Vén bức màn văn minh tiền sử: (Phần 2) Dấu chân tiền sử



Tác giả: Ban biên tập Chánh Kiến

I. Dấu chân tiền sử

I.1 Dấu chân tiền sử

Dấu chân tiền sử trên khối hóa thạch bọ ba thùy

Dấu chân tiền sử trên khối hóa thạch bọ ba thùy

[Chanhkien.org] Thuyết Tiến hóa hiện tại đang bị thách thức khi các nhà khảo cổ hàng đầu thế giới có được những phát hiện mang tính đột phá căn bản. Các nhà khảo cổ chuyên nghiệp và nghiệp dư đang tiến bước, và sau đó đưa ra những nghi ngờ về Thuyết Tiến hóa đã được công nhận rộng rãi. Những dấu vết và các khối hóa thạch người của các thời đại địa chất xa xưa đã được phát hiện trên toàn thế giới, và điều này có thể cách mạng hóa các lý thuyết hiện đại về sự tiến hóa của loài người. Những khám phá như vậy thu hút việc xem xét lại các học thuyết liên quan đến lịch sử phát triển của loài người.

William J. Meister, một người Mỹ, là người thu thập hóa thạch nghiệp dư đầy khao khát, và đã tiến hành một khám phá kinh ngạc vào ngày 01 tháng Sáu năm 1968. Tại Antelope Springs, khoảng 43 dặm về phía Tây Bắc của Delta, tiểu bang Utah, một nơi giàu hóa thạch, Meister đã tìm thấy một tảng đá lớn với một vết chân người. Vết chân này, tuy nhiên, có vẻ như được tạo ra bởi một chiếc dép (xăng đan). Chiếc dép đo được 10 inch (khoảng 26 cm) chiều dài, lòng bàn chân rộng 3 inch (hay 8,9 cm) và gót chân có chiều rộng 3 inch (hay 7,6 cm). Gót chân có vẻ xấp xỉ 1/8 chiều dày (hay 1,7 cm). Ngạc nhiên thay, ông cũng tìm thấy Tam diệp trùng (bọ ba thùy) ngay trong dấu chân ấy.

Xin lưu ý rằng Tam diệp trùng (bọ ba thùy) là một loài sinh vật biển nhỏ, tồn tại trong khoảng từ 260 đến 600 triệu năm trước, và điều này là một dấu hiệu cho thấy khám phá này có giá trị đối với nguồn gốc của cuộc sống con người thời tiền sử. Phát hiện này rất có thể sẽ bác bỏ Thuyết Tiến hóa đang thịnh hành ngày nay.

So sánh khám phá này với giày dép của thời kỳ hiện nay, chúng ta có thể nhận thức được rằng một nền văn minh nào đó đã từng tồn tại khoảng 600 triệu năm trước, và nó phải có một độ phức tạp nhất định. Các hàm ý thực sự của phát hiện này chắc chắn là khó hiểu. Chẳng phải là các nhà sử học hiện đại nên cân nhắc lại Thuyết Tiến hóa hiện nay hay sao? Chẳng phải là những khám phá như vậy cho thấy một con đường khác của sự phát triển nhân loại hay sao?

Năm 1968, khối hóa thạch với dấu vết giày bên trên một Tam diệp trùng (bọ ba thùy), sinh vật tồn tại từ 600-260 triệu năm trước đã được khám phá bởi chuyên gia hóa thạch nghiệp dư Meister. (Ảnh được đăng với sự cho phép của Henry Johnson)

Năm 1968, khối hóa thạch với dấu vết giày bên trên một Tam diệp trùng (bọ ba thùy), sinh vật tồn tại từ 600-260 triệu năm trước đã được khám phá bởi chuyên gia hóa thạch nghiệp dư Meister. (Ảnh được đăng với sự cho phép của Henry Johnson)

Trên thực tế, những mối nghi ngờ đã tồn tại trong Thuyết Tiến hóa hiện đại trong suốt thế kỷ 19. Tạp chí Khoa học Mỹ, trong các báo cáo ở tập 5 có đăng nhiều dấu chân hóa thạch được bảo quản rất đẹp, những dấu chân đã được phát hiện bên bờ sông Mississippi của St Louis, trong một khu vực giàu đá vôi, bởi một nhà thám hiểm người Pháp. Các nhà thám hiểm đã báo cáo rằng mỗi dấu chân hiện rõ các đường cong cơ thịt của lòng bàn chân con người. Những khám phá bổ sung được cung cấp trong tài liệu ở tập 7 (trang 364-367, 1885) của Tạp chí Nghiên cứu Di tích Văn hóa Cổ của Hoa Kỳ. Trên cùng bờ sông Mississippi, một dấu chân sâu 1 foot và dài 2 feet, có lẽ được tạo thành bởi một cuộn giấy, cũng đã được tìm thấy. Tất cả những phát hiện này đã được xác định niên đại bằng các kỹ thuật phân rã phóng xạ (tiếp theo 1885 – Sách đã dẫn) và được khám phá là có niên đại xấp xỉ 345 triệu năm. Những khám phá nhân chủng học như vậy đã mạnh mẽ đề xuất rằng cuộc sống con người đã có lâu hơn so với điều mà Thuyết Tiến hóa ngày nay chỉ ra. Hơn nữa, những phát hiện đó cho thấy rằng những nền văn minh loài người tương đương – hoặc tiến bộ hơn – xã hội ngày nay đã từng tồn tại hơn 100 triệu năm trước.

