Nguyên lý 80/20: Ý nghĩa và nguồn gốc (Phần 5)



Tác giả: Tiểu Nham

[Chanhkien.org]

4. Nguồn gốc từ thiên thượng

Chúng ta vừa thảo luận về hiện tượng tồn tại phổ biến của nguyên lý 80/20 trong giới kinh doanh, và cho tới nay, chỉ có rất ít giải thích về cơ chế đằng sau nó. Chưa nói tới cơ chế, ngay cả thảo luận về biểu hiện ở tầng sâu hơn thì cũng rất ít. Như vậy hôm nay tôi xin mạnh dạn đưa ra một chút giải thích. Khoa học thực chứng chẳng phải vẫn nói về “can đảm đưa ra giả thuyết, cẩn thận tìm kiếm chứng cứ” đấy sao? Do đó hôm nay tôi mới can đảm đưa ra giải thích. Giải thích như thế nào? Tôi là đứng từ góc độ văn hóa tu luyện để giải thích. Trong «Chuyển Pháp Luân», ông Lý Hồng Chí có một đoạn miêu tả mà nhiều khả năng là rất có quan hệ, xin được dẫn giải cho quý độc giả.

Trong «Chuyển Pháp Luân» giảng: [Người tu luyện] “Bởi vì sau khi họ tu lên đến tầng rất cao, rồi đạt đến lúc khai công khai ngộ của mình, thì công thực sự rất cao. Đúng vào thời điểm ngay trước khi họ khai công khai ngộ, thì giúp họ bẻ tám phần mười công của bản thân họ xuống, ngay cả tiêu chuẩn tâm tính của họ cũng cắt xuống. Dùng năng lượng ấy mà bổ sung cho thế giới của họ, thế giới của bản thân họ. Mọi người đã biết rằng, công của người tu luyện, đặc biệt là những thứ thêm lên chỗ tiêu chuẩn tâm tính, là [trải qua] vô số khổ [nạn] một đời, tại hoàn cảnh gian khổ mà ‘ma luyện’, mà tu luyện xuất lai, nên nó cực kỳ trân quý; lấy ra tám phần mười những thứ trân quý như thế mà bổ sung cho thế giới của họ. Do vậy khi tu thành trong tương lai, [họ] muốn gì giơ tay lập tức được ngay, cần gì có nấy, muốn làm gì thì làm được nấy, trong thế giới của họ cái gì cũng có. Đó là uy đức của họ, bản thân kinh qua chịu khổ mà tu xuất ra được.” (Bài giảng thứ tư)

Như vậy đoạn luận thuật này trong «Chuyển Pháp Luân» và pháp tắc 80/20 ở thế gian nhân loại có quan hệ gì? Điều này ắt phải nói từ nguồn gốc của nhân loại. Tất nhiên, nguồn gốc của nhân loại mà chúng tôi nói tới không phải “loài khỉ” mà “Thuyết tiến hóa” của Darwin nói. Chúng tôi là giảng về nguồn gốc trên thiên thượng của nhân loại, do đó nhất định phải dùng một đoạn luận thuật khác trong «Chuyển Pháp Luân» của ông Lý Hồng Chí.

Nơi vũ trụ này, chúng tôi thấy rằng sinh mệnh con người không phải sinh ra tại xã hội người thường. Sự sản sinh ra sinh mệnh chân chính của con người chính là sinh ra trong không gian vũ trụ. Bởi vì trong vũ trụ này có rất nhiều các loại vật chất chế tạo sinh mệnh; với sự vận động tương hỗ, những vật chất ấy có thể sản sinh ra sinh mệnh; nên cũng nói, sinh mệnh tối nguyên sơ của con người đến từ vũ trụ. Bản lai của không gian vũ trụ là lương thiện, là mang đầy đủ chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn; con người sinh ra cùng với vũ trụ là đồng tính. Nhưng sản sinh ra nhiều thể sinh mệnh rồi; thì cũng phát sinh quan hệ xã hội [trong] quần thể. Trong đó có một số người có thể tăng thêm tư tâm; tầng của họ dần dần rất chậm hạ thấp xuống; [khi] không thể ở tại tầng ấy nữa, thì họ phải rớt xuống dưới. Tuy nhiên tại tầng kia [họ] lại biến đổi không còn tốt nữa, họ không thể ở lại, và tiếp tục rớt xuống dưới; cuối cùng rớt xuống đến tầng của nhân loại.” (Bài giảng thứ nhất)

