Vén bức màn văn minh tiền sử: (Phần 3) Công nghệ nung chảy và các hoạt động khai mỏ tiền sử



Tác giả: Ban biên tập Chánh Kiến

I.2 Công nghệ nung chảy và các hoạt động khai mỏ thời tiền sử:

Chiếc bình kim loại 100.000 năm tuổi

Vào tháng 6 năm 1851, Tạp chí Scientific American (quyển 7, trang 298-299), đã đăng một bài viết từ đoạn sao lục ở Boston, trong đó công bố về hai phần của một chiếc bình kim loại được tìm thấy sau khi cho nổ một khối đá cứng tại Meeting House Hill ở Dorchester, Massachusetts. Khi hai phần của chiếc bình được ghép lại, nó tạo thành một chiếc bình hình chuông có chiều cao khoảng 4 ½ inch, 6 ½ inch ở đáy, 2 ½ inch trên đỉnh, và dày khoảng 1/8 inch. Phần vỏ kim loại của bình được cấu tạo bởi thứ hợp kim giữa kẽm và một phần lớn của bạc. Trên vỏ bình có sáu bó hoa khảm bằng bạc tinh khiết, và xung quanh phần bên dưới là môt cành nho hoặc vòng hoa cũng được khảm bằng bạc. Công việc chế tác, khắc, và khảm một cách tinh xảo này đã được thực hiện bởi một vài nghệ nhân không tên tuổi. Và điều đặc biệt là nó đã được tìm thấy dưới một khối đá lớn (một dạng đá trầm tích) ở độ sâu 15 feet dưới mặt đất. Niên đại được ước tính là khoảng 100.000 năm tuổi. Chiếc bình này đã được chuyển từ viện bảo tàng này sang viện bảo tàng khác để trưng bày, và cuối cùng thật không may, nó đã bị biến mất.

BinhCo[Giá đỡ nến?]
Tạp chí Scientific American vào tháng 6 năm 1851 đã công bố một bài báo về chiếc bình kim loại được tìm thấy dưới một khối đá cứng tại Meeting House Hill, Dorchester, Massachussets. Khối đá bao bọc chiếc bình được ước tính khoảng 100.000 năm tuổi.

Một chiếc bu-gi điện có từ 500.000 năm trước?

Vào ngày 13 tháng 2 năm 1961, ba nhà khảo cổ học – Mike Mikesell, Wallace Lance, và Virginia Maxey – đã thu thập đá hốc tinh ở một địa điểm cách phía đông-nam Olancha, California khoảng 12 dặm. Đá hốc tinh (Geode – đá từ núi lửa) là một loại đá dạng cầu rỗng ruột với cấu trúc dạng tinh thể. Trong ngày đặc biệt đó, khi đang tìm kiếm tại dãy núi Coso, họ đã tìm thấy một hòn đá nằm ngay gần đỉnh núi có độ cao khoảng 4.300 feet so với mực nước biển và 340 feet trên đáy hồ Owens. Họ nhặt nó lên và cứ nghĩ rằng đó là một loại đá hốc tinh, nhưng sau đó họ phát hiện ra rằng không phải, bởi vì nó mang dấu vết của vỏ hóa thạch.

Ngày hôm sau, khi Mikesell cắt một nửa hòn đá đó ra, ông gần như đã phá hỏng viên kim cương 10 inch khi cưa nó, hòn đá không hề có cấu trúc tinh thể mà là một thứ gì đó thật bất ngờ. Bên trong đó là một loại thiết bị cơ khí gì đó. Bên dưới lớp đất sét cứng ngoài cùng, sỏi và hóa thạch là một lớp hình lục giác được cấu tạo bằng gỗ mềm dạng mã não hoặc thạch anh. Một lớp vỏ cứng bao quanh lõi hình trụ, có đường kính khoảng ¾ inch, được làm từ gốm hoặc sứ đặc màu trắng. Ở trung tâm của lõi trụ là thanh kim loại rộng khoảng 2 mm, sáng bóng và có mạ đồng. Thanh trụ này, các nhà địa chất đã phát hiện ra rằng đó là một dạng có từ tính, và sau rất nhiều năm bị phơi ngoài không khí, nhưng nó không hề có dấu hiệu của sự oxy-hóa. Đồng thời, bao quanh ống trụ bằng men sứ là những chiếc vòng đồng đã bị ăn mòn. Bị gắn sâu vào trong đá, ngoài chiếc ống trụ kia, còn có thêm hai mẫu vật nữa giống như là một chiếc đinh và một chiếc máy giặt.

