Hãy buông bỏ gánh nặng và nghỉ ngơi



[ChanhKien.org]

Rơi vào trạng thái thù hận “kẻ sĩ thà chết không chịu nhục”

Bởi vì nhận thức của tôi về Pháp còn thiếu sót, tâm tính chưa đạt được đề cao, trong thời gian dài tư tưởng của tôi bị các vật chất bất hảo ở không gian khác dùi vào sơ hở, trong đầu tràn đầy thù hận, cô đơn và vô vọng, chính là giống như Sư tôn vĩ đại đã giảng:

“ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công.” (Chuyển Pháp Luân, quyển 2)

Trong Hồng Ngâm, bài Khổ Kỳ Tâm Chí có đoạn:

“Lao thân bất toán khổ, tu tâm tối nan quá”

Dáng vẻ bề ngoài của tôi ngốc nghếch, nhát gan hiền lành, dùng những lời bình phẩm của những người xung quanh thì chính là “không thể mở to mắt được, mắt không có thần”. Điều cô quạnh, tủi nhục và sự kỳ thị mà một “kẻ ngốc” chịu đựng đã vượt xa khỏi sự tưởng tượng của người bình thường. Sau khi mẹ tôi bị tà ác bức hại, cảnh ngộ giống như tuyết rơi lại có thêm sương giá, khi học tiểu học tôi đã sầu muộn đến nỗi trên đầu xuất hiện tóc bạc, và rơi vào thù hận của “kẻ sĩ thà chết chứ không chịu nhục”.

Sau khi tôi tu luyện mười mấy năm nay, tôi khổ não suy nghĩ tìm tòi xem rốt cuộc tôi có chỗ nào không tốt, mà phải rơi vào tình cảnh như thế này. Người khác có mâu thuẫn cũng chỉ là mâu thuẫn phát sinh trong một khoảng thời gian với một người nào đó, còn tôi thì lại từ bé đến lớn không ngừng bị mọi người kì thị và ức hiếp. Họ nói tôi ngốc, nhưng về phương diện các môn Vật lý, Toán học trên lớp tôi luôn được công nhận là có chỉ số thông minh cao, khả năng diễn giảng cũng là quán quân của toàn trường, lẽ nào chỉ vì vẻ ngoài đần độn của tôi thôi sao? Mặc dù hiểu được quan hệ mất và được, nhưng tôi lại luôn không nhẫn được, tôi phát hiện sự thù hận và sầu não của tôi như những luồng khói đen theo ống khói bay vào trong mây. Làm thế nào để thoát khỏi loại hoàn cảnh khó khăn này đây? Tôi vẫn chưa nghĩ ra được đáp án. Bám theo tôi luôn là sự sỉ nhục và cô đơn, trường học giống như cái lò luyện người, mỗi ngày tôi đều bị hành hạ trong cái lò đó, ngày ngày trôi qua, thời gian vui vẻ nhất của tôi chính là lúc ngủ, bởi vì chỉ có trong mơ mới không bị chèn ép ức hiếp, mới không bị kỳ thị, mới không bị sỉ nhục và mới không bị chế giễu đem ra làm trò cười. Ánh mắt của các bạn học nhìn tôi như đao như kiếm, dùng lời của tôi thì chính là trong mắt họ tuôn ra chất độc. Người khác thì luôn tụm năm tụm ba thành một nhóm, có người nói chuyện, có người cùng nhau vui chơi, tôi thì luôn lẻ loi một mình. Khi đó tôi luôn than hận bản thân mình sao không ngốc hẳn đi, mà chỉ như kẻ nửa ngốc: kẻ ngốc điều gì cũng không biết, nhưng tôi lại trong trạng thái minh bạch mà gặp phải sự đối xử như kẻ ngốc vậy.

Sau đại học, mười mấy năm bị sỉ nhục, thù hận, cô đơn, tuyệt vọng đã bộc phát, biến tôi thành không thanh tỉnh. Mỗi ngày tôi “hưởng thụ” sự khó chịu của sầu khổ tựa như một kẻ uống rượu say, cái chết làm tôi thơ thẩn, thần trí không thanh tỉnh, cảm thấy bản thân còn tệ hại hơn so với quỷ, biểu hiện trong người thường chính là chứng bệnh uất ức. Bởi vì tôi vẫn còn nhân tâm, nhìn thấy người khác đến tuổi như tôi đã hẹn hò yêu đương từ lâu, nhìn thấy người ta có đôi có cặp, tôi thì ngay cả một người để nói chuyện cũng chẳng có, cho nên trong lòng vô cùng đau khổ. Trang web Minh Huệ đưa tin cảnh sát tà ác bức hại đồng tu trước mặt chồng đến mức sảy thai, trong tâm tôi thậm chí còn ngưỡng mộ: cô ấy còn có chồng. Thời gian dài chịu đựng tủi nhục cũng làm tôi sinh ra cảm giác tự ti, tôi vốn là một người tận trung báo quốc, nhưng tự nghĩ tôi chẳng qua chỉ là con chó (điều này do sự tự ti dẫn đến), không coi mình là người, người cũng không phải, thì càng không phải là người Trung Quốc, đã không phải là người Trung Quốc, thì nói chi đến yêu nước? Nỗi hận đó giống như tuyết sương buốt giá thổi qua mặt, càng ngày càng sâu.

