Sự kết hợp của ba màu cơ bản Đỏ-Vàng-Lam
Tác giả: Thanh Tâm
[ChanhKien.org]
1. Con số “3” kỳ diệu trong màu sắc
Một lần, trong khi đang viết cho một người bạn về một vài tâm đắc của tôi về hội họa, tôi dừng lại khi nghĩ về 3 màu cơ bản Đỏ – Vàng – Lam và câu hỏi: Đâu là sự tương quan giữa 3 màu cơ bản với 3 đặc tính của vũ trụ, Chân – Thiện – Nhẫn?
Hình 1
Sư Phụ đã giảng về các màu sắc trong cuốn Chuyển Pháp Luân, đặc biệt trong Bài giảng thứ 5. Vì nó bao hàm trong Chuyển Pháp Luân, nó có nghĩa Sư Phụ đang giảng cho chúng ta các Pháp Lý hơn là khoa học về màu sắc. Như được thấy trong Hình 1, Đỏ + Vàng = Cam, Vàng + Lam = Xanh Lục, Lam + Đỏ = Tím. Trong màu sắc vật chất, Đỏ + Vàng + Lam = Đen và không có màu Trắng, trong khi ở dải quang phổ thì Đỏ + Vàng + Lam = Trắng và không có màu Đen. Trong số các màu thì màu Vàng và Tím, Lam và Cam, Đỏ và Xanh Lục là những màu sắc không bao hàm lẫn nhau và được gọi là các màu bổ sung. Chuyển Pháp Luân nói: “Cái [vật] mầu vàng kim này ở trong không gian khác lại thấy là mầu tím; nó có sự tương phản sai biệt như thế; tức là mầu sắc tại các không gian khác nhau cũng có sự thay đổi khác nhau.” Do đó tôi nhận thấy rằng màu vàng kim trong không gian khác được thấy như là màu Vàng ở trong thời-không này. Có vẻ như khá dễ dàng để hiểu được màu Vàng.
Hình 2 Hình 3
Trong đồ hình Pháp Luân có 5 biểu tượng hình chữ Vạn (srivatsa) của Phật gia. Biểu tượng chữ Vạn màu vàng kim (Hình 2) cho thấy Phật gia tu Thiện, đồng thời màu vàng kim cho người ta một cảm giác ấm áp, do vậy màu này đại biểu cho đặc tính Thiện. Sau đó, tôi tiếp tục nghĩ màu Đỏ và màu Lam thì sao? Trong đồ hình Pháp Luân, có 4 hình Thái Cực. Dù là Thái Cực của Tiên Thiên Đại Đạo (Hình 3) hay Thái Cực thông thường đều có màu Đỏ ở bên trên. Đạo gia nhấn mạnh vào tu Chân. Người Trung Quốc nói “xích thành” (ngay thật thẳng thắn, với “xích” nghĩa là màu Đỏ), “xích đảm trung tâm” (lòng dạ son sắt), tức là màu Đỏ cho người ta một cảm giác chân thành. Do vậy màu Đỏ đại biểu cho đặc tính Chân. Trong khi ấy, Nho giáo thuộc Đạo gia nhấn mạnh vào chữ Nhẫn. Phần dưới của hình Thái Cực trong Tiên Thiên Đại Đạo (Hình 3) có màu Lam, cho người ta một cảm giác tĩnh tại. Do vậy, màu Lam đại biểu cho đặc tính Nhẫn. Nếu đồ hình Thái Cực xoay nhanh, phần trên màu Đỏ và phần dưới màu Lam trộn lẫn vào nhau và xuất hiện màu Tím. Từ đó tôi nhận ra rằng Đạo gia được đại diện bởi màu Tím.
Trung tâm đồ hình Pháp Luân là một hình chữ Vạn lớn màu vàng kim, cho thấy tu luyện Pháp Luân Đại Pháp có cơ điểm đặt tại chữ “Thiện”. Đỏ – Vàng – Lam với màu Vàng ở giữa đại diện cho Chân – Thiện – Nhẫn với chữ “Thiện” ở giữa. Sư Phụ giảng rằng chúng ta phải “thủ trung” (theo đường giữa, nghĩa bề mặt), do đó khi chúng ta không chắc liệu chúng ta có thể trực ngôn hay nói lời không hay, chúng ta nên giữ chữ “Thiện” và làm những điều tốt đẹp cho người khác.
Chân – Thiện – Nhẫn đã tạo nên vạn sự vạn vật, trong khi Đỏ – Vàng – Lam cấu thành nên sự phong phú và đa sắc màu của thế giới bao la này.
2. Con số “3” kỳ diệu trong các lạp tử
Tôi tiếp tục nghĩ về sự biểu hiện của Đại Pháp trong vạn vật. Khi mà các màu sắc là thể hiện của đặc tính vũ trụ Chân – Thiện – Nhẫn, sự tồn tại của con số “3” kỳ diệu trong các sự vật khác là gì?
Sư Phụ đề cập đến các lạp tử rất nhiều lần trong cuốn Chuyển Pháp Luân. Chúng ta đã được học từ trung học rằng các nguyên tử được cấu thành bởi Proton, Neutron, và Electron. Những danh từ này cũng xuất hiện trong sách Đại Pháp, do vậy chúng cũng mang theo các Pháp Lý. Hình 4 là mô hình đơn giản của một nguyên tử. Vì màu Đỏ trong Thái Cực là Chính và Dương và Proton cũng mang điện dương, tôi gán nó với màu Đỏ. Do vậy Proton là đại diện cho đặc tính Chân trong nguyên tử. Trong đồ hình Thái Cực, màu Lam là Phụ và Âm. Electron mang điện âm nên tôi gán nó với màu Lam, do vậy Eletron là đại diện cho đặc tính Nhẫn trong nguyên tử. Vậy còn Neutron thì sao? Chúng ta đã biết rằng Thái Cực trên Đỏ dưới Lam cũng tương đương với một biểu tượng chữ Vạn, trong khi Proton + Electron = Trung hòa giống như Neutron. Do vậy Neutron cũng giống như biểu tượng chữ Vạn, đại diện cho đặc tính Thiện trong nguyên tử.