Các nhà địa chất đã gửi những gì họ tìm thấy tới Hội Charles Fort, nơi chuyên nghiên cứu những điều khác thường. Hội này đã dùng tia-X chiếu vào vật thể hình trụ kia để nghiên cứu các hóa thạch trong đó, và phát hiện ra những chứng cứ để xác nhận rằng đó thực sự là một thiết bị cơ khí. Tia-X đã cho thấy thanh kim loại bên trong kia đã bị ăn mòn ở một đầu, nhưng đầu còn lại có thể được làm từ một thứ vật chất dạng kim loại xoắn. Tóm lại, “đồ tạo tác ở Coso” được tin là một phần của thứ gì đó giống một chiếc máy cơ khí. Phần trục bằng sứ và kim loại được tạo hình cẩn thận này, với những thành phần được làm bằng đồng, gợi ý rằng nó là một dạng thiết bị điện nào đó. So sánh với những thiết bị hiện đại, các nhà nghiên cứu cho rằng nó rất giống một dạng bu-gi đánh lửa. Tuy nhiên, phần đường cong bằng kim loại thì không giống với bất cứ loại bu-gi nào hiện nay. Một nhà địa chất chuyên nghiệp đã kiểm tra mẫu đá trong thiết bị và thấy rằng nó có niên đại vào khoảng 500.000 năm tuổi.

Chiếc đinh sắt gẫy hơn 1 triệu năm tuổi

Tờ Illinois Springfield Republican đưa tin vào năm 1851: Một doanh nhân tên là Hiram de Witt đã mua lại một mảnh thạch anh chứa vàng có kích thước khoảng bằng bàn tay của một người đàn ông sau chuyến đi tới California, và trong khi cho người bạn xem mảnh đá, nó đã bị trượt từ tay của ông và rơi xuống sàn nhà. Khi đó, ở giữa của miếng thạch anh để lộ ra là một chiếc đinh gẫy, có kích thước của đồng 6 penny, đã bị ăn mòn nhẹ, nhưng hoàn toàn thẳng và có một chiếc đầu đinh hoàn hảo. Miếng thạch anh này có niên đại hơn 1 triệu năm tuổi.

Chiếc đinh vít kim loại hơn 21 triệu năm tuổi

Năm 1865, một chiếc đinh vít kim loại dài 2 inch đã được tìm thấy trong một mẫu khoáng vật được khai quật từ các mỏ vàng ở thành phố Treasure, Neveda. Chiếc đinh vít đã bị oxy-hóa từ lâu nhưng vẫn giữ nguyên được hình dạng – đặc biệt là hình dạng các đường xoắn của nó – có thể nhìn rất rõ từ mẫu khoáng vật. Mẫu vật này được ước tính có niên đại khoảng 21 triệu năm tuổi.

Chiếc móng nhân tạo hơn 40 triệu năm tuổi

Năm 1844, Ngài David Brewster đã gửi một báo cáo tới Hiệp hội Tiến bộ Khoa học Anh quốc, và gây ra một chấn động trong giới khoa học. Một chiếc móng, rõ ràng là nhân tạo, đã được tìm thấy với một nửa bị gắn sâu vào một khối đá sa thạch được khai thác từ khu mỏ Kindgoodie gần Inchyra, miền Bắc nước Anh. Nó đã bị ăn mòn rất nhiều, nhưng dù sao vẫn nhận dạng được. Miếng sa thạch này được xác định có niên đại ít nhất 40 triệu năm tuổi.