Mỗi ngày buồn bã trong góc nhỏ không có bóng người, tôi hét lớn, cái chết dường như trở thành thứ xa xỉ mà tôi mong muốn không được, tôi quá đau khổ, không chịu được, nếu không phải nghĩ đến cha mẹ sẽ suy sụp, điều Sư tôn dạy bảo, cho đến những ảnh hưởng không tốt đến danh dự của Đại Pháp, tôi đã tự sát lâu rồi, người nhà thường gọi điện an ủi tôi, mẹ tôi vốn là đồng tu cũng vì thế mà thường rơi nước mắt.

Tôi nghĩ nhất định là Sư tôn bảo hộ, an bài đồng tu mẹ nhắc nhở tôi, bà nói: “Con à, con cho rằng con muốn tự sát, nhưng đó không phải là con, là thể sinh mệnh ở không gian khác can nhiễu đại não muốn con chết, hãy bài trừ chúng, phát chính niệm tiêu trừ chúng.” Tôi bỗng nhiên minh bạch, thực ra trong Bài giảng thứ 6 – Chuyển Pháp Luân, Sư phụ đã nhắc đến:

“Bởi vì con người mê ở chốn người thường, nên trong tư tưởng hay sản sinh những ý niệm theo danh, lợi, sắc, nóng giận, v.v.; dần dần sẽ tạo thành một loại nghiệp lực tư tưởng rất lớn mạnh.”

“Khi một người muốn tu luyện chính Pháp, thì cần phải tiêu nghiệp. Tiêu nghiệp chính là tiêu diệt, chuyển hoá nghiệp ấy. Tất nhiên nghiệp lực không chịu, nên người ta sẽ có nạn, có trở lực.”

“nghiệp lực tư tưởng là can nhiễu trực tiếp đến đại não con người”

Thực ra không phải là tôi muốn chết, mà là nghiệp lực tư tưởng can nhiễu muốn tôi chết, mười mấy năm tôi tích tồn rất nhiều “tức giận”, nên đã hình thành nghiệp lực tư tưởng vô cùng to lớn. Sau khi minh bạch ra, tôi đã phân biệt rõ tự ngã và nghiệp lực tư tưởng, và lập tức phát chính niệm diệt trừ những thứ không tốt kia, niệm đầu tự sát can nhiễu tôi mấy năm qua không còn nữa, đầu óc tôi trở nên thanh tỉnh. Từ đó về sau vật chất bất hảo kia hễ phản ánh ra, đều bị tôi dùng chủ ý thức mạnh mẽ diệt trừ. Khoảng thời gian dài sau này, những vật chất bại hoại kia mấy lần phản ánh ra, biểu hiện bề ngoài là tôi lại có niệm muốn tự sát, tự ti, cô đơn, thậm chí suýt chút nữa không khống chế được đại não, nhưng tôi trước sau vẫn cắn răng cố giữ vững bản thân, những vật chất bại hoại cũng bị tiêu trừ hết. Ngoài ra tôi cảm giác thấy khả năng nhẫn chịu bao dung cũng ngày càng tăng, cảm thấy những người thường kia thật là đáng thương, trong vô tri mà tạo nghiệp. Những việc trước kia làm tôi đau khổ không muốn sống đều biến thành những việc nhỏ. Sư phụ trong Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Miền tây Mỹ quốc [2005] có giảng:

“Tam Giới nên phải là thế giới của ‘phản Lý’ ”

Dùng cái lý của người thường mà xét thì tôi như đang chịu tủi nhục, nhưng sự tủi nhục lớn như thế này, lẽ nào không phải là tài phú to lớn để tôi tu luyện tâm tính sao? Từ đó mỗi khi “chịu thiệt”, tôi đều lặng lẽ khuyên bảo bản thân: cho dù chịu đựng tủi nhục lớn đến đâu, cho dù cô đơn thế nào đi nữa, cũng đều là chịu khổ tiêu trừ nghiệp lực để có được thứ trân quý là đức, cũng chẳng mất gì, đã không mất gì, vậy tôi còn đau khổ gì đây?

