăn uống, nhìn những nhà hàng ăn sầm uất trên những con phố lớn thì đủ biết con người coi trọng ăn uống đến mức nào. Quanh tôi cũng có đồng tu rất coi trọng sự hưởng thụ về khẩu vị, cô ấy dành rất nhiều thời gian cho mua sắm và nấu ăn, hậu quả trực tiếp là thân thể trở nên béo phì, cầm sách lên là ngủ gật, có người nói buổi tối ăn cơm no xong chưa đến chín giờ đã buồn ngủ rồi. Người tu luyện trong quá khứ đều có tinh thần tiên phong đạo cốt (người có phẩm cách và phong thái thanh cao), pháp môn này của chúng ta mặc dù tu trong người thường, không phải xuất gia, là pháp môn thuận tiện nhất, nhưng thực chất về tiêu chuẩn chân tu thực tu lại đặt yêu cầu cao hơn so với những người xuất gia và những người tu đạo trong núi. Trước đây trong chùa giảng “qua giờ ngọ không được ăn cơm”, để cho đầu não thanh tỉnh mới có thể tập trung đả tọa niệm kinh. Ăn no xong, dạ dày và ruột phải dùng khí huyết để tiêu hóa thức ăn, khiến đầu óc mê mẩn không khởi tinh thần lên được, càng không thể nói đến tinh tấn tu luyện. “No ấm nghĩ dâm dục”, xem ra hai thứ này có quan hệ mật thiết với nhau.
Trong các bài giao lưu chia sẻ, thường thấy các đồng tu khi bị bức hại, tinh thần rất kiên định, phát chính niệm không ăn không ngủ, họ đạt tới trạng thái của Thần và nhanh chóng thoát khỏi “động quỷ”. Tại sao cứ phải vào đến đó rồi mới nhớ ra dùng cách này để phản bức hại? Lúc bình thường khi những niệm đầu lôi cuốn chúng ta động tâm ăn uống và sắc, thì đã là bước đầu của tiến trình bức hại rồi, nếu kịp thời tiêu diệt trạng thái mới phát sinh này thì có thể sẽ tránh khỏi chiêu mời cuộc bức hại thực chất đằng sau. Ăn uống chỉ để sinh tồn, để có thể duy trì hoạt động bình thường mà thôi, ăn không quá no không quá đói có thể giúp thân thể đạt trạng thái tốt nhất. Còn cái gọi là dinh dưỡng trong người thường chỉ có hiệu quả đối với người thường, nó không có hiệu quả đối với thân thể đang dần dần được chuyển hóa bằng vật chất cao năng lượng. Chúng ta đã biết được Pháp lý rằng đất chính là phân của sinh mệnh cao tầng, lương thực đều là từ đất mà phát triển lên, chẳng những vậy, nông dân còn dùng phân người để bón cây. Cây lớn lên nhờ phân bón, sau đó được chế biến thành các loại thực phẩm, đó thực chất đều là những vật chất âm tính, thông qua việc tiêu hao khí huyết để khởi động chức năng tiêu hoá, do đó người ham ăn với ham sắc đều giống nhau ở điểm trông già trước tuổi. Trước đây thường nghe người già nói rằng đồ ăn nuốt vào miệng xuống sâu ba ngón tay liền biến thành phân, xem ra thân thể người này cũng là một công cụ tạo nghiệp, ăn đồ ăn được trồng từ phân, ăn vào vẫn lại biến thành phân, thân thể người cũng chỉ là nơi ngũ cốc luân hồi mà thôi. Vì thế, nhục thân này khi sinh ra đã phải đối mặt với lão bệnh tử, bởi nó là vật làm từ phân mà. Nhưng đắc được thiên Pháp thì có thể hồi thiên, nhục thân này có thể biến thành thể kim cương bất hoại, một phản một chính, đây lại là điều vô cùng trân quý.
Sư phụ giảng:
“Chư vị hàng trăm năm mà chẳng được thân người; [có khi] hơn nghìn năm mới được thân người; được thân người rồi cũng chẳng biết quý tiếc. Nếu chư vị thác sinh thành một tảng đá thì vạn năm không ra được; tảng đá ấy nếu chẳng tan nát, chẳng phong hoá, thì chư vị vĩnh viễn chẳng ra được; được thân người nào có dễ chi! Nếu mà thật sự được Đại Pháp, cá nhân ấy quả là quá may mắn. ‘Nhân thân nan đắc’; đó chính là đạo lý.” (Chuyển Pháp Luân – Bài giảng thứ hai).
Là đệ tử chân truyền của Phật chủ, nhục thân chỉ là pháp khí để cho chúng ta tới thế gian giảng chân tướng cứu người. Hãy khiến cho những thứ cấp thấp như “ăn uống và sắc tâm” này phải tiêu biến trước Phật Pháp vĩ đại.
Con xin cảm tạ Sư phụ! Cám ơn các đồng tu!
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/245167
Ngày đăng: 29-07-2018
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.