Cô bé nhỏ diệu kỳ
Tác giả: Mai, đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc
[ChanhKien.org] Thời kỳ mạt Pháp mạt kiếp, yêu ma lộng hành, Phật chủ vì để cứu độ chúng sinh trong vũ trụ đã dẫn các đệ tử Đại Pháp vượt qua trùng trùng trở ngại hạ thế cứu độ những sinh mệnh đang mê mờ lạc lối. Trong bài viết này, tôi thay lời của nhân vật chính kể lại câu chuyện về hai bà cháu tu luyện Đại Pháp, để chúng ta hiểu hơn về quá trình gian khổ cứu độ chúng sinh và sự khoan dung, từ bi hồng đại của Sư phụ.
Tôi chỉ có một cô con gái, con gái và con rể tôi làm việc trong một công ty nhà nước. Gia đình con rể tôi rất đặc thù: cha là bí thư đảng của một doanh nghiệp nhà nước lớn, mẹ là đảng viên, ông nội và các chú đa phần đều là cảnh sát, tổng cộng là bảy người. Tất cả đều bị đầu độc bởi văn hóa đảng nên lẫn lộn quan niệm tốt xấu, đúng sai. Đối với một đệ tử Đại Pháp tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn như tôi, thái độ của họ vô cùng lạnh nhạt, vô tình, họ dung túng cho con rể tôi đánh chửi tôi, không những vậy con gái ruột tôi khi thấy con rể đánh chửi tôi cũng lạnh lùng mà đứng về phía chồng.
Con gái, con rể và người thân của tôi đều cho rằng việc tôi ra đường phát tài liệu chân tướng và khuyên mọi người tam thoái sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp của họ, khiến họ mất mặt. Cho nên các con vô cùng phản đối tôi, để ngăn cản tôi học Pháp, luyện công, giảng chân tướng, con rể hễ thấy tôi là thượng cẳng chân hạ cẳng tay không thương tiếc, ngay cả khi có mặt ông bà thông gia ở đó cũng đánh không nể mặt. Ông bà thông gia cũng không cảm thấy đây là điều đại nghịch bất đạo nên không ngăn cản, ngược lại còn cho rằng con rể tôi đánh quá nhẹ. Sự lạnh lùng, vô tình của họ khiến tôi đau thấu tim gan, nhưng tôi nghĩ rằng họ vì bị lừa dối bởi những lời hoang đường mà không đếm xỉa đến tình người, luân thường đạo lý, họ thật vô cùng đáng thương! Cho dù họ đối xử với tôi như thế nào, tôi cũng không sợ hãi, không oán không hận, vẫn kiên định vào tín ngưỡng của mình, vẫn nghe lời Sư phụ làm tốt ba việc, vẫn kiên nhẫn, từ bi, hòa ái giảng chân tướng cho họ, nhưng họ vì sự nghiệp và thể diện của bản thân mà một mực không nghe, không tin.
Con gái tôi có một cô con gái năm nay năm tuổi. Vì ông bà thông gia ở nơi khác không tiện chăm sóc cháu nên tôi đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc cháu ngoại. Tôi vừa phải làm tốt các việc Đại Pháp, vừa phải làm tròn việc gia đình, vậy nên trong khi chăm sóc cháu ngoại tôi cũng không quên học Pháp, luyện công, giảng chân tướng. Khi cháu lớn hơn, tôi dạy cháu học thuộc Hồng Ngâm, cho cháu xem đĩa DVD Shen Yun và kể cho cháu nghe các câu chuyện ngắn về tu luyện. Tôi còn thường xuyên đưa cháu đi giảng chân tướng và phát tài liệu với tôi. Cho nên cô bé này từ nhỏ đã được đắm chìm trong hồng ân của Đại Pháp, mặc dù mới có năm tuổi nhưng trông cháu như một thiên thần nhỏ vậy, cháu vô cùng thông minh, lanh lợi và nói nhiều câu như người lớn, mọi người trong gia đình đều yêu mến cháu.
Ông thông gia vốn bị mắc bệnh tiểu đường nên ăn uống rất kiêng khem, ông không ăn một chút đồ ngọt nào. Năm 2005, ông bị xuất huyết não phải mổ, năm 2013 bị ung thư dạ dày phải làm phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày. Tháng 05 năm nay, thời tiết giá lạnh, ông lại bị tai biến, cả ngày nằm trên giường, không thể tự lo liệu cuộc sống sinh hoạt, ăn cơm cũng phải có người bón, người gầy như da bọc xương. Tôi nhiều lần giảng chân tướng nhưng ông đều không nghe. Lần này ông bị bệnh, tôi thường đưa cháu ngoại đến thăm ông, cô bé rất ngoan ngoãn, chu đáo, hết bón cơm lại cho ông uống nước, uống thuốc. Hễ thấy ông nội không vui liền ca hát nhảy múa, có lúc còn vẽ cho ông xem. Cho nên hễ thấy cháu đến là khuôn mặt âu sầu của ông lại nở nụ cười.
Một lần, cô bé nhìn dáng vẻ gầy giơ xương của ông nội nói: “Ông ơi, cháu rất nhớ ông, cháu rất sợ mất ông. Ông ơi, ông yếu như thế này thì có chịu đựng nổi tiếp không? Ông cũng yêu quý cháu, ông cũng không muốn ra đi phải không? Chỉ có tin tưởng Đại Pháp, không phản đối Đại Pháp thì ông mới có thể được cứu. Bà ngoại tu chân Phật chân Đạo, ông lại ủng hộ cha cháu đánh bà ngoại, vậy là ông sai rồi, sau này ông đừng làm như vậy nữa. Ông thấy sức khỏe của bà ngoại rất tốt. Ông hãy chân thành niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo’, Sư phụ sẽ bảo hộ ông. Ông sẽ có thể sống tiếp được.”