Một sợi dây chuyền vàng được tìm thấy trong đống than đá hơn 300 triệu năm tuổi

Vào ngày 9 tháng 6 năm 1891, bà S.W.Culp tại Morrisonvile, Illinois, khi đang xúc than cho vào bếp lò thì một cục than lớn vỡ thành hai mảnh và một sợi dây chuyền vàng ở chính giữa đã rơi ra. Sợi dây chuyền dài khoảng 10 inch, làm bằng vàng 8 carat và nặng cỡ 8 đồng xu penny, được mô tả giống như một dạng “đồ cổ tinh xảo”. Vào ngày 11 tháng 6, thời báo Morrisonvile Times loan tin các nhà điều tra đã chứng minh rằng sợi dây chuyền không chỉ đơn giản là tình cờ rơi vào than. Một phần của than đã bám vào sợi dây chuyền, trong khi phần bị tách rời khỏi nó vẫn mang dấu ấn của chỗ mà sợi dây chuyền đã bị bọc. Tờ báo chỉ nói: “Đây là một thứ dành cho những sinh viên thuộc ngành khảo cổ học, những người muốn bị mệt đầu bởi sự cấu thành địa chất của Trái đất, và luôn tò mò về những điều cổ xưa”. Trong trường hợp này, vật “gây tò mò” bị “rơi ra” từ một viên than đá có từ Kỷ Pennsylvanian – và nó đã có hơn 300 triệu năm tuổi.

Chiếc nồi sắt ở trong một khúc than có từ 300 tới 325 triệu năm tuổi

Một khám phá tương tự đã xảy ra tại Oklahoma. Vào năm 1912, hai nhân viên của Nhà máy điện Thành phố Thomas, Oklahoma, khi đang xúc than cho vào lò, đã sử dụng nhiên liệu được khai thác gần Wilberton. Có một khúc than quá lớn và không thể cầm được, cho nên hai người thợ đã dùng búa để đập nó ra. Khi khúc than vừa bị vỡ, hai người thợ đã nhìn thấy một chiếc nồi sắt trong đó. Khi chiếc nồi rơi ra từ khúc than, khuôn của nồi có thể nhìn thấy từ các mảnh của khúc than. Vài chuyên gia sau đó đã kiểm tra than bao quanh nồi, và xác định rằng nó đã được hình thành từ 300 tới 325 triệu năm trước.

NoiCoVào năm 1912, hai nhân viên của Nhà máy điện Thành phố Thomas, Oklahoma đã phát hiện ra một chiếc nồi sắt nằm bên trong một khúc than có niên đại từ 300 tới 325 triệu năm tuổi.
(Ảnh chụp bởi: Viện Bảo tàng Bằng chứng Tạo hóa)

Quả cầu kim loại 2,8 tỉ năm tuổi

Những người thợ mỏ tại Klerksdorp ở Nam Phi đã tìm thấy vài trăm quả cầu kim loại ở trong cùng một tầng vỏ trái đất, với niên đại ước tính tới 2,8 tỉ năm tuổi. Những quả cầu này được khắc các rãnh rất mịn, mà các chuyên gia kết luận rằng chúng không thể được hình thành từ một quá trình tự nhiên.

QuaCauKimLoaiCác quả cầu kim loại giống như thế này đã được tìm thấy ở Nam Phi, trong cùng môt tầng vỏ trái đất, với niên đại ước tính tới 2,8 tỉ năm tuổi (Ảnh chụp bởi Roelf Marx)

Hoạt động khai mỏ và luyện kim thời tiền sử

Sau đây là một vài khám phá mà các nhà khảo cổ học cho phép chúng ta hiểu thêm về nền văn minh tiền sử. Những khám phá này như là những cánh cửa sổ nhìn vào quá khứ, cho phép chúng ta quan sát được hoạt động khai mỏ, tinh chế kim loại, và tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của người tiền sử.

Năm 1968, Tiến sĩ Koriun Megurtchian người Liên Xô cũ đã khai quật được một di tích, được cho là nhà máy luyện kim cỡ lớn lâu đời nhất trên thế giới, tại địa điểm có tên là Medzamor ở nước cộng hòa Armenia (thuộc Liên Xô cũ). Hơn 4.500 năm trước, những người tiền sử vô danh làm việc tại đó đã có hơn 200 lò nung để sản xuất các loại dụng cụ như lọ, dao, mũi giáo, nhẫn, vòng đeo tay, và một số vật dụng khác. Các thợ thủ công ở Medzamor đeo khẩu trang và đi găng tay khi họ lao động, và những bộ quần áo chuyên dụng của họ được làm bằng đồng, chì, kẽm, sắt, vàng, thiếc, măng-gan và mười bốn loại hợp kim đồng khác. Các lò nung cũng sản xuất một loại sơn kim loại, gạch men và thủy tinh. Các tổ chức khoa học từ Liên Xô, Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Đức đã xác nhận rằng một số chiếc kẹp làm bằng thép cao cấp đã được lấy từ các lớp địa chất từ trước thiên niên kỷ thứ I trước Công nguyên.

