Một vài kinh nghiệm tu luyện của tôi



Tác giả: Hồi Gia, học viên tỉnh Sơn Đông

[Chanhkien.org] Trong vài năm qua, Sư phụ đã chăm sóc và khai thị cho tôi một số điều. Bây giờ tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm của mình.

1. Tâm thái của việc học thuộc Pháp

Các tâm thái học Pháp khác nhau sẽ dẫn đến những kết quả khác nhau. Một ngày nọ khi tôi đi cầu thang bộ và cảm thấy mệt, tôi nghĩ đến điều Sư phụ nói trong Chuyển Pháp Luân : “…đạp xe đạp cảm thấy như có người đẩy, leo bậc thang cao mấy cũng không mệt.” Vậy thì tại sao tôi vẫn thấy mệt mỏi? Tuy nhiên, khi nghĩ như vậy, tôi càng thấy kiệt sức. Một lần khác, tôi không nghĩ về chúng nữa ngoài việc đọc nhẩm đoạn Pháp trên. Tôi bước nhanh và không cảm thấy mệt nữa. Đến lần tiếp theo, tôi nghĩ: “Mình phải nhớ học thuộc Pháp, nếu không mình sẽ lại mệt nữa.” Tuy nhiên, cho dù tôi vẫn đọc nhẩm Pháp, tôi thấy cực kỳ mệt mỏi. Do đó, tôi đã tự hỏi tại sao cả ba lần đều có sự khác nhau. Lần đầu, tôi có một chút than phiền và điều đó không đúng. Lần thứ hai, tôi có tín tâm vào Pháp mà không truy cầu, nên tôi nhận được lợi ích từ Pháp. Lần thứ ba, tôi cố gắng tận dụng lợi thế của Pháp để không thấy mệt mỏi. Sư phụ giảng: “Bản thân việc muốn lợi dụng Đại Pháp đã là tội không thể dung thứ.” (Tinh Tấn Yếu Chỉ). Tôi rất ân hận.

Một khi có chính niệm, tình huống của tôi sẽ được cải thiện nhanh chóng. Một ngày nọ, khi đi thăm một đồng tu và đi lên dốc, tôi hơi mệt và tự nhiên bắt đầu đọc nhẩm Pháp. Rồi nó trở nên dễ dàng như đi trên đường bằng. Từ đó tôi nhận ra tu luyện là thực sự nghiêm túc và chúng ta không thể buông lơi dẫu chỉ một chút.

2. Sư phụ điểm hóa cho tôi

Một lần tôi mơ thấy mình viết số 136. Tôi hoàn toàn không hiểu nó nghĩa là gì và Sư phụ đã điểm hóa cho tôi thấy một mẩu giấy có nhiều chữ mà tôi không nhận ra. Tôi vẫn không hiểu. Rồi tôi mơ thấy một cái miệng to đi theo tôi vào một ngày lạnh và gió, như thể nó có thể nuốt tôi bất cứ lúc nào. Tôi nghĩ về nó lần nữa và nhận ra rằng mới đây tôi có đưa cho người bạn một bản Hồng Ngâm. Tôi đã viết vài bài thơ mới của Sư phụ lên đó, cùng với một số chữ khác. Đây thực sự là tội phá hoại Pháp. Tôi lập tức gọi cho người bạn và số điện thoại bắt đầu là 136. Tôi thấy Sư phụ đã cứu giúp tôi.

Trong một giấc mơ khác, tôi thấy số 44. Tôi nhìn không hiểu, và Sư phụ đã cho tôi thấy cuốn sổ tay mà tôi dùng để chép Pháp của Sư phụ. Tôi cầm lấy nó sau khi tỉnh giấc và kiểm tra từng trang một của cuốn sổ. Tôi thấy mình chưa ghi tựa đề của một bài kinh văn và nó nằm ở trang 44 của cuốn sổ. Tôi rất biết ơn sự chăm sóc của Sư phụ. Trong Tinh Tấn Yếu Chỉ II, Sư phụ giảng: “Không phải Sư phụ không từ bi. Trong những năm tu luyện, thì ngoài việc tôi đã vì chư vị mà gánh chịu quá nhiều, thì đồng thời [tôi] còn vì sự nâng cao của chư vị mà không ngừng điểm ngộ cho chư vị, vì sự an toàn của chư vị mà trông coi bảo hộ chư vị, [và] để chư vị có thể viên mãn đã cân bằng những món nợ mà chư vị đã thiếu ở các tầng khác nhau. Đó không phải là [việc] mà ai cũng làm được, cũng không phải là [việc] mà có thể làm cho người thường.

