Người đệ tử không tu luyện tốt nghĩa là đang tự hủy hoại chính mình



Tác giả: Qing Mei

[Chanhkien.org] Khi tôi đọc bài giảng của Sư Phụ “Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2008”, tôi đã có một nhận thức sâu sắc rằng nếu một học viên không tu luyện tốt, thì anh ta đang hủy hoại chính mình.

Nhìn lại cách mà mình tu luyện, tôi thấy thật xấu hổ. Tôi đã nghe về Đại Pháp khi 16 tuổi, lúc đó tôi còn là một học sinh năm đầu ở trường trung học. Vào năm 1994, khi “cao trào khí công” nổi lên ở Trung Quốc, cha tôi cũng luyện rất nhiều loại khí công. Tôi đọc tất cả sách và tạp chí khí công có ở nhà để xem môn nào làm tôi thích. Cũng giống như Hầu Vương Tôn Ngộ Không, không học gì khác ngoài sự bất tử. Một ngày nọ, cha tôi mang về một bản sao của cuốn “Pháp Luân Công”; sau khi đọc xong, tôi nhận ra đây chính là pháp môn mà bấy lâu tôi đang tìm kiếm. Rất lâu trước đó, “Chuyển Pháp Luân” đã được xuất bản rồi, và tôi đã ngồi đọc say mê hết cả cuốn. Cha tôi rất ngạc nhiên khi thấy đứa con gái 16 tuổi đọc xong một quyển sách to như thế, thậm chí trước cả ông. Mặc dù lúc đó tôi đã không học công ngay vì còn bận học, nhưng Đại Pháp đã gieo mầm trong tâm tôi.

Ngay khi thi Đại Học xong, tôi đã đến ngay điểm luyện công gần nhất để học các bài động tác, và tôi có thể ngồi ngay thế hoa sen hoàn chỉnh. Khi vào Đại Học, tôi tìm thấy một điểm luyện công ngay tại khuôn viên trường, tại đó có những giáo sư, giảng viên, sinh viên, và cả gia đình. Nhớ lại ba năm trước, hồi còn học Đại học, tôi thấy rằng thời gian đó thật đáng trân quý khi hàng ngày được học Pháp, luyện công và tu luyện cùng với những đồng môn.

Vào tháng 7 năm 1999, ngay khi tôi vừa tốt nghiệp Đại học, những lời vu khống và bức hại bắt đầu phá hoại Đại Pháp! Bị dẫn dắt bởi đủ loại tâm chấp trước, tôi đã viết cái gọi là “bản cam kết”, để lại một vết nhơ trên con đường tu luyện của mình (sau đó, tôi đã viết “tuyên bố nghiêm túc” đính chính rằng “bản cam kết” và những gì tôi nói và làm trái với lương tâm lúc đó, tất cả đều vô nghĩa). Kể từ đó, tình trạng tu luyện của tôi rất thụ động. Ở nhà, tôi không có một môi trường tu luyện và tôi cũng ko dám liên lạc với những học viên khác trong vùng. Trong tình trạng thụ động đó, lạc trong cạm bẫy của “danh vọng, lợi ích cá nhân, tình cảm”, tôi phạm nhiều sai lầm và tạo ra rất nhiều nghiệp. Sau đó tôi thấy rất hối hận, nhưng vẫn tiếp tục tái phạm hết lần này đến lần khác. Tôi tu luyện lúc có lúc không. Tôi không dám nghĩ về quá khứ vì quá xấu hổ khi nhớ đến những việc này. Lòng từ bi của đấng Pháp Vương thật bao la, ngài sẽ không từ bỏ bất cứ đệ tử nào khi họ đang lầm đường lạc lối. Tuy nhiên, tôi không thể tha thứ cho chính mình được, người đã thệ nguyện với đấng Pháp Vương để xuống thế giới này cứu độ chúng sinh, nay lại ngồi lỳ thụ động trong cõi mê của nhân loại chờ đến ngày Pháp Chính!

Trong suốt năm Tý, những thiên tai lần lượt xảy đến, những vở kịch trong thế giới người thường bắt đầu trình diễn. Thật sự không còn đủ thời gian nữa, thật sự là vậy! Và tôi đã làm được gì trong trạng thái thụ động này? Ngay trước ngày Sư phụ đáng kính “Giảng pháp tại pháp hội New York 2008”, tôi đã có một giấc mơ rất rõ ràng. Những sự kiện liên tiếp hiện ra trong giấc mơ ấy đã phơi bày rất nhiều chấp trước xấu xa của tôi! Tất cả đều do danh vọng, lợi ích cá nhân và tình cảm người thường thúc đẩy, đầy rẫy sự ích kỷ, đồi bại và tham vọng. Chúng thật dơ bẩn và xấu xa biết mấy! Làm sao mà tôi có thể mang chúng trở về thiên giới cho được?