Vào tháng 7 năm 1969, trên tờ Science et Vie, một phóng viên người Pháp tên là Jean Vidal đã bày tỏ niềm tin rằng những phát hiện này đã chỉ ra một giai đoạn phát triển công nghệ không được biết tới. “Medzamor” ông viết, “đã được thành lập bởi những người xuất chúng của các nền văn minh trước đây. Họ sở hữu những kiến thức có được từ thời xa xưa mà chúng ta không biết tới, và xứng đáng được gọi là ‘khoa học’ và ‘công nghiệp’.”

Ngoài ra, các nhà khảo cổ học người Mỹ đã phát hiện ra những mỏ đồng thời tiền sử tại Isle Royale ở phía bắc Michigan. Thậm chí cả những người thổ dân da đỏ có tổ tiên sống trong vùng đó từ nhiều thế kỷ trước cũng không biết về sự tồn tại của những mỏ này. Những khu mỏ đó đã chứng minh rằng các hoạt động khai mỏ thời tiền sử đã từng tạo ra hàng nghìn tấn đồng, nhưng các nhà khảo cổ học đã không tìm thấy bất kỳ dấu vết định cư lâu dài nào gần các khu mỏ.

Khám phá kỳ lạ nhất là mỏ than Lion tại tiểu bang Utah. Năm 1953, những người thợ mỏ bất ngờ phát hiện ra một đường hầm trong mỏ mà họ chưa từng biết tới. Than trong hầm mỏ đã bị oxy-hóa và mất hết giá trị thương mại – bằng chứng cho thấy hoạt động khai thác mỏ trước đó đã từng được tiến hành trong khu vực này. Vào tháng 8 năm 1953, hai học giả thuộc Khoa Kỹ sư và Nhân chủng học Cổ đại tại Đại học Utah đã điều tra khu mỏ, và tuyên bố rằng những người thổ dân da đỏ ở đây chưa bao giờ sử dụng than. Cả hai mỏ, mỏ đồng tại Isle Royale và mỏ than tại Lion đã chứng minh rằng các thợ mỏ tiền sử đã phát triển các công nghệ khai thác và vận chuyển than tới những nơi xa xôi. [Ban biên tập đã không tìm thấy bằng chứng độc lập xác nhận sự tồn tại của hai mỏ này].

Có một khu vực của các hoạt động khai thác mỏ tiền sử mà các nhà địa chất và nhân chủng học đã cực kỳ quan tâm, nó được phát hiện trong các vỉa đá tại mỏ Pioch Farrus ở Pháp. Từ năm 1786 tới 1788, mỏ đá đã cung cấp một lượng lớn đá vôi để xây dựng lại một tòa nhà Tư Pháp ở địa phương. Thông thường, các thợ mỏ sẽ tìm thấy một lớp bùn nằm giữa các lớp đá. Khi những người thợ mỏ đào đến lớp thứ 11 của đá, tiếp cận độ sâu 12 tới 15 mét dưới lòng đất, thì một lớp bùn đã xuất hiện. Nhưng khi làm sạch lớp bùn này, thì họ đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra các cọc còn lại của những cột đá và những mảnh vỡ, cho thấy rằng đá này đã được cắt và khai thác thác từ trước đó. Đào sâu hơn, họ đã choáng váng khi phát hiện ra tiền xu, tay cầm bằng gỗ của một chiếc búa sắt đã hóa thạch, và các công cụ bằng gỗ khác đã hóa đá. Cuối cùng, họ phát hiện ra một tấm ván đã hóa đá và bị vỡ thành từng mảnh. Sau khi các mảnh vỡ được ghép lại với nhau, nó đã thể hiện chính xác loại ván đã được sử dụng bởi các thợ mỏ; hơn thế nữa, loại ván này chính xác là giống với loại ván đang được sử dụng ngày nay.

Đã có rất nhiều khám phá tương tự trong các khu mỏ tiền sử, và rất nhiều di tích bí ẩn khác đã được khai quật. Nó không chỉ làm dấy lên sự tò mò của con người, mà còn gửi một thông điệp quan trọng tới những nhà khảo cổ học – đây là lúc để đẩy nguồn gốc của nền văn minh nhân loại về một thời kỳ vô cùng xa xưa.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/3/19/20890.html
http://www.pureinsight.org/node/1899



Ngày đăng: 19-05-2010

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.