Cảm tạ Sư phụ, nếu như không tu luyện Đại Pháp, tôi sẽ không biết phát chính niệm tiêu trừ nghiệp lực tư tưởng từ căn bản, là Sư phụ đã giải trừ sự đau khổ vô cùng lớn về mặt tinh thần cho tôi. Từ trong đó tôi cũng đã phát hiện ra thiếu sót của bản thân: (1) Do trì trệ không thường xuyên luyện công, cho nên ngoại hình không có chuyển hóa tốt. (2) Cái “tôi” trong tâm không tu bỏ, nếu như là người khác chịu khổ thì “tôi” có thể đau khổ như vậy không? Chính vì cho rằng “tôi” đang chịu khổ, cho nên “tôi” mới đau khổ như vậy.

Thể ngộ toàn diện

Nhiều năm trong ma sát tâm tính, tôi dần dần thể ngộ được, các loại thống khổ đều là do các loại nhân tâm đưa đến, nhìn thấy người khác vượt qua mình trong tâm liền sinh hận, thấy có lợi cho mình liền thích, vì lợi ích mà tranh đấu, chịu tủi nhục liền sinh thù hận, thật là quá mệt mỏi! Biểu hiện bề ngoài mà nhìn thì những tâm này là vì bản thân, kỳ thực những tâm này chính là gánh nặng mà con người vác trên vai, là nguồn gốc làm cho người ta đau khổ và mệt mỏi. Khi những tâm bất hảo của tôi phản ánh ra, tôi phân biệt rõ bản thân mình và những tâm bất hảo kia, ý thức được chúng không phải là bản thân mình, chúng đè nặng lên thân mình, tôi liền nói chuyện với chúng: các ngươi quá mệt rồi, hãy nghỉ ngơi đi! Sau đó dùng chính niệm làm chúng yếu và dần mất đi. Khi các bạn sinh ra tâm bất hảo, tôi mong rằng nếu không ngại gì thì hãy buông bỏ những gánh nặng này, tôi tin rằng nhất định toàn thân sẽ trở nên nhẹ nhõm.

Lời kết: Nếu như có đồng tu khi ở trong mâu thuẫn cá nhân mà đau khổ oán hận, nếu không ngại thì có thể so sánh với tôi: ngoại hình của tôi trông ngốc nghếch, hiền lành nhát gan, từ nhỏ đã chịu biết bao tủi nhục, dùng những lời bình phẩm của người xung quanh chính là “không mở to mắt được, mắt không có thần”. Khi tôi 3 – 4 tuổi, cha mẹ tôi đạp xe chở tôi phía sau, người đi đường nhìn mắt tôi không có chút thần thái nào, liền cho rằng tôi đang ngủ, họ nói với cha mẹ tôi: “Hãy mau dừng xe, con của anh chị ngủ rồi, cẩn thận kẻo nó ngã xuống!” Khi tôi còn nhỏ, con gái của người chủ cửa hàng cho rằng tôi ngốc nên thường hay đuổi tôi, không cho tôi vào mua đồ. Sau này khi đi học, các bạn học lại không cho tôi chơi cùng, cha tôi đến trường tìm gặp giáo viên nhưng cũng không có tác dụng, mười mấy năm nay tôi luôn cô độc lẻ loi một mình, cô đơn thôi thì cũng không là gì, phải chịu sự tủi nhục kỳ thị của mọi người mới làm tôi khó có thể nhẫn chịu nhất, luôn có một nhóm người chế giễu châm chọc làm nhục kẻ ngốc như tôi. Tựa hồ như nói chuyện với tôi hoặc đi cùng tôi là nỗi nhục của họ vậy. Khi tôi mượn đồ của người khác, câu trả lời của đối phương thường là “ta thà cho chó mượn cũng không cho cậu mượn”. Có một khoảng thời gian, mỗi ngày tan học tôi đều bị các học sinh lớp trên đánh cho một trận nhừ tử. Sau khi mẹ tôi bị tà ác bức hại, hoàn cảnh gia đình cũng rơi vào tình trạng khó khăn, quần áo tôi mặc đều là quần áo của người khác đưa cho sau khi họ không mặc nữa. Đồ ăn người khác đang ăn tôi thì lại chỉ biết nhìn, cũng không ai nói gì, loại cảm giác đó vô cùng thống khổ, mới học tiểu học mà tôi đã sầu muộn đến nỗi có tóc bạc.

Nỗi khổ mà một “kẻ ngốc” chịu đựng, tôi tin rằng một người bình thường không thể nếm trải được, một hai ngày thì còn chịu được, nhưng mười mấy năm liên tục, quả thực là không dễ dàng gì.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2014/08/21/135098.放下担子歇歇吧.html



Ngày đăng: 05-02-2015

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.