Sau buổi “Giảng pháp tại Pháp hội New York 2008” của Sư phụ, tôi đã đọc thật kỹ nhiều lần bằng một tâm thái điềm tĩnh. Và tôi chợt ngộ ra rằng khi một học viên tu luyện không tốt, thì người đó đang tự hủy hoại bản thân mình.

“Đừng để cho một vài học viên ở địa phương nào đó, hay trong một số địa phương mà các học viên cứ mãi tranh cãi trở thành chủ đề khiến cho chư vị thụ động trong việc chứng thực Pháp, việc cứu độ chúng sinh, thậm chính đến cả sự tu luyện cá nhân của chư vị, thì chư vị sẽ hủy hoại bản thân mình.”

“Cho nên, khi chư vị gặp thử thách, đó chính là cơ hội tốt để cho chư vị đề cao. Nếu chư vị tìm vào bên trong chính mình, thì tình huống khó khăn đó sẽ trở thành một cơ hội, là điều mà chư vị phải vượt qua, là cơ hội để cho chư vị tiến sang một trạng thái mới. Tại sao chư vị không xét sự việc theo cách đó?”

“Gian khổ chính là đền trả nợ nghiệp, khi sự việc không êm ả thì đó là giúp chư vị đề cao. Đối với người thường cũng thế, thực tế, tất cả đều là để tiêu trừ nghiệp và khi một người tiêu trừ nghiệp của họ thì họ sẽ được may mắn trong đời sau. Chỉ có là con người không hiểu điều đó. Người tu luyện thì phải tiêu trừ nghiệp, đề cao tâm tính qua tu luyện, cuối cùng đạt Viên Mãn. Đối với đệ tử Đại Pháp, đây là điều căn bản nhất được dạy trong Pháp và là điều cơ bản.”

“Vấn đề to nhất mà chúng ta đối diện hiện nay chính là điều mà tôi vừa giảng qua. Tức là lúc mà chư vị không tu luyện chính mình và không xét bản thân mình.”

“Chỉ khi nào chư vị tự mình tiến bước trên con đường chứng thực Pháp thì chư vị mới hoàn thiện bản thân và thiết lập uy đức của mình. Cho nên chư vị phải tự mình mà làm. Đó là tại sao có lúc có người đến hỏi Sư Phụ về mỗi một dự án hay hỏi những gì họ muốn làm với tư cách cá nhân, hỏi rằng ‘Thưa con phải làm sao trong việc này?’ ”

“Sư Phụ xác nhận những gì đệ tử Đại Pháp làm. Miễn là chư vị làm với ước muốn chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh, thì tôi sẽ xác nhận tất cả những gì chư vị làm. Và khi chư vị làm những sự việc đó, sẽ có Pháp Thân của tôi hay chư Thần hỗ trợ và giúp cho những gì chư vị làm càng tốt và xuất sắc hơn, các vị ấy sẽ trợ giúp chư vị.”

Theo ý hiểu hạn hẹp của tôi thì, trong bài “Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2008”, Sư phụ đã nghiêm khắc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tu luyện bản thân. Sư phụ từ bi đã giảng bài Pháp này đặc biệt dành cho những rắc rối đang xảy ra rộng rãi không chỉ tại một vùng. Tôi cũng nằm trong số đó và tôi thấy mình thật yếu đuối! Thật đáng xấu hổ! Là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, chẳng phải tu luyện cá nhân là điều cơ bản nhất mà tôi phải làm hay sao? Tại sao tôi vẫn cứ thụ động trong việc tu luyện? Chẳng phải tôi tu cũng như không tu hay sao? Nếu một học viên không tu luyện bản thân cho tốt, nghĩa là người ấy đang tự hủy hoại chính mình! Tôi phải tu luyện chân chính và tiến bước vững chắc trên con đường phản bổn quy chân.

Đó là những nhận thức cá nhân của tôi. Rất mong được chỉ bảo những điều còn thiếu sót.

Heshi.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/6/25/53499.html
http://pureinsight.org/pi/index.php?news=5471



Ngày đăng: 05-08-2008

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.