Ông nội hỏi: “Cháu có tin Pháp Luân Công không?” Cô bé trả lời: “Cháu tin, bởi vì bà ngoại tin, Sư phụ cũng bảo hộ cháu nữa! Một lần cháu mải chơi nuốt một đồng xu vào bụng, cháu sợ quá khóc ầm lên, bà ngoại biết rằng có chuyện vội niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo’. Cha cháu nghe được liền đánh bà ngoại, bà ngoại vẫn ngồi yên tiếp tục niệm, cuối cùng cháu ói ra đồng xu, lúc đó cha mới biết cháu nuốt đồng xu vào bụng. Còn có một lần, cha đạp bà ngoại từ trên giường xuống đất, chân bà ngoại sưng lên rất to (vừa nói vừa khoa chân múa tay). Bà ngoại đưa cháu ra ngoài chơi, ra đến cửa nhớ ra quên mang đồ (tài liệu chân tướng), liền bảo cháu đứng đợi ở cửa còn bà quay vào nhà lấy, cháu ở ngoài không cẩn thận ngã lăn xuống cầu thang, bà ngoại không kịp giữ lấy cháu, liền hô lớn “Xin Sư phụ hãy cứu cháu bé” vừa hô vừa chạy xuống cầu thang, chạy đến ôm lấy cháu. Cháu nói với bà ngoại rằng giầy rơi mất rồi, nhưng cháu không cảm thấy đau chút nào, thân thể cũng không bị sao. Vừa đúng lúc cha mẹ đi lên cầu thang, nghe thấy tiếng hét của bà ngoại liền giật mình, lại định đánh bà ngoại. Bà ngoại kể lại chuyện vừa xảy ra: “Chính Sư phụ đã bảo hộ cháu khỏi bị thương”. Hai sự việc này chẳng phải thể hiện uy đức của Sư phụ hay sao?
Cháu bé nói chuyện xong, liền chắp tay trước ngực, ngây thơ nói: “Con yêu Sư phụ, con cảm tạ Sư phụ!” Tôi hỏi: “Cháu cảm ơn Sư phụ như thế nào?” Cháu nói: “Lấy một cái bút, vẽ một trái tim, cháu dâng trái tim lên cho Sư phụ!” Vừa nói vừa làm động tác hai tay dâng trái tim trước ngực. Cử chỉ hồn nhiên, chân thành của cháu vô cùng đáng yêu, khiến tất cả mọi người ở đó đều cảm động. Ông nội ôm cháu vào lòng, nước mắt tuôn rơi, bà nội cũng khóc nói: “Con bé này thật láu lỉnh, còn hiểu chuyện hơn cả ông nội!”
Ông nội lại hỏi: “Ông làm thể nào để tiếp nhận Đại Pháp đây?” Cháu nói: “Bà ngoại đưa cho ông thứ gì thì ông phải trân quý và giữ cẩn thận.” Ông lại nói: “Cháu biết gì thì dạy cho ông nhé.” Thế là cô bé đọc cho ông nghe các bài thơ trong Hồng Ngâm, còn bảo bà nội chép lại, rồi dạy ông động tác xung quán.
Từ đó về sau, ông nội cháu không còn phản đối Đại Pháp nữa, thậm chí còn thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, ông cũng đọc tài liệu chân tướng Đại Pháp. Ông không chỉ nghe băng giảng Pháp của Sư phụ mà còn đọc Tuần san Minh Huệ và Tuần san Chánh Kiến, đồng thời ông cũng làm tam thoái. Hai tháng sau, ông thông gia có thể ăn được như bình thường, chỉ số đường huyết cũng không còn cao nữa, lại còn hơi thấp một chút, ông cũng không cần ăn kiêng nữa, tự mình xúc được cơm ăn, khí sắc tốt lên, thân thể cũng béo tốt hơn nhiều. Cả gia đình chứng kiến sự thay đổi của ông thông gia mới thấy được sự thần kỳ của Pháp Luân Đại Pháp, mọi người đều không còn phản đối Đại Pháp nữa, hơn nữa còn mong muốn tôi thường xuyên qua nhà họ chơi. Con rể tôi cũng không còn đánh chửi tôi nữa.
Cuối cùng, tôi xin chia sẻ với mọi người bài thơ của Sư phụ trong Hồng Ngâm IV, mong mọi người đừng để mất cơ duyên vụt qua này, sớm minh bạch chân tướng.
Đại Pháp đệ tử một thuyết thác
Tại danh lợi đích thành tựu trung hoan nhạc
Tại tình huyễn đích khởi lạc trung phù một
Tụ tán ly hợp mộng viên mộng phá
Danh lợi bôn ba đô thị hí tác
Phương hoa như đàm hoa nhất hiện tức lạc
Hồi thủ thì cảm khái bạn trứ khổ sáp
Nhân sanh đáo để thị thập yêu
Đại Pháp đệ tử thuyết đích một hữu thác
Đãn nguyện cơ duyên hoàn tại một thác quá
Diễn nghĩa:
Đệ tử Đại Pháp nói không sai
Hoan lạc trong những thành quả của danh lợi
Chìm đắm trong những thăng trầm của cái tình huyễn hoặc
Quần tụ, phân ly, mộng thành, mộng tan
Bôn ba vì danh lợi đều là trò chơi
Hoa thơm như phù dung sớm nở tối tàn
Quay đầu lại cảm khái bầu bạn với đắng cay
Đời người rốt cuộc là gì
Đệ tử Đại Pháp nói không sai
Chỉ mong đừng bỏ lỡ cơ duyên
Con xin cảm ơn Phật ân hạo đãng của Sư phụ!
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/154918
Ngày đăng: 30-05-2017
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.