Ghi chép về công năng đặc dị trong «Marco Polo du ký»



Tác giả: Học viên Đại Pháp

[Chanhkien.org] Mọi người đều biết vào thời Trung Cổ ở Châu Âu, nhà thám hiểm Marco Polo từng đến Trung Quốc vào triều Nguyên và từng gặp Hoàng đế triều Nguyên Hốt Tất Liệt. Cuốn «Marco Polo du ký» của ông chính là bản ghi chép đầu tiên của Châu Âu miêu tả tường tận lịch sử, văn hóa và nghệ thuật Trung Quốc, trong đó có một đoạn miêu tả về công năng đặc dị.

Marco Polo miêu tả Hoàng đế Hốt Tất Liệt của nhà Nguyên cung dưỡng một số thuật sĩ thông hiểu pháp thuật (“thuật sĩ” là từ mà Marco Polo dùng để gọi một số nhân sĩ tôn giáo ở Trung Quốc thời bấy giờ). Các thuật sĩ này, vào một thời điểm nào đó sẽ cử hành nghi thức tế tự tôn giáo, thi triển phép thuật “trong một loại trạng thái kỳ dị”, “ví như khi mây đen kéo đến ùn ùn, trời sắp đổ mưa, họ bèn leo lên nóc cung điện nơi Đại Hãn ở, dùng phép thuật đuổi mây đen đi, khiến tiết trời lặng xuống. Lúc này bốn phía sấm chớp đùng đùng, mưa lớn trút xuống, nhưng hoàng cung thì không hề có một giọt mưa nào”.

Ngoài ra, Marco Polo còn viết: “Phép thuật như thần thoại này cực kỳ tinh diệu, có thể nói là sử dụng như ý, không gì không thể”, “có một lần Đại Hãn ngồi ngự trên điện—phần sau quyển 1 cuốn sách này sẽ miêu tả chi tiết—lúc sắp dùng cơm, một chiếc bàn bay lên cao 8 thước (1 thước bằng 1/3 mét) rồi đặt giữa chính điện, đồng thời bộ đồ ăn cũng bay tới từ chiếc tủ bát gần đó. Bằng phép thuật, các thuật sĩ không cần dùng tay, mà toàn bộ bình rượu, bình sữa và các loại đồ uống tự động rót vào ly, sau đó ly tách bay trên không trung khoảng 10 mét rồi rơi vào tay Đại Hãn. Khi Đại Hãn uống xong, ly tách tự động trở về vị trí cũ. Loại phép thuật này được biểu diễn ngay trước mặt các vị khách mời của Đại Hãn”.

Thực ra các chủng công năng đặc dị đều là có thật và không có gì là lạ với những người tu luyện Phật gia hay Đạo gia. Trong các cổ thư Trung Quốc, ghi chép về công năng bẩm sinh, hoặc thông qua phương pháp nào đó, pháp môn tu luyện nào đó mà có được thần thông, có thể nói là nhiều vô số kể. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các bí mật trong đó, xin hãy đọc cuốn «Chuyển Pháp Luân», đọc xong chắc chắn bạn sẽ thấy sáng tỏ thông suốt.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/59208



Ngày đăng: 10-07-2014

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.