Lời thề và ứng nghiệm
Tác giả: Vũ Hoàn tại Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc
[ChanhKien.org] Mẹ chồng tôi từ nhỏ đã mồ côi mẹ, phải sống nhờ nhà bác gái. Sau khi đính hôn, vì bố chồng tôi tàn tật cần có người chăm sóc, mẹ chồng tôi mười mấy tuổi đã kết hôn với bố chồng tôi.
Lúc ấy, mẹ chồng tôi được gả vào một đại gia đình có thể nói là giàu có. Nhà có năm anh em trai, bố chồng tôi là thứ ba, dưới ông còn có hai người em trai, và ba người em gái đã lấy chồng đều sống gần đó. Trong cái gia đình có đến 20, 30 người này, do gia cảnh bần hàn nên mẹ chồng tôi là người phải làm việc nhiều nhất, và cũng là người bị bắt nạt nhiều nhất.
Tháng 08 năm 1945, người em út của chồng lúc bấy giờ vẫn còn chưa lập gia đình, đang học ở Bắc Kinh. Vào dịp chú út về nghỉ hè, bà nội dặn mẹ chồng tôi làm một đôi giày lót bông cho chú út, để khi mùa đông đến có giày đi. Một hôm, đúng dịp cô em chồng thứ ba về nhà mẹ chơi, cô liền hỏi ai khâu giày cho em trai, bà cố nói: “Là chị ba của con làm đấy, chị ba của con là người giỏi việc khâu vá nhất.”
Mẹ chồng tôi và cô ba vốn ngang tuổi nhau, cô ba trước nay vẫn hay khinh rẻ và bắt nạt mẹ. Cô lén giấu một cây kim lớn vào trong lớp lót giày bằng bông, sau đó tố cáo với bà cố rằng: “Chị ba giấu một cây kim lớn ở trong lớp lót giày bằng bông, định ám hại em con đó mẹ.” Bà cố nghe xong kiểm tra thử, quả nhiên tìm thấy cây kim, liền đánh đập chửi mắng mẹ chồng tôi, cô ba cũng nhân cơ hội mà hùa theo đánh chửi mẹ chồng tôi, mẹ chồng tôi giải thích rằng cô ba đã dựng chuyện vu oan cho bà. Em dâu, chị chồng tranh cãi mãi không thôi, cô ba vun một ụ đất nhỏ trên mặt đất, cắm lên đó ba que củi làm như thắp hương vậy, rồi quỳ xuống đất ngửa mặt lên trời mà thề: “Nếu tôi hãm hại chị dâu thì sau này tôi sẽ tuyệt tử tuyệt tôn, người mất nhà tan”, rồi dập đầu bái lạy.
Đợi cô ba thề xong, mẹ chồng tôi cũng muốn thề, nhưng vừa mở miệng đã bị chị dâu cả bịt miệng lại, ra sức kéo vào trong phòng.
Khi đó là thời gian quân Nhật đầu hàng, trời mưa to liên tục, nước lũ dâng cao, ôn dịch hoành hành, người chết khắp nơi, dịch cúm gà, cúm heo cũng bùng phát. Hai cô em chồng và hai đứa con của cô ba đều bị nhiễm bệnh chết, một nhà tám người mà đã chết mất một nửa. Hơn một năm sau, chồng cô ba và hai cụ già cũng lần lượt qua đời, chỉ còn lại cô ba lẻ loi một mình, quả đúng ứng nghiệm lời thề “người mất nhà tan, tuyệt tử tuyệt tôn”.
Sau này, cô ba lại tái giá vào hai gia đình khác, trước khi bà cố qua đời, cô cũng từng có lần về thăm hỏi mẹ mình. Về sau, nghe nói cô đã chuyển đến vùng Kê Tây, tỉnh Hắc Long Giang. Nếu giờ cô vẫn còn sống thì cũng phải gần trăm tuổi rồi, đây là câu chuyện có thật xảy ra ở nhà mẹ chồng tôi.
Trong nền văn hóa truyền thống của Trung Quốc, những câu chuyện về lời thề ứng nghiệm như vậy quả thật nhiều vô kể, cho nên người xưa vô cùng coi trọng lời thề. Ngày nay, trong suốt 60 năm Trung Cộng nắm quyền, dưới sự thống trị của Trung Cộng, người dân Trung Quốc đều đã bị tẩy não bởi thuyết “vô thần”. Họ cho rằng lời thề chỉ là hình thức bề mặt, nó không có giá trị gì hết, do đó hầu hết người dân Trung Quốc đều không hề hay biết rằng họ đã từng phát một lời thề độc vô cùng đáng sợ. Khi gia nhập các tổ chức đảng, đoàn, đội của Trung Cộng, người ta phải đứng trước lá cờ máu hướng mặt lên trời mà thề độc rằng: “Nguyện đem cả cuộc đời và sinh mệnh hiến dâng cho Trung Cộng”. Lời thề không phải trò đùa con trẻ, người có thể quên nhưng Trời không quên. Chỉ có công khai thoái xuất khỏi hết thảy các tổ chức của Trung Cộng mà mình từng gia nhập mới có thể xóa bỏ mọi lời thề độc, mới có thể được bình an khi trời diệt Trung Cộng, mới có thể đảm bảo cho mình một tương lai tươi sáng.
Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/2014/06/04/131138.誓言与兑现.html
Ngày đăng: 26-11-2015
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.