Thể ngộ của tôi đối với bài “Đạo Trung”



Tác giả: Văn Hoa

[Chanhkien.org] Gần đây khi Phát Chính Niệm, tôi thường bị tạp niệm can nhiễu, những sự việc vừa xảy ra không lâu tại sao đều bộc ra hết vậy? Việc Hồng Pháp có, cũng có việc trong sinh hoạt thường ngày. Tại sao tôi lại chấp trước những sự việc này mà ảnh hưởng Phát Chính Niệm? Thường ngày cũng đâu có nghĩ đến chúng nó? Vậy khẳng định là can nhiễu đến từ bên ngoài, bài trừ chúng nó, tiêu diệt chúng nó! Nhưng lần nào Phát Chính Niệm vẫn là trạng thái như vậy. Cứ như vậy mà lập đi lập lại rất lâu dài, mãi đến có một ngày tôi đột nhiên nhớ lại bài “Đạo Trung” ở trong (Hồng Ngâm) của Sư Phụ đã yêu cầu chúng ta là phải “ Thị nhi bất kiến – Bất mê bất hoặc. Thính nhi bất văn – Nan loạn kỳ tâm. “Rồi tôi mới kinh ngạc tỉnh giác trạng thái không đúng của chính mình ở trong sinh hoạt thường ngày của người thường. Tôi bị sự việc trong người thường dắt động, đã động tâm rồi. Người thường hình dung một người làm việc rất nghiêm chỉnh, thì nói rằng ông ta rất “Dùng tâm”, dùng lời nói của giới tu luyện thì chính là anh ta đã dùng tâm lao vào, động tâm rồi.

Nếu như bất kể tôi làm việc gì trong sinh hoạt thường ngày, tôi thực sự làm được thị nhi bất kiến, thính nhi bất văn, việc thế giới bên ngoài giống như một làn mây khói bay qua, làm xong thì xong rồi, chân chính là trạng thái vô vi. Khi Phát Chính Niệm thì những ký ức này sẽ không thể nào nảy sinh ra, ngược lại, nếu tôi đã nhìn vào rồi, nghe vào rồi, tại vì đã nghe đã thấy mà tâm đã xảy ra biến hoá, lúc Phát Chính Niệm thì những thứ này sẽ bộc ra mà can nhiễu. Đây chính là nguyên nhân căn bản nảy sinh ra tạp niệm, cũng chính là sự biểu hiện của định lực không đủ. Tu luyện trong người thường, khó là khó ở chỗ trong lúc làm việc người thường mà không động lòng, vừa động lòng thì đã vào tục thế rồi, thì là trôi theo dòng đời rồi, thì hòa chung với người thường rồi. Trong quá khứ giới tu luyện có câu gọi là : “Tọa hoài bất loạn”, bất luận biểu tượng của nhân gian đang làm gì, nội tâm không được động. Cho dù chúng ta làm việc Hồng Pháp, chứng thực Đại Pháp, chúng ta cũng phải tịnh tâm sạch niệm, hơi pha trộn vào tâm người thường, thì sẽ đi lệch, thì không thuần túy trong sạch rồi. Cho nên biểu hiện trong Chính Pháp chính là:

“ bất động có thể [ức]chế vạn động” (Pháp Luân Phật Pháp — Giảng Pháp tại Pháp hội miền Trung Mỹ Quốc).

Bài giảng số 9 trong “Chuyển Pháp Luân” khi Sư Tôn giảng về “Tâm thanh tịnh” nhấn mạnh nhiều lần chúng ta phải tâm tịnh, bên này của con người tâm càng trong sạch, bên kia Thần mới càng phát huy được tác dụng. Tôi nghĩ đây cũng là đề ra yêu cầu cao hơn đối với tu luyện của chúng ta. Tu luyện chính là phải tu đến cái tâm này càng lúc càng định.

Tâm tính đã đề cao, định lực nâng lên rồi, tầng thứ thì cũng nâng cao,

Công lực cũng sẽ tăng cường. Cho nên đề cao chất lượng phát Chính niệm, chúng ta phải bắt tay từ cái tâm này trong ngày thường của chính mình.

Nhận thức cá nhân, kính xin chỉ chính.

Dịch từ :

http://www.minghui.org/mh/articles/2002/11/10/39393.html



Ngày đăng: 18-09-2007

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.