Lý giải của tôi chính là nếu nhân loại đều đến từ thiên thượng, nếu nhân loại là sản sinh trong không gian cao tầng của vũ trụ, thì kết cấu quần thể của nhân loại cũng có khả năng đối ứng với kết cấu đặc trưng của xã hội trên thiên thượng. Nếu như vậy, chúng ta có thể tiến thêm một bước nữa bằng cách đặt câu hỏi rằng, xã hội thiên thượng có kết cấu như thế nào? Kết cấu quần thể trên thiên thượng sản sinh như thế nào? Có một khả năng như sau: Quần thể sinh mệnh trên thiên thượng là từ mặt đất đi lên. Đi lên như thế nào? Điều này có thể liên quan đến văn hóa tu luyện, là do tu luyện mà lên. Tức là có một loại quan hệ tuần hoàn, người trên mặt đất tu lên, người trên thiên thượng hạ xuống. Tất nhiên người trên thiên thượng cũng có sản sinh tại thiên thượng, nhưng họ nhất định phải phù hợp với yêu cầu của tầng thứ vũ trụ ấy.

Người trên mặt đất tu lên, có thể không đơn giản như tưởng tượng của người thường, cá nhân bạn vung tay một cái là lên trên đó được. Cổ nhân Trung Quốc có câu: “Một người đắc Đạo, cả họ được nhờ”. Sau khi một người tu luyện viên mãn, các loại thể sinh mệnh có duyên với người đó qua bao nhiêu đời có thể đều lên theo cùng. Đây cũng là một loại thiện giải các chủng nhân duyên. Nhưng điều đáng chú ý là những sinh mệnh này bản thân họ không tự mình tu luyện lên đó, mà là được đưa lên; do đó nếu không có uy đức của người tu luyện thì họ có thể không được đại tự tại khi sinh tồn tại không gian cao tầng, không thể muốn cái gì là được cái đó, nên phải tự mình làm mọi việc.

Vì vậy không gian cao tầng trên thiên thượng phải có ít nhất hai loại sinh mệnh. Một gọi là “Pháp vương” hoặc “Chủ” (hai vị này trên thực tế là có khác biệt), họ là tự mình tu luyện mà lên (chủ yếu chỉ “Pháp vương”); họ có uy đức và đại tự tại, muốn gì có đó, muốn làm gì liền làm xong cái đó; họ bảo lưu 2/10 năng lượng tu luyện của bản thân mình. Họ dùng đặc tính bản thân để quyết định thế giới của họ hoặc thuộc tính vũ trụ của họ. Một loại sinh mệnh khác gọi là “chúng sinh”; họ sống trong thế giới của “Pháp vương”, không có uy đức; họ thường đảm nhận các chủng quan hệ nhân duyên khi “Pháp vương” làm người tu luyện. Do đó khi người tu luyện viên mãn, các “chúng sinh” này cũng đi lên theo, tới thế giới của “Pháp vương”. Tư tưởng và thân thể của họ nhất định phải phù hợp với yêu cầu trong thế giới của “Pháp vương”. Cũng là nói rằng họ không thể không phù hợp với các đặc trưng khác trong thế giới của “Pháp vương”, không thể bất đồng với tư tưởng của bản thân “Pháp vương”. Họ sống trong thế giới của “Pháp vương”, mà thế giới này lại được bổ sung 8/10 năng lượng của “Pháp vương” khi viên mãn. Do đó khi so sánh về năng lượng, “Pháp vương” tuy chỉ sở hữu 20% năng lượng, nhưng muốn gì được nấy, và quyết định thuộc tính của toàn bộ thế giới. Còn “chúng sinh” tuy sống trong thế giới được bổ sung 80% năng lượng, nhưng không phải muốn gì được nấy, mà phải thuận theo ý nguyện của “Pháp vương”; họ chỉ là người đi theo. 80% năng lượng cấu thành và duy trì thế giới này đối với “chúng sinh” mà nói thì chỉ là được “tận hưởng” và “sử dụng” mà thôi, chứ không phải “sở hữu”.