Hình 4
Từ sự kết hợp của các màu sắc này, tôi có thể liễu giải được sự biểu hiện của Đại Pháp trong thế giới nguyên tử vi quan, cũng như thế giới hoành quan trong vũ trụ và xa hơn nữa. Trước đây, tôi vẫn bối rối về sự tinh túy trong Luận Ngữ. Nhưng giờ tôi đã có được lý giải mới về đoạn: ““Phật Pháp” là từ những lạp tử, phân tử đến vũ trụ, từ thứ nhỏ hơn cho đến lớn hơn, nhìn thấu hết thảy điều bí mật, không gì không bao [hàm], không gì bị bỏ sót.”
Trong thời-không của chúng ta, mọi sự vật và vật chất đều được cấu thành bởi các phân tử bắt nguồn từ nguyên tử. Trong giai đoạn đầu học Pháp, tôi không rõ ràng về việc sắt và thép cũng mang theo đặc tính Thiện. Giờ đây tôi đã minh bạch rằng: “Vi lạp không khí, đá, gỗ, đất, sắt thép, [thân] thể người, hết thảy vật chất đều có tồn tại trong nó cái chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn ấy; thời xưa giảng rằng ngũ hành cấu thành nên vạn sự vạn vật trong vũ trụ; [ngũ hành kia] cũng có tồn tại chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn ấy.” (Chuyển Pháp Luân)
Tất nhiên, Proton – Neutron – Electron là được cấu thành bởi các lạp tử vi quan hơn nữa, mà cũng mang theo đặc tính Chân – Thiện – Nhẫn. Như đã được diễn giải bởi Sư Phụ trong bài “Giải thích ngắn về đức Thiện”:
“Thiện là biến hiện của đặc tính thế giới tại các tầng-cấp khác nhau. Thiện cũng là bản tính của các bậc đại giác. Như thế, kẻ tu luyện phải tu đức Thiện và hợp nhất với đặc tính của thế giới: Chân-Thiện-Nhẫn. Đại thiên thể sinh ra từ đặc tính của thế giới là Chân-Thiện-Nhẫn. Giáo lý Đại Pháp công bố ngày nay đã trùng tuyên lại bản tính quá khứ của chúng sinh trong quá khứ. Đại Pháp viên dung. Từng đặc tính của “Chân-Thiện-Nhẫn” ra nếu tách riêng vẫn hàm chứa Chân-Thiện-Nhẫn. Đó là vì vật chất cấu thành từ vật chất tầng-cấp vi mô, mà đến lượt mình nó cũng được cấu thành từ những vật chất vi mô hơn—cứ tiếp nối mãi đến tận cùng. Vì thế Chân cũng có Chân-Thiện-Nhẫn, Thiện cũng có Chân-Thiện-Nhẫn, Nhẫn cũng có Chân-Thiện-Nhẫn. Tu chữ Chân của Đạo-gia chẳng phải cũng là tu Chân-Thiện-Nhẫn ư? Tu chữ Thiện của Phật-gia chẳng phải cũng là tu Chân-Thiện-Nhẫn ư? Trên thực tế chúng chỉ khác nhau cái vỏ mà thôi.”
“Sức mạnh của Thiện là cực kỳ to lớn”(Giảng Pháp tại Pháp hội Singapore 1998, bản dịch chưa chính thức). Trong một lần phát chính niệm, một bạn đồng tu đã nhìn thấy Pháp thân của Sư Phụ cũng đang phát chính niệm trong không trung, phát xuất ra công đều mang theo hình tượng chữ “Thiện”. Nước mắt đã chảy dài trên gương mặt của đồng tu này vì anh ấy quá cảm động trước cảnh tượng. Đến giờ tôi mới hiểu được tại sao Sư Phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân rằng Ông có khả năng phát ra “neutron nhiệt cường đại”. Nó chính là Thiện và là lý do tại sao Neutron mang theo năng lượng cường đại!
Vì “vật chất và tinh thần là nhất tính”, khi tâm chúng ta cảm thấy mất cân bằng, thân thể chúng ta chắc chắn cũng mất cân bằng. Hãy lấy thân thể người chúng ta như một ví dụ về nguyên tử. Khi một người chịu đựng một cách sợ hãi và không dám chống lại cựu thế lực, anh ta sẽ chuyển hóa Electron trong cơ thể thành Proton hay trực tiếp tu xuất ra Proton [để lấy lại cân bằng]. Khi mà người đó cảm thấy bất mãn, tức giận, làm tổn hại người khác, cứ khăng khăng rằng mình đúng thì anh ta sẽ chuyển số Proton thừa thành Electron hay trực tiếp tu xuất ra Electron để kiếm chế tâm nóng giận của mình. Còn một trường hợp nữa là một người có vẻ bình thản ở bên ngoài, ít khi có xung đột với người khác, nhưng mâu thuẫn nội tâm lại rất nặng. Vậy thì khi ấy anh ta sẽ chuyển Proton và Electron trong cơ thể thành Neutron để trở thành người chân chính quan tâm tới người khác.
Giờ đây khi nhìn quanh thế giới bao la này, bạn sẽ la lên: “Ồ, Pháp vô xứ bất tại!”
Trên đây là hiểu biết cá nhân, chỉ để tham khảo.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/7/12/22453.html
http://pureinsight.org/node/1769
Ngày đăng: 27-12-2009
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.