3. Chứng đau tay không còn sau khi tâm chấp trước được loại bỏ

Một lần khi đang học lái mô-tô, tôi thấy đau ở ngực và hai cánh tay. Ngay sau đó, tôi xem đĩa DVD biểu diễn Thần Vận và cơn đau biến mất. Tôi không nghĩ nhiều về nó. Khi đi trên phố, tôi lại thấy đau lần nữa, đến nỗi nó gây cản trở việc tập công của tôi. Tôi nhìn vào trong và phát hiện  nhiều tâm chấp trước, nhưng nó vẫn còn đau. Tôi cố gắng hết lượt này đến lượt khác nhưng vẫn không được. Thấy tôi chưa hiểu ra, Sư phụ đã giúp tôi. Một hôm, tôi tự nghĩ: “Mục đích mình học lái mô-tô là gì? Là vì mình muốn đón con khi tan trường. Trong đầu mình lúc nào cũng toàn những thứ như thế, mình không nghĩ đến cứu độ chúng sinh. Chẳng phải đó vẫn là tâm ích kỷ hay sao?”. Vì vậy tôi phát chính niệm tiêu trừ sự ích kỷ và tình cảm từ mức vi quan nhất của tôi, và tôi lập tức không còn đau nữa. Từ đó, tôi hiểu sâu sắc hơn lời của Sư phụ: “Cần làm cho chư vị vứt bỏ những tâm nào mà chưa vứt bỏ được ở nơi người thường. Tất cả các tâm chấp trước, miễn là chư vị có, thì cần phải vứt bỏ tại các chủng hoàn cảnh [khác nhau]. [Sẽ] làm cho chư vị trượt ngã, từ đó mà ngộ Đạo; tu luyện là như thế.” (Chuyển Pháp Luân)

4. Niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo” một cách chân thành

Khi cháu tôi bị lên cơn sốt hoặc đau dạ dày, tôi thường niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Chân-Thiện-Nhẫn hảo” mà không truy cầu. Kết quả bệnh tình của nó nhanh chóng biến mất. Một hôm, mặt và chân tay của nó co giật và mặt nó méo đi. Cả nhà lo lắng nhưng tình hình không thay đổi. Tôi nói với nó: “Chỉ có Sư phụ mới có thể giúp cháu.” Nó gật đầu và chúng tôi bắt đầu niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Chân-Thiện-Nhẫn hảo” không ngừng. Chúng tôi niệm hai câu ấy một cách chân thành trong nửa tiếng. Các triệu chứng đã biến mất nửa giờ sau đó và không còn trở lại nữa.

Một số người nói với tôi họ không chắc niệm những từ này có thể giúp được không. Tôi nói rằng họ phải niệm chúng một cách chân thành.

Có lần một người thường nói với tôi rằng một trong những người nhà của cô rất không tốt. Sau khi lắng nghe tôi niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, cô đã có thể có em bé và cả nhà cô rất biết ơn.

Trong Tinh Tấn Yếu Chỉ, Sư phụ giảng: “Nếu chư vị ai ai cũng có thể từ nội tâm nhận thức Pháp, ấy mới là thể hiện của Pháp uy lực vô biên —Phật Pháp lớn mạnh tái hiện ở nhân gian!”.

5. Phép màu xảy ra sau khi xem biểu diễn Thần Vận

Mới đây một người họ hàng đến thăm tôi. Bà đã 80 tuổi và không thể đọc. Tôi đã mời bà xem đĩa DVD biểu diễn nghệ thuật Thần Vận và giải thích lời các bài hát cho bà. Bà rất thích và muốn xem chương trình biểu diễn Thần Vận từ năm ngoái. Sau đó bà nói: “Tôi vô cùng hạnh phúc bởi vì tôi chưa từng thấy thoải mái như vậy trong suốt cuộc đời. Chứng nhức lưng dưới làm phiền tôi mấy năm nay giờ đã không còn nữa.” Tôi nói đó là bởi vì bà đã xem biểu diễn Thần Vận. Tôi bảo bà hằng ngày đọc nhẩm “Pháp Luân Đại Pháp hảo” một cách chân thành. Bà đã làm theo lời tôi.

Tôi biết một số học viên giới thiệu đĩa Thần Vận cho người khác, khi ấy họ thường đề cập đến lợi ích về sức khỏe của việc xem biểu diễn. Theo hiểu biết của tôi, làm vậy dễ dàng dẫn họ chuyển sang việc theo đuổi trị bệnh khi xem buổi diễn xuất. Việc này là không phù hợp.

6. Can nhiễu có nguồn gốc từ tâm chấp trước

Trong Chuyển Pháp Luân, Sư phụ giảng: “Hễ trong khi luyện công mà xuất hiện can nhiễu này, can nhiễu kia, [thì] chư vị phải tìm xem nguyên nhân [ở] bản thân mình, chư vị còn điều gì chưa vứt bỏ được không.” Tôi thường bị can nhiễu trong tư tưởng và không thể loại trừ nó ngay cả khi đã hướng nội. Trong kinh văn “Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp”, Sư phụ giảng: “Như thế thân thể người cấp thấp đến thế, không có năng lực gì cả, cảnh giới tư tưởng của chư vị phù hợp điều gì, thì điều ấy chi phối chư vị. Nói cách khác, khi sinh mệnh các tầng thứ khác nhau phát hiện chư vị muốn gì, chấp trước điều chi, quả nhiên phù hợp với chúng, thì chúng khởi tác dụng, thậm chí chủ đạo chư vị.Bây giờ tôi đã nhận ra rằng tất cả can nhiễu xảy ra là do tâm chấp trước của chính tôi. Một khi tôi quyết tâm loại bỏ các tâm chấp trước này, can nhiễu biến mất ngay lập tức.

Trên đây là hiểu biết cá nhân của tôi. Xin cảm ơn.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2011/9/13/77303.html
http://pureinsight.org/node/6210



Ngày đăng: 11-12-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.