Bởi vậy trong số hai loại sinh mệnh trên thiên thượng này, “Pháp vương” tuy chỉ là thiểu số và chiếm 20% năng lượng, nhưng họ muốn gì được nấy; còn “chúng sinh” mặc dù là đa số và sử dụng 80% năng lượng, nhưng không thể muốn gì được nấy. Nghĩa là hai loại sinh mệnh “20%” và “80%” này căn bản là các thể sinh mệnh hoàn toàn khác nhau. Như vậy nếu nhân loại đều là từ thiên thượng rớt xuống, thì rất có thể họ đối ứng với hai loại sinh mệnh bất đồng này trên thiên thượng. Nếu “Pháp vương” của họ hạ xuống, thì trên mặt đất có thể hình thành một “quần thể tinh anh”, cũng là quần thể “20” trong 80/20, mà rất có thể đời đời kiếp kiếp đều như thế. Còn nếu như “chúng sinh” đi xuống, thì họ có thể trở thành quần thể “80” trên mặt đất, còn gọi là “quần thể đại chúng”.

Trong lĩnh vực kinh doanh, chúng ta thường phát hiện thấy một hiện tượng rất kỳ thú. Đó là 80% số khách hàng nói không rõ nhu cầu khách quan và nguyện vọng chủ quan của họ; họ là quần thể đi theo, quần thể mô phỏng, hoặc gọi là quần thể chạy theo. Nhu cầu của họ chỉ là bắt chước người khác, kiểu như người khác nói gì thì làm thế, bản thân họ thì không có chủ kiến. Như đã nói ở trước, đối với quần thể người này, chúng tôi khuyên dùng phương thức bán hàng theo hình thức “cố vấn”. Có thể trên thiên thượng họ là “chúng sinh”, còn ở mặt đất là “đại chúng”. Nhưng khi chúng ta tiếp xúc với một loại khách hàng khác, tức quần thể người “20%”; họ có lý tính, cẩn thận, rõ ràng về nhu cầu của bản thân, không chạy theo người khác. Có lẽ trên thiên thượng họ là “Chủ”, hoặc “Vương”; do đó dưới mặt đất họ làm chủ, nói gì thì mọi người làm như thế. Đây chính là các khách hàng mà chúng tôi khuyên dùng hình thức “giao dịch” để bán hàng.

Ở đây, tôi chỉ dùng một chút lý giải của bản thân tôi về lời dạy của ông Lý Hồng Chí để giải thích một hiện tượng phức tạp trong thế giới nhân loại này, hiện tượng mà chưa ai có thể giải thích được.

Như tôi đã đề cập ở trước, về phương diện kinh doanh, các công ty Trung Quốc thường xuất hiện hiện tượng “nhiều số một”, nghĩa là nhiều ông chủ, rất nhiều người đều muốn gì làm nấy. Điều này đối với nguồn gốc cao tầng của người Trung Quốc là có quan hệ. Quần thể người Trung Quốc có khả năng từng là “Vương” hoặc “Chủ” trên thiên thượng, so với những người khác trên thế giới là tương đối cao hơn. Bởi vì văn hóa Trung Quốc là văn hóa Thần truyền, và Thần để người Trung Quốc gánh vác sứ mệnh rất lớn trong lịch sử (tất nhiên không phải “kiếm chác” hay “giành giật” thứ gì đó ở xã hội ngày nay).

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/book/html/shan/x080.htm



Ngày đăng: 14-09-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.