Các khám phá khảo cổ đáng kinh ngạc khác đã được báo cáo ở Mỹ. Năm 1927, một nhà địa chất học nghiệp dư đã tìm thấy, trong đá vôi thuộc kỷ Triat tại hẻm núi Fisher thuộc tiểu bang Nevada, một vết in của chiếc giày hóa thạch, ngạc nhiên thay, cũng có một gót chân bị gãy rời ra hoàn toàn. Phương pháp xác định niên đại bằng phóng xạ các-bon cho thấy nó có tuổi khoảng 225 triệu năm. Thật bất ngờ, khi di chỉ gần đây được xem xét lại thông qua kỹ thuật chụp ảnh qua kính hiển vi đã cho thấy phần da trên chân đế đã được khâu vào nhờ hai hàng len, chính xác là cách nhau 1/3 inch. Một kỹ thuật làm giày như vậy đã không hề tồn tại vào năm 1927. Hub Samuel, giám đốc danh dự Bảo tàng Khảo cổ tại Oakland, California, đã tuyên bố trong một quan điểm về phát hiện này rằng “Người thời đại hiện nay (năm 1927) trên trái đất còn chưa thể làm ra loại giày này. Việc nhìn vào loại chứng cứ này cho thấy rằng tại thời điểm mà được cho là của những động vật chân đốt còn chưa được khai hóa, từ hàng triệu năm trước, những người có trí thông minh cao dường như đã từng tồn tại … … ”

Hình ảnh phóng lớn của dấu vết giày với một Tam diệp trùng ở góc trên bên trái (Ảnh được đăng với sự cho phép của bảo tàng Creation Evidence)

Hình ảnh phóng lớn của dấu vết giày với một Tam diệp trùng ở góc trên bên trái (Ảnh được đăng với sự cho phép của bảo tàng Creation Evidence)

Hai Tao, một chuyên gia hóa thạch nổi tiếng của Trung Quốc, đã tìm thấy một hóa thạch trông như một dấu giày của con người tại Núi Đỏ ở thành phố Urumqi, thuộc tỉnh Tân Cương, Trung Quốc. Hóa thạch này được xác định có niên đại khoảng 270 triệu năm về trước. Chiếc giày có chiều dài khoảng 26 cm, lớn hơn ở phần ngón chân và hẹp hơn ở phần gót chân. Một dấu vết in đường may gấp đôi cũng có thể quan sát được. Phía bên trái của giày in rõ ràng hơn phía bên phải, và độ sâu của vết in có vẻ nông ở giữa và sâu hơn về hai đoạn cuối, cho ấn tượng về một vết in của chiếc giày trái. Khi vết giày này được so sánh với một cái khác được tìm thấy tại hẻm núi Fisher ở Mỹ, nó đã được gọi là “huyền thoại Opatz” của Tân Cương (cho thấy rằng di chỉ này không phù hợp với thời kỳ địa chất). Giả thuyết của Hai Tao được trình bày trong Tạp chí Khoa học Địa chất (Journal of Geographic Science) rằng “huyền thoại Opatz” là một hiện tượng cho lý do để tin tưởng vào một đợt di trú lớn trong khoảng thời gian đó.

Cùng với những khám phá về dấu chân người có niên đại vài trăm triệu năm, cho đến những khám phá về cuộn giấy cổ xưa, cũng như các hóa thạch dấu chân khủng long, nhiều vết chân và vết giày hơn nữa đã được phát hiện trong những năm 1970 tại Thung lũng Carrizo ở Tây Bắc Oklahoma. Những dấu tích này xuất hiện trong cả sự hình thành Morrison lẫn đá sa thạch Dakota, chúng có niên đại khoảng 155 đến 100 triệu năm tuổi. Những dấu giày này được xác định rõ ràng hơn, và cho thấy người đeo chúng có kích thước cao hơn mức bình thường, với vết in trung bình dài 20 inch và 8 inch xương bánh chè. Những dấu chân trần bị ăn mòn một ít, nhưng cho thấy bằng chứng của dải áp lực xác định. Một số rất gần với dấu vết khủng long.

Nhưng những dấu chân không đúng chỗ cũng được tìm thấy tại các khu vực khác. Nhà nhân chủng học người Mỹ “, quyển IX (1896), trang 66, mô tả các phát hiện của một dấu vết con người hoàn hảo in trong đá khoảng 4 dặm về phía Bắc của Parkersburg, ở bờ Tây Virginia của sông Ohio. Dấu tích dài 14 1/2 inch và được in vào trong một tảng đá lớn. Mặc dù vài đặc điểm đã được đưa ra, một chuyên gia đã tính toán từ loại đá được mô tả, từ vị trí của nó trên bờ sông, và thấy rằng dấu tích phải có ít nhất 150 triệu năm tuổi, theo cách xác định niên đại địa chất hiện đại. Những dấu vết người khổng lồ như vậy cũng được tìm thấy trong các nơi khác. Dấu chân dài 14 inch đã được tìm thấy ở Virginia. Vết tích người khổng lồ với mỗi dấu chân dài khoảng 35 inch đã được tìm thấy trong đá sa thạch ở Kansas. Kích thước của những dấu chân này lớn hơn nhiều so với dấu chân của con người ngày nay, và tất cả các dấu chân đều có 1 triệu năm tuổi.

Với những phát hiện về các dấu chân này, đã là đủ để đặt dấu hỏi cho toàn bộ Thuyết Tiến hóa của Darwin, và cách mạng hóa các quan điểm hiện thời về lịch sử sinh học. Thậm chí còn đáng ngạc nhiên hơn nữa, đó là các nhà khoa học đã khám phá ra các di chỉ với hơn vài trăm triệu năm tuổi, những thứ đã tiết lộ công nghệ tiên tiến và nền văn minh của nhân loại vào thời điểm đó.

Trong chương kế tiếp, chúng tôi sẽ giới thiệu một số phát hiện khảo cổ học của các công nghệ cổ đại.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/3/18/20878.html
http://pureinsight.org/node/1558



Ngày đăng: 25-04-2010

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.